Soạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 1 bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư) – Hạ Tri Chương. Câu 1: Qua tiêu đề bài thơ, có thể thấy sự biểu hiện tình quê hương ở bài thơ có sự độc đáo là:
Trả lời câu 1 (trang 127 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Qua tiêu đề bài thơ, có thể thấy sự biểu hiện tình quê hương ở bài thơ có sự độc đáo là:
Nếu đọc nhan đề ta có thể nhận thấy tác giả lúc đầu không có ý định làm thơ khi vừa đặt chân về quê hương nhưng khi về đến nơi, tác giả bị coi là khách nên tác giả mới làm thơ. Vì vậy, bài thơ đã thể hiện tình yêu một cách rất khác đó là: tình yêu quê hương thể hiện ngay khi mới đặt chân về đến quê.
Đang xem: Soạn van bài ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê
⟹ Tình yêu quê hương sâu nặng, luôn thường trực trong lòng tác giả nên ở bất cứ tình huống nào, nơi đâu thì nó cũng có thể bộc lộ được.
Câu 2
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 2 (trang 127 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
Hai câu đầu đã sử dụng phép đối trong câu (tiểu đối) khá chuẩn và chính xác:
– Thiếu tiểu li gia – lão đại hồi, hương âm vô cải – mấn mao tồi: Mỗi câu có 2 vế, mỗi bộ phận trong mỗi vế đối nhau rất chỉnh.
+ Li gia (rời nhà) đối với đại hồi (trở về).
+ Hương âm (giọng quê hương) đối với mấn mao (tóc mai).
⟹ Đối chỉnh cả lời và ý
+ Thiếu tiểu (lúc nhỏ) đối với lão (về già)
+ Vô cải (không thay đổi) đối với tồi (thay đổi)
⟹ Ý rất chỉnh, đọc lên rất hài hòa.
=> Tác dụng của việc dùng phép đối: cho ta thấy được nỗi buồn của cuộc đời xa quê của tác giả.
Câu 3
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 3 (trang 127 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
– Câu 2 là câu miêu tả: về sự thay đổi của mái tóc nhưng giọng quê, tình cảm sâu nặng với quê vẫn vậy.
– Câu 1 là kể khái quát ngắn gọn quãng đời xa quê, làm quan nổi bật sự thay đổi vóc dáng, tuổi tác, hé lộ những tình cảm quê hương của nhà thơ. Đó là cảm xúc buồn buồn , bồi hồi trước sự chảy trôi của thời gian.
Xem thêm: Uống Nhân Trần Có Tác Dụng Gì, 5 Cách Dùng Trà Nhân Trần Trị Bệnh
Câu 4
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 4 (trang 127 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
– Giọng điệu của hai câu đầu tuy nói về sự thay đổi của thời gian và của con người tuy có vẻ khách quan nhưng có gì đó phảng phất buồn.
– Hai câu sau thiên về tự sự và biểu cảm khi có sự xuất hiện của những đứa trẻ nhỏ. Đứa trẻ đó ngơ ngác không biết là ai, chúng coi ông như là một người khách lạ. Xa quê hương của mình và giờ trở về không ai nhận ra mình, tác giả đã sử dụng giọng điệu có chút hóm hỉnh nhưng chứa đựng nỗi buồn trong lòng.
Luyện tập
So sánh hai bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San:
– Giống nhau: đều sử dụng thể thơ lục bát và dịch rất sát nghĩa.
– Khác nhau:
+ Bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ không có tiếng cười tếu của trẻ em.
+ Bản dịch của Trần Trọng San các chữ cuối không vần với nhau và âm điệu câu cuối không được mềm mại.
Bố cục
Video hướng dẫn giải
Bố cục: 2 phần
– Phần 1 (2 câu đầu): Những thay đổi và không thay đổi của con người.
– Phần 2 (2 câu cuối): Tâm trạng nhà thơ khi bị coi là khách ở quê.
ND chính
Video hướng dẫn giải
Bài thơ diễn tả một cách chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ.
Xem thêm: Giá Rùa Hộp Lưng Đen – Rùa Hộp Lưng Đen Giá Bao Nhiêu |
namlimquangnam.net
Bình luận
Chia sẻ
Chia sẻ
Bình chọn:
4.3 trên 230 phiếu
Bài tiếp theo
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 – Xem ngay
Báo lỗi – Góp ý
TẢI APP ĐỂ XEM OFFLINE
× Báo lỗi góp ý
Vấn đề em gặp phải là gì ?
Sai chính tả Giải khó hiểu Giải sai Lỗi khác Hãy viết chi tiết giúp namlimquangnam.net
Gửi góp ý Hủy bỏ
× Báo lỗi
Cảm ơn bạn đã sử dụng namlimquangnam.net. Đội ngũ giáo viên cần cải thiện điều gì để bạn cho bài viết này 5* vậy?
Vui lòng để lại thông tin để ad có thể liên hệ với em nhé!
Họ và tên:
Gửi Hủy bỏ
Liên hệ | Chính sách
Đăng ký để nhận lời giải hay và tài liệu miễn phí
Cho phép namlimquangnam.net gửi các thông báo đến bạn để nhận được các lời giải hay cũng như tài liệu miễn phí.