Hóc dị vật đường thở ở trẻ nhỏ là một trong những tai nạn rất nguy hiểm nhưng lại không được các bậc phụ huynh quan tâm .

Đang xem: Sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật

Hiện nay, những trường hợp trẻ bị hóc dị vật đường thở gây nguy hiểm đến tính mạng đã không còn xa lạ, và đang ở mức báo động đối với các bậc phụ huynh. Trẻ nhỏ thường có có đặc tính mải chơi, khi vừa chơi vừa ăn hoặc gặm những đồ vật có kích thước nhỏ nên có nguy cơ bị hóc rất lớn. Những đồ vật trẻ dễ bị hóc có thể là hạt lạc, hạt nhãn, thạch rau câu, đồng tiền xu, các loại đồ chơi nhỏ,vv….hay gần đây nhất là vụ bé trai 11 tuổi ở TP Hồ Chí Minh bị tử vong do hóc hạt trân châu trong lúc uống trà sữa. Những tai nạn không may ập đến buộc các bậc cha mẹ phải có kiến thức, kỹ năng sơ cứu kịp thời để tránh những hậu quả nặng nề xảy ra. Vậy có phải tất cả ai trong chúng ta cũng biết cách sơ cứu khi gặp phải tình huống này không?

Trao đổi về vấn đề này với BSCKI: Khổng Thị Kim Ngọc- Trưởng khoa Nhi yêu cầu- Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết: “ Trẻ bị hóc dị vật đường thở rất nguy hiểm và việc sơ cứu trẻ hóc dị vật vô cùng quan trọng, nếu xử lý đúng cách và kịp thời sẽ cứu được bé trong gang tấc. Nếu không kịp thời chỉ sau ít phút, dị vật chèn đường thở sẽ khiến bé ngừng thở, suy hô hấp dẫn tới tử vong”. Qua đây bác sĩ cũng chia sẻ những cách sơ cứu tại nhà giúp các bậc phụ huynh an tâm hơn khi gặp phải tình huống này:

Khi thấy trẻ có dấu hiệu bị hóc dị vật, cha mẹ hoặc người giữ trẻ cần bình tĩnh. Nếu thấy trẻ ngừng thở hoặc khó thở nặng, tím tái, vật vã, hôn mê cần cấp cứu ngay, tránh móc dị vật bằng tay.

* Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, áp dụng phương pháp vỗ lưng ấn ngực

Đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay đầu thấp, một tay giữ cằm để đầu của trẻ ngửa, một tay dùng gót bàn tay vỗ thật mạnh và nhanh 5 cái vào vùng giữa xương bả vai.

Sau khi làm xong nếu dị vật vẫn chưa ra ngoài hoặc trẻ vẫn khó thở, tím tái, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa, dùng 2 ngón trỏ ấn nhanh, mạnh, đột ngột vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức). Ấn mạnh 5 cái theo chiều từ trên xuống dưới liên tiếp. Song song với việc đó là gọi xe cấp cứu.

Kiểm tra xem bé đã thở, khóc lại chưa, nếu chưa tiếp tục lặp lại động tác này cho đến khi xe cấp cứu tới.

Xem thêm: Cách Tập Bài Tập Tăng Chiều Cao Cho Nam Trưởng Thành Ngay Tại Nhà

*

Cách sơ cứu hóc dị vật đường thở đối với trẻ dưới 1 tuổi

*Đối với trẻ trên 1 tuổi, áp dụng phương pháp ép bụng (phương pháp Heimlich).

Đối với những bé còn tỉnh, nói được, cha mẹ nên để trẻ đứng thẳng. Một người đứng ra phía sau lưng hoặc quỳ tựa gối vào lưng trẻ. Vòng 2 tay ngang thắt lưng. Đặt một nắm tay vùng thượng vị ngay dưới mấu kiếm xương ức, bàn tay đặt chồng lên. Đột ngột ấn mạnh, nhanh 5 lần theo hướng trước ra sau và dưới lên trên.

Đối với trẻ hôn mê: Đặt trẻ nằm ngửa, bố mẹ quỳ gối và đặt 2 bàn tay chồng lên nhau vùng dưới xương ức trẻ. Đột ngột ấn mạnh, nhanh 5 lần.

Xem thêm: Giới Thiệu Sản Phẩm Thuốc Của Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Nguyễn Bỉnh Khiêm

*

Cách sơ cứu hóc dị vật đường thở đối với trẻ trên 1 tuổi

Bác sĩ Ngọc cũng lưu ý, sau các bước sơ cứu, nếu dị vật bị hóc ra được thì vẫn cần phải mang trẻ đến bệnh viện kiểm tra, đề phòng trường hợp có thể còn sót dị vật.Ngoài ra để tránh trường hợp con bị hóc dị vật, các bậc cha mẹ nên tập cho bé thói quen tập trung khi ăn, tránh cười đùa, chạy nhảy, nằm ăn, và luôn để ý tới bé. Tuyệt đối không để bé tự ý bốc đồ ăn khi chưa có sự đồng ý, giám sát của cha mẹ và không nên cho bé chơi những đồ chơi có kích thước nhỏ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *