Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội trú, Thạc sĩ Đặng Thị Ngoan – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế namlimquangnam.net Hạ Long
Sinh non là một trong những nguyên nhân gây nên nhiều bệnh lý nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh. Tuy vậy, nhờ vào sự phát triển của chuyên ngành nhi sơ sinh mà những em bé được sinh ra ở tuần 28 đến 30 tuần có tiên lượng sống và tỷ lệ mắc các biến chứng nặng nề được cải thiện đáng kể.
Đang xem: Sinh non 28 tuần có nuôi được không
Sinh non là tình trạng thai phụ chuyển dạ và sinh xảy ra trước khi bắt đầu tuần thứ 37 của thai kỳ. Trẻ sinh non, đặc biệt là những trẻ sinh ra rất sớm thường có các vấn đề y tế phức tạp. Thông thường, các biến chứng của sinh non khác nhau. Những em bé được sinh ra càng sớm thì nguy cơ biến chứng càng cao.
Thời gian sinh non được phân loại như sau:
Sinh rất non: Từ 28 đến 32 tuần thai kỳSinh non vừa đến muộn: Từ 32 đến 37 tuần thai kỳ
Theo các chuyên gia tại Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), trẻ sinh ra sau 28 tuần mang thai gần như có đầy đủ (94%) cơ hội sống sót, mặc dù chúng có xu hướng gặp nhiều biến chứng và cần điều trị tích cực trong NICU hơn so với trẻ sinh ra ở tuổi thai lớn hơn. Trẻ sinh sau tuần 30 có xu hướng ít hoặc không gặp các vấn đề về sức khỏe hoặc phát triển lâu dài. Tuy nhiên, hầu hết trẻ sinh trước 32 tuần đều có xu hướng gặp các vấn đề về hô hấp.
Những em bé gặp vấn đề về hô hấp có thể sẽ cần được sử dụng máy thở trong một thời gian. Một số trẻ gặp khó khăn trong việc cho ăn và ban đầu có thể tiếp nhận bữa ăn của mình thông qua một ống được đưa vào mũi hoặc miệng và truyền xuống dạ dày. Bởi vì hệ thống miễn dịch của họ vẫn đang phát triển, họ cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn và dễ bị hạ đường huyết và hạ thân nhiệt.
Khả năng được xuất viện ở trẻ sinh ra ở độ tuổi này thường về nhà vài tuần trước hoặc đúng vào ngày dự sinh ban đầu, miễn là chúng không gặp bất kỳ biến chứng hoặc bệnh tật nghiêm trọng nào.
Ở độ tuổi này, nếu được sinh non, trẻ vẫn có thể được chăm sóc và tạo môi trường tương tự như trong tử cung của mẹ với hỗ trợ tốt bằng lồng ấp
Trẻ ở giai đoạn này nếu được nuôi dưỡng trong tử cung, em bé ngày càng nặng hơn, bắt đầu cử động thường xuyên hơn, biết sự khác biệt giữa một số âm thanh – ví dụ như giọng nói và âm nhạc – bắt đầu cầm nắm bằng tay, mở và nhắm mắt.
Ở độ tuổi này, nếu được sinh non, trẻ vẫn có thể được chăm sóc và tạo môi trường tương tự như trong tử cung của mẹ với hỗ trợ tốt bằng lồng ấp. Trẻ có thể bắt đầu vận động và co duỗi tích cực hơn khi cơ bắp của trẻ phát triển tốt hơn.
Những giấc ngủ sâu yên tĩnh của trẻ (khi trẻ không cử động) và giấc ngủ nông (khi trẻ cử động chân tay và mắt) tăng lên vào khoảng 30 tuần. Trẻ cũng sẽ bắt đầu có các các giai đoạn tỉnh táo và mở mắt ngắn, nhưng điều này có thể bị ảnh hưởng bởi sức khỏe của trẻ. Vì môi trường bên ngoài có thể kích thích gây stress cho trẻ.
Trẻ bắt đầu nhắm chặt mi mắt nếu trời sáng, trẻ cũng không thể vận động cả hai mắt cùng nhau nhiều. Đôi mắt của trẻ thường sẽ không cảm nhận được nhiều kích thích ở độ tuổi này, vì vậy các bác sĩ cũng sẽ cố gắng hạn chế các kích thích từ ánh sáng đến trẻ trong giai đoạn này.
Trẻ cũng có thể tiếp tục phản ứng với những âm thanh dễ chịu và vẫn nhạy cảm với những âm thanh gây kích động khác. Trẻ sơ sinh non tháng có thể yên lặng và chú ý đến giọng nói của bạn và thậm chí có thể 'thức giấc' khi bạn bước vào phòng. Bạn có thể bắt đầu nói chuyện hoặc hát cho bé nghe trong thời gian bé tỉnh táo. Nhưng hãy duy trì sự kích thích ở mức độ vừa phải – ví dụ như giao tiếp bằng mắt hoặc nói chuyện, nhưng không phải cả hai cùng một lúc.
Phản xạ cơ bản của trẻ (rooting reflex) có thể bắt đầu xuất hiện vào khoảng thời gian này. Nếu bạn chạm vào má của trẻ, trẻ sẽ hướng về phía má vừa được chạm. Điều này được gọi là phản xạ cơ bản. Điều này có nghĩa là trẻ đã sẵn sàng cho việc cho con bú. Bé sẽ hướng về núm vú mẹ theo hướng mà bên má của bé được vuốt ve. Tuy nhiên trẻ có thể bắt đầu bú, nhưng trẻ vẫn chưa thể bú vú mẹ tại thời điểm này.
Ở độ tuổi này, nếu được sinh non, trẻ vẫn có thể được chăm sóc và tạo môi trường tương tự như trong tử cung của mẹ với hỗ trợ tốt bằng lồng ấp
Trẻ sơ sinh ở giai đoạn này, trẻ có thể vẫn còn nhạy cảm khi chạm vào, nhưng trẻ thích tiếp xúc đều đặn, nhẹ nhàng, chạm tay vào da hoặc da kề da. Bạn có thể tham gia vào việc chăm sóc em bé vào thời điểm này.
Đến tuần thứ 29 đến 30, thai nhi đang lớn đã trưởng thành hơn rất nhiều. Trẻ sinh non từ 29 đến 30 tuần sẽ vẫn phải nằm NICU lâu, nhưng các cơ quan quan trọng của trẻ đã phát triển hơn nhiều so với trẻ sinh ra trước đó. Ở tuần thứ 29 đến 30, trẻ sinh non nặng khoảng 3 pound (1300 – 1400 g) và dài khoảng 17 inch (43 – 45 cm). Mặc dù chúng vẫn còn rất nhỏ, nhưng trẻ 29 tuần và 30 tuần tuổi có nhiều chất béo dự trữ dưới da hơn, khiến chúng trông đầy đặn hơn nhiều. Trẻ cũng đang bắt đầu rụng lông tơ (lông mịn bao phủ cơ thể trẻ).
Ngoài tất cả sự trưởng thành bên ngoài có thể nhìn thấy, não bộ cũng trải qua một giai đoạn phát triển nhanh chóng. Não của trẻ sinh non 29 và 30 tuần bắt đầu có rãnh và nhăn nheo. Phần nào kiểm soát thân nhiệt cũng đủ trưởng thành để bắt đầu kiểm soát nhiệt độ cơ thể.
Ở độ tuổi này, trẻ sinh non cảm thấy an toàn và ấm áp khi được quấn và làm tổ trong lồng ấp. Ngoài ra, vào thời điểm này, dạ dày và ruột của trẻ đang trưởng thành và sẵn sàng để tiêu hóa sữa. Trẻ chưa sẵn sàng để bú núm vú nhưng có thể bắt đầu ngậm núm vú giả để giúp phát triển cơ ăn.
Ngoài việc sử dụng núm vú giả, chăm sóc kangaroo trong khi bú sẽ giúp bé phát triển tốt hơn. Đây cũng là biện pháp giúp bạn gắn kết tình cảm giữa mẹ và bé.
4.1. Các vấn đề về hệ hô hấp
Trẻ sinh non thiếu tháng thường mắc các bệnh về hệ hô hấp do hệ hô hấp của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Trẻ có thể bị khó thở, suy hô hấp thậm chí có các cơn ngừng thở kéo dài 20 giây hoặc nhiều hơn trong vài ngày đầu sau sinh. Trường hợp này thường gặp ở trẻ sinh non dưới 34 tuần.
Xem thêm: Không Nên Tự Ý Sử Dụng Thuốc Bổ Tăng Sức Đề Kháng Cho Trẻ, Có Nên Sử Dụng Không
Ngoài ra, trẻ rất dễ mắc các bệnh viêm phổi, viêm phế quản dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như rối loạn hô hấp mãn tính, nguy cơ tử vong cao.
Trẻ sinh non dưới 32 tuần phải thở bằng máy do chức năng phổi chưa hoàn thiện có thể mắc loạn sản phế quản phổi. Loạn sản phế quản phổi ở trẻ sinh non rất nguy hiểm, khả năng tử vong cao do tăng áp lực động mạch phổi dẫn đến xơ phổi, xẹp phổi, gây nhiễm trùng nặng.
4.2. Hạ huyết áp
Mạch máu của trẻ sinh non khá yếu, không đủ khả năng duy trì lượng máu bình thường, ổn định quá trình lưu thông máu, vì thế trẻ sinh non thiếu tháng có thể bị huyết áp thấp, ảnh hưởng đến hoạt động tim mạch sau này.
4.3. Rối loạn tiêu hóa
Một trong những vấn đề mà trẻ sinh non thường gặp phải là rối loạn tiêu hóa. Hệ tiêu hóa của trẻ sinh non rất non nớt, chưa hoàn thiện nên rất dễ bị rối loạn tiêu hóa, viêm ruột hoại tử, nhất là trẻ sinh non không được nuôi bằng sữa mẹ.
4.4. Các rối loạn máu
Các tế bào máu của trẻ sinh non thiếu tháng còn rất yếu, dễ dẫn đến các rối loạn máu như: thiếu máu, vàng da, nhiễm trùng máu…vì các tế bào máu của trẻ còn yếu do chưa phát triển đầy đủ.
4.5. Hệ miễn dịch yếu
Hệ miễn dịch yếu là nguyên nhân khiến trẻ sinh non hay đau ốm, khó hồi phục sức khỏe. Trẻ sinh càng non, hệ miễn dịch càng chưa có đủ thời gian hoàn thiện, trẻ có thể mắc rất nhiều bệnh và dễ bị lây bệnh từ môi trường xung quanh.
4.6. Chuyển hóa bất thường
Trẻ sinh non có chậm phát triển không? Rất khó có thể trả lời chính xác câu hỏi này. Tốc độ phát triển phụ thuộc vào thể trạng của từng trẻ, nhưng nhìn chung trẻ sinh non có tốc độ chuyển hóa chậm khiến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể bị cản trở, dễ sản sinh ra các hormon bất thường.
4.7. Có vấn đề về thị lực và thính lực
Trẻ sinh non tháng có thể mắc các vấn đề rối loạn thị giác và thính lực. Vì thế, các bác sĩ thường kiểm tra khả năng nghe và quan sát của trẻ sinh non ngay từ những ngày đầu sau sinh để có những biện pháp can thiệp kịp thời.
Trẻ sinh non dưới 30 tuần hoặc có cân nặng dưới 1,5kg có nguy cơ cao mắc bệnh lý võng mạc. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây mù lòa.
Trẻ sinh non có nguy cơ cao bị các rối loạn về thị lực và thính lực vì những cơ quan này chưa phát triển hoàn thiện. Phụ huynh cần kiểm tra trong những ngày đầu để có thể can thiệp.
4.8. Bại não
Một trong những vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng mà trẻ sinh non có nguy cơ phải đối mặt là bại não. Đây là hiện tượng rối loạn thần kinh gây suy yếu cơ, hạn chế các cử động bình thường. Nguyên nhân gây bại não ở trẻ sinh non là do quá trình lưu thông máu bất thường và hệ thần kinh kém phát triển.
Trẻ sinh non dưới 30 tuần tuổi cần được theo dõi sát sao trong vài ngày đầu sau sinh vì trẻ có thể bị xuất huyết não dẫn đến tử vong.
4.9. Rối loạn hành vi
Hệ thần kinh kém phát triển cũng có thể gây ra những rối loạn hành vi ở trẻ sinh non thiếu tháng như: nhận thức kém, tăng động…
Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non nhìn chung dễ gặp bệnh về đường hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp và nhiễm trùng đường tiêu hóa nếu bé ăn dặm sớm hoặc việc lưu trữ và pha chế sữa không đảm bảo. Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên thực hiện tốt việc cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (nếu được) và tiêm vắc-xin đúng lịch. Ngay khi thấy trẻ có các triệu chứng như biếng ăn, mệt mỏi, quấy khóc thì cần đứa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn theo dõi và điều trị. Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế namlimquangnam.net là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,… Với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh, namlimquangnam.net sẽ mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:
Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm – tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, namlimquangnam.net cung cấp chuỗi các dịch vụ khám – chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,… theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thànhKỹ thuật chuyên sâu: namlimquangnam.net đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh – sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
Xem thêm: Cách Đây 20 Năm Bà Là Tiên, Chuyện Cổ Tích 20 Năm Về Trái Tim Cô Tim
Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, namlimquangnam.net còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.