Sinh mổ giúp bà bầu “vượt cạn” thành công, nhanh chóng và tránh đi nhiều biến cố nguy hiểm. Tuy nhiên, phụ nữ sau sinh mổ cần được chăm sóc hợp lý để sớm trở về với hoạt động sinh hoạt bình thường, bắt đầu từ việc vệ sinh, tắm gội, nịt bụng hay đi xe máy.
Đang xem: Sinh mổ bao lâu được nịt bụng
Phụ nữ sau sinh mổ có thể vệ sinh, tắm gội ngay sau khi sinh. Tuy nhiên, cần chú ý dùng nước ấm và lau khô ngay sau khi tắm gội hay tiếp xúc với nước. Sang tuần thứ hai thì người mẹ có thể tắm rửa bình thường, hạn chế làm ướt vết mổ và tuyệt đối không chà mạnh lên vết mổ. Ngoài ra, đối với sinh hoạt hàng ngày thì mẹ đã có thể rửa mặt, súc miệng, chải răng mỗi ngày ngay sau sinh. Nên chọn loại bàn chải mềm, tránh làm chảy máu chân răng.
Để tránh tình trạng bí tiểu sau sinh, phụ nữ có thể tập đi tiểu từ 2 đến 3 giờ sau khi được rút ống thông tiểu. Nếu nửa ngày đầu sau khi sinh cảm thấy còn yếu, mẹ nên dùng bô để tiểu ngay tại chỗ, sang ngày thứ hai thì có thể vào nhà vệ sinh, song vẫn cần có sự theo dõi sát sao từ người thân gia đình.
Nói chung, các công việc vệ sinh, sinh hoạt nhẹ nhàng vẫn có thể làm được, tuy nhiên người mẹ sau sinh cần tập trung nghỉ ngơi nhiều để có sức khỏe chăm sóc cho bản thân và cho con.
Tìm lại vóc dáng thon thả như khi chưa sinh là mối quan tâm hàng đầu của các bà mẹ sau sinh. Chế độ luyện tập là điều nên thực hiện, nhưng trên thực tế, việc chăm sóc con sẽ chiếm hầu hết quỹ thời gian của mẹ, đặc biệt là khi cho con bú. Chính vì rất khó để sắp xếp thời gian cho việc luyện tập, nhiều người tìm đến sự hỗ trợ của nịt bụng. Vậy phụ nữ sinh mổ bao lâu thì nịt bụng?
Nịt bụng thường có thể sử dụng sau sinh mổ kể từ tuần thứ 4 trở đi, vì lúc này sẹo mổ đã tương đối lành lặn nên không bị ảnh hưởng lớn bởi việc nịt bụng. Tuy nhiên, sinh mổ bao lâu thì nịt bụng còn tùy cơ địa của người mẹ, có người vết mổ lâu khỏi hơn nên việc dùng gen nịt bụng quá sớm là điều không nên, khi đó cần thiết phải đợi thêm một ít thời gian để cho vết mổ lành hẳn. Tuyệt đối không nên nịt bụng khi vết mổ còn chưa lành hẳn hoặc ngay sau khi mới sinh xong. Mặt khác, việc nịt bụng không chỉ chú ý đợi vết mổ lành hẳn mà cần lưu ý không được gen bụng quá chặt, dẫn đến ma sát lên vết mổ, hoặc có thể tránh vết mổ ra khi nịt bụng.
Tuy nhiên, phụ nữ sau sinh không nên quá phụ thuộc vào gen nịt bụng vì nếu lạm dụng, sẽ tạo cảm giác không thoải mái, thậm chí có khả năng gây ngạt thở do máu không lưu thông tốt. Nịt bụng cho mẹ sau sinh còn cần sự cảm nhận của cơ thể, khi cảm thấy khó chịu thì cần cởi ra để đảm bảo lưu thông máu không bị cản trở.
Xem thêm: Bệnh Lupus Ban Đỏ Có Chữa Được Không, Sự Nguy Hiểm Của Bệnh Lupus Ban Đỏ
Bên cạnh đó, cùng với gen bụng, để có thể sớm lấy lại vòng eo thon gọn như mong muốn, điều quan trọng là phải chăm chỉ tập luyện thể thao đều đặn và đúng cách. Từ khoảng sau sinh 6 – 8 tuần, người mẹ có thể tập luyện với những bài tập tương đối nhẹ nhàng và dần nâng cao mức độ theo thể trạng cơ thể. Ngoài ra, phụ nữ sau sinh cũng cần có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý để có thể đảm bảo có sữa cho con bú mà không khiến mẹ béo thêm. Hơn nữa, chính việc cho con bú cũng là cách để phụ nữ sớm tìm lại vóc dáng cân đối như khi chưa sinh.
Nhiều chị em phụ nữ sau khi sinh thường lo lắng không biết sinh mổ bao lâu thì đi xe máy được. Thực tế điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như tình hình sức khỏe, công việc, hoàn cảnh,… Nếu người mẹ mới vừa sinh dậy, cơ thể còn rất yếu, thậm chí chưa thể tự chăm sóc cho bản thân thì việc ra ngoài và đi xe máy là điều không nên. Khi sức khỏe chưa cho phép thì nên dành thời gian cho nghỉ dưỡng và hồi phục. Nếu có tình huống khẩn cấp hoặc cần ra ngoài đường, nên nhờ người thân hỗ trợ. Khi sức khỏe đã ổn định hơn, cảm thấy khỏe mạnh thì người mẹ có thể chạy xe ra ngoài, song cần hết sức thận trọng và chỉ nên đi gần nhà.
Mặt khác, khi ra đường thì đôi khi các tác động của môi trường như nắng gió sẽ dễ tác động đến sức khỏe của người mẹ. Vì vậy, trong mọi trường hợp, phụ nữ sau sinh nên hạn chế các tình huống, nguy cơ xảy ra nguy hiểm để bảo vệ thân thể và sức khỏe.
Các bà mẹ sau sinh mổ thường có nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm, ví dụ như sốt, nhiễm trùng, viêm vết mổ, tự máu tại vết mổ,… Vì vậy, người mẹ cần lưu ý thực hiện theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để hạn chế khả năng xảy ra những biến chứng sau sinh mổ.
Trong ngày đầu tiên sau mổ, không nên nằm bất động một chỗ liên tục trên giường, cần xoay trở người, nằm nghiêng phải hoặc nghiêng trái. Sang ngày thứ hai trở đi, người mẹ nếu có thể, nên ngồi dậy và đi lại.Có thể nằm sấp mỗi ngày khoảng 20 – 30 phút, sẽ giúp cho sản dịch được thoát ra dễ dàng hơn, đồng thời nên thực hiện mát-xa bụng mỗi ngày để tử cung đàn hồi tốt và đẩy sản dịch ra ngoài nhanh hơn.Nên cho bé bú sớm, vì động tác cho bú cũng có tác dụng làm tăng sự co hồi tử cung, hạn chế chảy máu sau sinh mổ. Hơn nữa, khi bé được bú mẹ sớm trong 3 ngày đầu, bé sẽ được hưởng nguồn sữa non từ mẹ. Sữa non chứa rất nhiều kháng thể từ mẹ truyền qua, giúp cho bé nhanh chóng hoàn thiện hệ miễn dịch, ít bị dị ứng hay các bệnh vặt.Mẹ nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng, ăn lượng thịt tăng lên, cân bằng các loại thực phẩm, nhằm giúp cho vết mổ mau liền sẹo và mẹ tăng sức đề kháng cơ thể tốt nhất.
Xem thêm: Đứng Lên Ngồi Xuống Có Tác Dụng Gì, Cùng Tìm Hiểu Bài Tập
Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả, đó là sự theo dõi, chăm sóc tận tình của ông bố và những người thân trong gia đình, nhằm bảo vệ sức khỏe, cũng như động viên, khích lệ tinh thần cho người phụ nữ sau sinh trên chặng đường làm mẹ của mình.