Ngay sau sinh khoảng 6 tuần, nếu không có biện pháp ngừa thai an toàn, thì rất có thể bạn sẽ lại có thai. Khi đó cơ thể còn rất yếu, tử cung chưa kịp phục hồi và nguy cơ gặp phải những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe là rất cao. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về các phương pháp phòng tránh thai và thời điểm tốt nhất để đặt vòng tránh thai sau sinh mổ.

Đang xem: đặt vòng tránh thai bao lâu thì vợ chồng “gần gũi” được?

1. Các phương pháp phòng tránh thai sau sinh

Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn phòng tránh thai sau sinh:

Đặt vòng tránh thai nội tiết tố: Loại vòng tránh thai này không chỉ có ưu điểm ngừa thai mà còn được sử dụng như một biện pháp điều trị đối với những chị em đang phải đối mặt với tình trạng rối loạn kinh nguyệt như rong kinh và có khả năng bảo vệ nội mạc tử cung,…

Vòng tránh thai không chứa nội tiết tố: Tuy có tác dụng ngừa thai, nhưng loại vòng này có nhược điểm là có thể gây đau bụng hành kinh và tiết dịch âm đạo và khiến lượng kinh của bạn có thể nhiều hơn bình thường.

*

Sau sinh mổ cơ thể và tử cung của mẹ còn yếu và không nên có thai sớm

Sử dụng bao cao su nữ, nam: Đây là phương pháp đơn giản, tiện lợi mà vẫn có thể mang lại hiệu quả cao. Không những vậy, khi tránh thai bằng cách sử dụng bao cao su, bạn cũng có thể phòng tránh được những bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Sử dụng thuốc tránh thai chứa progestin: Để thuốc tránh thai phát huy được tác dụng, bạn cần uống thuốc hàng ngày và uống vào một giờ nhất định. Sử dụng thuốc tránh thai vẫn có xác suất mang thai khoảng 8%.

Tiêm thuốc ngừa thai: Thuốc tránh thai dạng tiêm có tác dụng trong nhiều tuần, hiệu quả hơn so với dạng viên uống. Loại thuốc này có thành phần là một loại hormone tương tự như progesterone.

Dùng màng chắn âm đạo và mũ chụp tử cung: Đây là 2 công cụ hỗ trợ để ngăn chặn việc trứng gặp tinh trùng. Hiệu quả tránh thai có thể lên tới 48 tiếng. Nhược điểm của phương pháp này là khá bất tiện vì phải lấy ra đặt vào sau mỗi lần quan hệ và vì thế không thể ngăn ngừa được các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Cấy que tránh thai sau sinh: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ cấy một hoặc nhiều que nhỏ có chứa progesterone xuống dưới da tay để ngăn chặn quá trình thụ thai. Nhược điểm của phương pháp này là có thể gây ra tình trạng rong kinh, mụn trứng cá, tăng cân, đau ngực, khô âm đạo,…

Miếng dán tránh thai sau sinh: Phương pháp này được nhiều phụ nữ lựa chọn vì sự tiện lợi của nó. Rất đơn giản, bạn chỉ cần dán miếng dán tránh thai ở vùng bắp tay, lưng, bụng,… Nguyên tắc tránh thai của nó là ngăn cản sự rụng trứng bằng cách phân phối progestin và estrogen vào cơ thể chị em. Tuy nhiên, phương pháp tránh thai này tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

*

Vòng tránh thai ngừa thai rất hiệu quả

Ngừa thai bằng phương pháp vô kinh: Phương pháp tránh thai này được nhiều nước đang phát triển trên thế giới áp dụng với hiệu quả khá cao và rất phù hợp với những phụ nữ cho con bú và chưa có kinh trở lại. Hành động cho con bú sẽ giúp tác động đến vùng dưới đồi và sự điều tiết nội tiết tố, có tác dụng ức chế sự phóng noãn.

2. Khi nào nên đặt vòng tránh thai sau sinh mổ?

Ở phần này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin chi tiết hơn về vòng tránh thai và thời điểm tốt nhất để đặt vòng tránh thai đối với phụ nữ đã trải qua sinh mổ.

Xem thêm: Top 18 Bài Thuốc Chữa Ho Cho Trẻ Em Và Người Lớn, Cách Trị Ho Cho Trẻ Không Cần Dùng Thuốc

2.1. Vòng tránh thai là gì?

Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ sẽ được đặt vào tử cung. Hiện nay, thị trường có rất nhiều loại vòng tránh thai với nhiều hình dạng khác nhau, chẳng hạn như vòng tránh thai hình chữ T, vòng tránh thai hình chữ S và cũng có thể là dạng hình cánh cung có quấn đồng,…

*

Có nhiều loại vòng tránh thai khác nhau

2.2. Cơ chế của vòng tránh thai

Khi được đặt trong tử cung, vòng tránh thai có thể gây ra phản ứng viêm ở niêm mạc của tử cung, từ đó có thể làm thay đổi về sinh hóa nội mạc tế bào, ngăn cản quá trình trứng thụ tinh và ngừa thai hiệu quả.

Đối với những loại vòng có đồng: Do sự phóng thích liên tục của của đồng vào tử cung, đồng thời giúp tăng phản ứng viêm, co cơ tử cung khiến cho trứng rất khó để làm tổ trong buồng tử cung từ đó làm tăng hiệu quả ngừa thai. Bên cạnh đó, ion đồng cũng khiến chất nhầy cổ tử cung bị thay đổi tính chất và ảnh hưởng đến sự di chuyển cũng như giảm khả năng sống sót của tinh trùng.

Đối với vòng có chứa progesterone: Khi nồng độ progesterone cao sẽ có thể ức chế rụng trứng và ngăn ngừa khả năng trứng đã được thụ tinh làm tổ ở niêm mạc tử cung và ngừa thai hiệu quả.

*

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đặt vòng

2.3. Thời điểm thích hợp để đặt vòng tránh thai sau sinh mổ?

Sau sinh mổ, cơ thể phụ nữ còn rất yếu, tử cung cũng chưa được phục hồi vì thế cần phải lựa chọn thời điểm đặt vòng hợp lý. Phụ nữ sau sinh thường khoảng 3 tháng đã có thể đặt vòng được nhưng với phụ nữ sau sinh mổ thì cần phải chờ 6 tháng mới đặt vòng.

Trường hợp đã có kinh nguyệt trở lại sau sinh, bạn nên chờ sạch kinh mới thực hiện đặt vòng tránh thai.

Trường hợp chị em chưa có kinh, thì cần kiểm tra chính xác, cơ thể có đang mang thai hay không. Nếu không mang thai thì mới có thể đặt vòng tránh thai.

Lưu ý:

Cần thăm khám để bác sĩ để được tư vấn lựa chọn loại vòng phù hợp vì có rất nhiều loại vòng với nhiều kích thước khác nhau. Sau sinh, tử cung sẽ mỏng và yếu, việc chọn những loại vòng có kích thước phù hợp sẽ không gây hại đến tử cung.

Lựa chọn địa chỉ đặt vòng uy tín để bảo đảm an toàn và hiệu quả.

Xem thêm: 5 Cách Chữa Chướng Bụng Đầy Hơi Ở Trẻ Nhỏ Hiệu Quả Tức Thì, Bé Chướng Bụng Phải Làm Sao

Khi chờ đặt vòng, bạn nên áp dụng một số biện pháp tránh thai khác như sử dụng bao cao su hoặc uống thuốc tránh thai,…

Như vậy, bạn đã biết nên đặt vòng tránh thai sau sinh mổ khi nào rồi chứ. Hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn. Bạn có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa namlimquangnam.net theo số đường dây nóng 1900 56 56 56 để tìm hiểu thêm về vấn đề này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *