*

*

*

I. Chuẩn bị trước phẫu thuật.

Đang xem: Sau khi phẫu thuật nên ăn gì

Trường hợp phẫu thuật cấp cứu, dinh dưỡng chỉ đặt ra sau phẫu thuật. Trường hợp phẫu thuật chương trình cần chuẩn bị về tinh thần, thuốc, dinh dưỡng cả trước phẫu thuật, chuẩn bị phẫu thuật và sau phẫu thuật.

Trước phẫu thuật, dinh dưỡng đúng cách giúp làm giảm nhiễm trùng, tăng khả năng lành vết thương, hạn chế sụt cân, cải thiện chức năng ruột. Cần tăng protein vì sau phẫu thuật thường làm cho cơ thể mất nhiều protein do chảy máu, vết thương, do viêm… và nhiều năng lượng. Bệnh nhân có các bệnh lý đặc biệt, cần có chế độ dinh dưỡng đặc trưng cho bệnh đó theo chỉ dẫn của bác sỹ.

*

Trong thời gian chuẩn bị phẫu thuật, nên dùng thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ hấp thu, đảm bảo giảm bớt cặn bã trong ruột, giảm vi trùng đường ruột nhất là khi phẫu thuật đường tiêu hoá, tránh nôn khi gây mê.

Ngày trước hôm phẫu thuật:Nên ăn nhẹ, ăn thức ăn mềm, ít chất xơ. Bữa chiều ăn ít hơn bữa trưa.

Sáng hôm phẫu thuật:Bệnh nhân nhịn ăn theo hướng dẫn của bác sỹ, điều dưỡng.

II. Dinh dưỡng sau khi phẫu thuật.

Cần chế độ ăn phù hợp để tránh teo cơ, mau hồi phục vết thương, giảm kích ứng sau phẫu thuật, tăng sức đề kháng cơ thể. Tùy theo loại phẫu thuật mà việc nuôi dưỡng sẽ khác nhau.

Bệnh nhân không có can thiệp phẫu thuật lên ống tiêu hóa(mổ nội soi thăm dò, sinh thiết, cắt ruột thừa viêm nội soi, mổ chấn thương chỉnh hình,…), dinh dưỡng qua dịch truyền chỉ cần ngày đầu sau mổ, nên uống sữa, nước cháo ngay sau mổ 1 ngày, cho ăn uống bình thường sau đánh hơi được, tăng dần số lượng và mức độ đặc của đồ ăn, ăn chất dễ tiêu, dễ hấp thu.

Xem thêm: Trường Đại Học Y Tế Kỹ Thuật Hải Dương : Hàng Trăm Cán Bộ, Trường Đại Học Kỹ Thuật Y Tế Hải Dương

Bệnh nhân có can thiệp lên ống tiêu hóa(mổ cắt dạ dày, cắt tạo hình thực quản, cắt đoạn ruột, đại trực tràng, khâu các lỗ thủng, vết thương của ống tiêu hóa…), dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch ngay sau mổ. Sau khi đánh hơi lúc nào thì bắt đầu cho ăn nước cháo, nước sữa với số lượng tăng dần, giảm dần dịch truyền. Cho ăn cháo, sữa, và tăng dần số lượng, chất lượng, mức độ rắn của đồ ăn.

Giai đoạn đầu: 1-2 ngày sau mổ

Chủ yếu bù nước, điện giải, glucid, năng lượng cần thiết nuôi dưỡng cơ thể. Truyền đường và điện giải.Cho uống rất ít, nếu bệnh nhân bị trướng bụng nặng không nên cho uống. Bệnh nhân mổ ngoài hệ tiêu hoá cho uống ít một (50ml cách nhau 1 giờ) nước đường, nước luộc rau, nước quả.

Giai đoạn giữa: ngày 3-5 sau mổ

*

Cho ăn tăng dần và giảm dần truyền tĩnh mạch. Tăng dần năng lượng và protein. Bắt đầu 500Kcal và 30g protein, cứ 1-2 ngày tăng 250-500Kcal, đến khi đạt 2.000Kcal/ngày.

Nên dùng sữa pha nước cháo, tốt nhất là sữa bột tách bơ, sữa đậu nành. Ăn 4-6 bữa. Dùng nước thịt ép khi bệnh nhân không uống được sữa.

Ăn thức ăn mềm, nhiều vitamin, hạn chế chất xơ.

Giai đoạn hồi phục

Giai đoạn này vết mổ đã liền, bệnh nhân đã đỡ. Cần cung cấp đủ năng lượng và protein để tăng nhanh thể trọng và vết thương mau lành. Chia 5-6 bữa/ngày.

*

Dùng nhiều sữa, trứng, thịt, cá, đậu đỗ, sữa chua, pho mai. trái cây (cam, bưởi, chanh, dâu tây, kiwi, rau xanh, cà rốt, đu đủ, bí đỏ, khoai lang…) để tránh táo bón, giúp nhanh lành vết mổ, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ.

Xem thêm: Cách Trị Bệnh Đổ Mồ Hôi Tay Chân, Cách Khắc Phục Chứng Ra Mồ Hôi Tay

Nên sớm nuôi dưỡng bằng đường tiêu hoá sinh lý hơn, an toàn hơn, kinh tế hơn và giúp kích hoạt cho hệ thống tiêu hoá sớm trở lại bình thường./.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *