Bệnh sán lá gan lớn (fascioliasis) do loài sán lá Fasciola hepatica hoặc Fasciola gigantica gây nên. Nó có hình lá dẹt chiều dài từ 20-30mm, rộng từ 8-13mmm. Loài sán này chủ yếu ký sinh ở động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu, dê…và có thể ký sinh gây bệnh ở người.

Đang xem: Sán lá gan có nguy hiểm không

*

Hình ảnh Sán lá gan lớn trưởng thành.

Ở Việt Nam, Viện Sốt Rét – Kí sinh trùng – Côn trùng Trung ương cho biết, đến nay bệnh sán lá gan lớn đã xuất hiện ở 47 tỉnh, thành phố; tỷ lệ nhiễm cao nhất ở một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên (Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Gia Lai và TP. Đà Nẵng).

Đối với khu vực Hà Nội và một số vùng xung quanh Hà Nội, mỗi năm tiếp nhận khoảng 300 – 400 trường hợp tại các viện điều trị chuyên ngành. Tỉnh Bắc Ninh là một trong các địa phương có bệnh lưu hành, hiện nay đang có bệnh nhân điều trị.

1. Chu kỳ phát triển:

*

Sán lá gan lớn ký sinh trong hệ thống gan mật, chúng đẻ trứng theo dịch mật xuống ruột và theo phân ra ngoài môi trường. Ở ngoài môi trường, trứng sán rơi xuống nước, nở ấu trùng lông chui vào ốc thích hợp (ốc Lymnae) phát triển từ 20- 30 ngày thành ấu trùng đuôi . Sau một thời gian ấu trùng đuôi bơi tự do trong nước và bám vào rau cỏ thuỷ sinh như: Rau cần, rau muống, cải soong, rau ngổ …

Người và động vật ăn phải thực vật thuỷ sinh (còn sống) hoặc uống nước lã có ấu trùng sán lá gan lớn sẽ bị nhiễm sán lá gan lớn. Tuổi thọ của sán lá gan lớn ở người từ 9-13.5 năm.

Như vậy, nguồn bệnh từ động vật ăn cỏ và người bệnh gây ô nhiễm rau, cỏ và nguồn nước bởi các ấu trùng sán lá gan lớn và tạo nên chu kỳ khép kín.

2. Triệu chứng:

Giai đoạn xâm nhiễm: Là thời kỳ mà ấu trùng từ ruột vào gan và trưởng thành trong đó. Bệnh xuất hiện sau 2 tuần sau khi ăn thực vật thủy sinh với các triệu chứng: đau bụng hoặc đầy vùng thượng vị, đi ngoài phân lỏng, trướng bụng. Bệnh nhân có thể có sốt, người gầy sút cân, gan to đau, nếu nặng có thể có tràn dịch màng phổi, lách có thể sưng. Các triệu chứng này có thể nặng, nhẹ tùy theo mức độ nhiễm sán hoặc cơ địa bệnh nhân. Giai đoạn này xét nghiệm chưa thấy trứng sán trong phân.

Xem thêm: Viêm Dạ Dày Trào Ngược Dịch Mật, Trào Ngược Dịch Mật Dạ Dày

Thời kỳ mạn tính: xuất hiện từ tháng thứ ba, sán lá trưởng thành xâm nhập vào gan mật và xuất hiện trứng sán trong phân. Bệnh nhân tiếp tục mệt mỏi chán ăn, nhức đầu, thỉnh thoảng nổi mề đay, đi ngoài phân lỏng.

Xét nghiệm thấy thiếu máu, bạch cầu ái toan tăng.

Trong thời kỳ này có thể xuất hiện các biến chứng nặng như những cơn đau bụng gan như đau do sỏi, có thể có tắc mật gây sốt, vàng da, đặc biệt sán có thể gây những ổ hoại tử lớn ở gan. Sán có thể di chuyển ra ngoài gan (chui ra khớp gối, dưới da ngực, áp xe đại tràng…).

3. Chẩn đoán:

– Dựa vào các triệu chứng trên lâm sàng.

– Yếu tố dịch tễ như vùng đó có động vật ăn cỏ bị bệnh, bệnh nhân hay ăn thực vật thủy sinh không nấu chín…

– Xét nghiệm phân tìm trứng sán lá gan

4. Thuốc đặc trị sán lá gan:

Hiện nay đã có thuốc điều trị đặc hiệu như: Triclabendasole (biệt dược là Egaten do Hãng Novartis, Thuỵ Sỹ sản xuất) có tác dụng tốt trong điều trị cho người bệnh nhiễm sán lá gan lớn. Liều 10 mg/kg chia 2 lần cách nhau 6 – 8 giờ (uống sau khi ăn no). Có một số bệnh nhân dùng liều 20mg/kg, khỏi bệnh đạt 100%. Tác dụng phụ của Egaten không đáng kể và thuốc an toàn với người bệnh. Thuốc hiện chỉ có và sử dụng ở các cơ sở y tế chuyên khoa.

5. Phòng bệnh:

– Nguyên tắc phòng chống sán lá gan lớn là cắt đứt các mắt xích trong vòng đời của sán.

Xem thêm: Thầy Giáo Làm 'Chuyện Ấy' Với Nữ Sinh 8 Lần Một Đêm, Truyện Thầy Giáo Làm Chuyện Ấy Với Học Sinh (18+)

– Các loại rau như: rau cần, rau muống, rau cải soong, rau ngổ thường chứa các loại động vật thủy sinh, trong đó có Sán lá gan. Nếu như các loại rau này không được nấu chín, khi ăn rất dễ bị nhiễm sán lá gan. Do vậy, biện pháp hữu hiệu nhất là phối hợp giáo dục truyền thông “không ăn sống rau thuỷ sinh” kết hợp với phát hiện bệnh nhân điều trị đặc hiệu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *