Sa tử cung không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản và tâm lý của chị em phụ nữ. Phẫu thuật sa tử cung có nguy hiểm không sẽ tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe của mỗi người, mức độ sa tử cung và độ uy tín của cơ sở thực hiện. Khi nào thì nên phẫu thuật sa tử cung? Cùng lắng nghe những phân tích chuyên sâu hơn nữa từ chia sẻ của chuyên gia của Dược phẩm PQA nhé.
Đang xem: Biến chứng thường gặp của sa tử cung
Sa dạ con là như thế nào
Sa dạ con hay còn gọi là sa tử cung là tình trạng tử cung bị rơi xuống dưới khung chậu nhỏ, trường hợp nặng có thể lòi ra bên ngoài âm đạo do cơ sàn chậu và dây chằng căng ra không thể nâng đỡ tử cung.Căn bệnh này mang đến nhiều nỗi sợ cho các chị em phụ nữ, đặc biệt là những bà mẹ sau sinh. Nếu không phát hiện kịp thời và có phương pháp điều trị đúng, bệnh sẽ gây ra các biến chứng khó lường. Khi đó, người bệnh sẽ phải lựa chọn có nên phẫu thuật cắt bỏ tử cung hay không.
Phẫu thuật sa tử cung có nguy hiểm không?
Trong trường hợp cổ tử cung bị lở loét nặng, xuất hiện nhiều biến chứng nghiêm trọng, các bác sỹ sẽ buộc phải cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung của bệnh nhân.
Trong phẫu thuật sa tử cung sẽ bao gồm:
Phẫu thuật để chặn sa vòm âm đạo.Nếu người bệnh có tình trạng tiểu không kiểm soát được, sa bàng quang, sa trực tràng thì sẽ phải phẫu thuật điều trị các bệnh kèm theo này.Phẫu thuật cố định tử cung vào xương cùng để khắc phục tình trạng sa tử cung vào thành âm đạo.
Theo chia sẻ từ các chuyên gia phẫu thuật nào cũng ít nhiều tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Nói về các biến chứng trong phẫu thuật sa tử cung, các bác sỹ chuyên khoa sản phụ cho biết điều này phụ thuộc vào cơ địa từng người, độ tuổi, tình trạng sức khỏe và mức độ sa tử cung.
Người bệnh nên phẫu thuật ở những cơ sở uy tín, có đội ngũ bác sỹ giỏi tay nghề, trang thiết bị hiện đại, tân tiến để giảm thiểu tối đa rủi ro và giúp phục hồi tình trạng bệnh tốt hơn. Sau phẫu thuật, người bệnh nên tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn của bác sỹ về nghỉ ngơi, kiêng cữ và sử dụng thuốc giúp tình trạng bệnh mau chóng hồi phục.
Sau khi cắt bỏ tử cung sẽ ảnh hưởng gì đến cơ thể của phụ nữ?
Sau khi cắt tử cung cơ thể có thể xuất hiện những thay đổi nhất định mà bạn cần biết:
Không còn khả năng mang thai và sinh con: Tử cung là nơi em bé sẽ ở trong suốt thai kỳ, khi cắt tử cung đồng nghĩa với việc phụ nữ không còn khả năng mang thai và sinh con.Không còn hiện tượng kinh nguyệt: Sau khi cắt tử cung sẽ không còn hiện tượng bong niêm mạc tử cung mỗi tháng, do vậy sẽ không có hiện tượng kinh nguyệt.Nội tiết suy giảm ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng: Việc thiếu hụt các estrogen sẽ dẫn đến nhu cầu ham muốn của phụ nữ bị suy giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình cảm vợ chồng.Gây béo phì, loãng xương: Cắt tử cung gây hiện mất cân bằng nội tiết và xuất hiện tình trạng mãn kinh do cơ thể không thể sản xuất hormon sinh dục nữ. Người bệnh có thể thấy các dấu hiệu như bốc hỏa, mệt mỏi, rối loạn cảm xúc, rối loạn giấc ngủ, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì, loãng xương…
Những biến chứng có thể xuất hiện khi thực hiện phẫu thuật sa tử cung
Khi nào thì nên phẫu thuật sa tử cung?
Khi bệnh Sa tử cung ở mức độ nặng bởi lúc này tử cung đã lòi ra ngoài âm đạo, dễ bị viêm nhiễm và gây biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, khi xảy ra hiện tượng sa tử cung ở người già ở mức độ nặng thì cũng nên chọn phương pháp phẫu thuật, lúc này việc cắt bỏ tử cung sẽ không ảnh hưởng gì đến việc sinh nở nữa. Đây là phương án tốt nhất để bệnh không tái phát.
Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng chia sẻ Điều trị Nội khoa hay can thiệp Ngoại khoa:
Trong trường hợp bệnh chưa gây biến chứng tới sức khỏe có thể tham khảo sử dụng bài thuốc Đông y gia truyền điều trị sa tử cung không cần phẫu thuật.
Xem thêm: Bé Biếng Ăn Quá Phải Làm Cách Nào Cho Trẻ Hết Biếng Ăn ? Làm Sao Cho Trẻ Hết Biếng Ăn
Hiện nay trên thị trường chưa có loại thuốc hay phương pháp Tây y nào chữa khỏi sa tử cung. Ngay cả khi quyết định cắt 1 phần tử cung thì những phần còn lại vẫn có thể bị sa xuống tiếp. Không chuyên gia nào khuyến khích điều này do hoạt động của tử cung ảnh hưởng tới các hoạt động của bộ phận khác trong cơ quan sinh dục.
Từ xa xưa, các thầy thuốc đã ứng dụng bài thuốc “Bổ trung ích khí thang” với nguyên tắc hãm xuống thì đưa lên để chữa sa tử cung rất hiệu quả. Bài thuốc có tác dụng bổ khí, thăng đề hay là đưa khí hạ hãm từ dưới lên trên giúp khối tử cung bị sa xuống tự giác co lên mà không cần phải phẫu thuật. Ứng dụng bài thuốc trên kết hợp với bí quyết gia truyền 17 đời dòng họ Vũ Duy, Dược phẩm PQA đã cho ra đời sản phẩm “PQA ích khí thăng dương” với sự kết hợp của 8 vị thuốc quý theo quy luật “Quân – Thần – Tá – Sứ” để tạo ra bài thuốc giải tỳ khí hư, thấp khí hạ hãm và uất sinh nhiệt làm cho tử cung co lên và trở về trạng thái bình thường |
Thành phần từ các thảo dược quý:
Thăng ma: Thanh nhiệt giải độc, tán phong, thăng dương, dùng trong trường hợp sa tử cung.Hoàng kỳ: Bổ khí, thăng dương, liễm hãn, lợi tiểu, giải độc.Đảng sâm: Bổ tỳ, kiện vị, ích khí, sinh tân dịch.Đương quy: Bổ huyết, hoạt huyết, dưỡng gân tiêu sưng, tốt cho trường hợp thiếu máu xanh xao, mệt mỏi, đau lưng, viêm khớp, chân tay đau nhức.Bạch truật: Kiện tỳ, táo thấp, chỉ tả, hòa trung, lợi thủy.Sài hồ: Giải nhiệt, an thần, kháng khuẩn bảo vệ gan và lợi mật.Trần bì: Lý khí, táo thấp, hóa đờm,kiện vị.Cam thảo: Giải độc mạnh.
PQA Ích Khí Thăng Dương được sản xuất trên dây truyền của Nhà máy sản xuất thuốc Đông dược GMP – WHO đạt tiêu chuẩn quốc tế về sản xuất sản phẩm chuẩn sạch, đảm bảo chất lượng của công ty Dược phẩm PQA – “chữa bệnh chữa tận gốc”. Sản phẩm được Bộ y tế cấp phép lưu hành toàn quốc, chứng nhận về độ an toàn, không gây tác dụng phụ, dùng an toàn cho cả phụ nữ đang cho con bú.
Xem thêm: Dinh Dưỡng Cho Bệnh Thiếu Máu Cơ Tim Có Nguy Hiểm Không Và Bệnh Nhân Nên Ăn Gì?
Sản phẩm PQA ích khí thăng dương.
Trong và sau quá trình sử dụng sản phẩm Ích khí thăng dương của PQA, người bệnh nên kết hợp với phương pháp vệ sinh sạch sẽ vùng kín, nghỉ ngơi tốt, kiêng quan hệ. Không gánh vác nặng và ăn uống khoa học để nâng cao hiệu quả điều trị sa tử cung, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Bs.Ths Nguyễn Thị Hằng Bệnh viện Tuệ Tĩnh nói về sản phẩm Ích khí thăng dương