Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh là tình trạng phổ biến với hơn 40% trẻ dưới 6 tháng tuổi bị rối loạn tiêu hóa ít nhất 1 lần.
Đang xem: Cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là gì
Bệnh rối loạn tiêu hóa chính là hiện tượng cơ vòng trong hệ tiêu hóa bị co thắt bất thường gây nên tình trạng đau bụng và những thay đổi trong vấn đề tiêu hóa thức ăn. Đặc biệt, trẻ nhỏ mắc căn bệnh này sẽ gây nên những ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển sau này của bé. Trẻ bị rối loạn tiêu hoá có thể có một số hệ quả như: Trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi, chậm phát triển về trí não và thể chất, suy giảm hệ miễn dịch và dễ mắc các bệnh khác. Đặc biệt, khi có một hệ tiêu hóa yếu, bé sẽ chán ăn và rối loạn tiêu hóa có thể là căn bệnh mắc lại nhiều lần, khó trị dứt hoàn toàn.
Dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Nôn trớ: Khi rối loạn tiêu hóa, do đường tiêu hóa chưa hoàn thiện nên trẻ thường bị nôn trớ.Táo bón: Tương tự, vì hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện nên khi trẻ ăn những thực phẩm khó tiêu hoá: thức ăn cứng, chứa quá nhiều dầu mỡ, hay các loại đạm nóng sẽ gây khó tiêu, táo bón.Đi ngoài phân sống: Khi rối loạn tiêu hóa, trẻ bị mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn trong ruột là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi ngoài phân sống. Tức là các vi khuẩn có lợi trong ruột giảm xuống, các vi khuẩn có hại tăng lên, gây nên tình trạng loạn khuẩn đường ruột với các triệu chứng thường gặp, như: đi ngoài phân lỏng, phân sống, đôi khi có lẫn chất nhầy, có thể kèm theo đầy bụng.Tiêu chảy.
Cách phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tiêu hóa cho trẻ như sức đề kháng yếu, trẻ dùng thuốc kháng sinh, chế độ dinh dưỡng của trẻ chưa hợp lý, cho trẻ ăn dặm quá sớm; ăn các thức ăn khó tiêu, hay ngộ độc thức ăn, trẻ sống trong môi trường không đảm bảo vệ sinh…
Khi thấy trẻ có dấu hiệu hoặc các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để các bác sĩ chuyên khoa xem xét, đưa ra chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng như phương pháp điều trị đúng đắn.
Ảnh: Cha mẹ không nên tự ý chữa rối loạn tiêu hóa cho trẻ.
Xem thêm: Cách Uống Thuốc Ngừa Thai Khẩn Cấp Có Hại Không ? Uống Thuốc Tránh Thai Khẩn Cấp Có Hại Không
Cha mẹ hoặc người thân không nên tự ý cho trẻ uống các loại thuốc kháng sinh, thuốc đau bụng hoặc tiêu chảy – táo bón mà không thông qua chỉ định bác sĩ, có thể khiến bệnh tình của bé nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng sức khỏe sau này.
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cần chú ý cung cấp các loại thực phẩm như sau:
Thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng với tối thiểu các nhóm dinh dưỡng gồm: Chất đạm, đường bột, chất béo, chất xơ, chất khoáng vitamin,…Đảm bảo thực phẩm sạch, an toàn vệ sinh, chế biến và bảo quản đúng cách để vừa không làm mất đi giá trị dinh dưỡng của thực phẩm vừa an toàn tốt cho sức tiêu hóa của trẻ.Chế biến kĩ giúp trẻ dễ tiêu hơn, mềm, dễ ăn.Đảm bảo trẻ uống được uống nhiều nước, bổ sung dung dịch bù nước và chia nhỏ bữa ăn để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Những thực phẩm không nên cho trẻ ăn khi rối loạn tiêu hóa:
Nhóm đồ ăn nhanh thường khó tiêu, đầy bụng.Thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn, bởi thường sẽ có chất bảo quản không tốt cho cơ thể của bé.Bánh kẹo, đồ ngọt, và nước uống có gasNhóm thực phẩm giàu chất béo.
Xem thêm: Những Món Ăn Giúp Tăng Cường Sinh Lý Nam Cực Tốt (Kèm Bài Thuốc Hiệu Quả)
Để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa, các bà mẹ nên:
Cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong suốt 6 tháng đầu đời để nâng cao hệ miễn dịch.Hạn chế những đồ ăn vặt nhiều dầu mỡ, phụ huynh nên nấu ăn ở nhà để đảm bảo thực phẩm sạch, đủ chất và an toàn vệ sinh thực phẩm. Cần dạy trẻ rửa tay kỹ bằng xà phòng trước khi ăn cũng như là cách ăn uống điều độ, đúng giờ.Rèn luyện thói quen ăn uống khoa học.Rèn luyện thể chất mỗi ngàyGiữ vệ sinh sạch sẽ, tẩy giun sán định kỳ: nên cho trẻ uống thuốc tẩy giun sán định kỳ 6 tháng/lần; giữ vệ sinh cho trẻ khi chơi đùa để phòng tránh nguy cơ nhiễm giun sán. Đồ chơi của trẻ cũng cần được vệ sinh 2 tuần/lần, không cho trẻ đưa đồ chơi vào miệng để tránh vi khuẩn gây bệnh xâm nhập.