Chúng ta không khỏi ngưỡng mộ về sự thành công, những cống hiến và cả danh tiếng của những thiên tài này. Nhưng lại không biết rằng họ cũng vật vã khi chống chọi lại những căn bệnh từ tâm thần phân liệt đến trầm cảm.
Đang xem: Rối loạn lưỡng cực và thiên tài
1. Albert Einstein (1879-1955)
Einstein – đại thiên tài vật lý học
Người phát minh ra thuyết tương đối – Einstein, một nhà vật lý học đại tài lại từng có những triệu chứng của căn bệnh Asperger. Asperger là một loại của tự kỷ nhưng mức độ nhẹ. Xuất phát từ hoàn cảnh sống của ông, thuở bé ông sống một mình và rất cô độc. ông thường lặp đi lặp lại các câu nói một cách khó hiểu.
Sau này, khi nổi tiếp cũng vậy, những phát ngôn của ông cũng khó hiểu không kém. Với những người thuộc chứng Asperger thì họ rất khó khăn trong vấn đề giao tiếp và dường như họ sẽ ám ảnh nếu có mâu thuẫn xảy ra.
2. Isaac Newton (1643-1727)
Nhà khoa học này được người cùng thời nói rằng ông là một kẻ rất khó đóa. Cụ thể là tâm trạng của ông nắng mưa thất thường, lúc thì hưng phấn tột độ, lúc lại đau khổ tột cùng. Các chuyên gia cho biết rất có thể Newton đã mắc chứng rối loạn lưỡng cực và chứng loạn thần nên có những biểu hiện khác người như thế.
Bằng chứng là các bức thư mà Isaac Newton đã để lại đều thể hiện một chút ngông cuồng, đây cũng là dấu hiệu của căn bệnh tâm thần phân liệt hiện nay.
3. Wolfgang Amadeus Mozart (1756-1791)
Mozart là một trong số những thiên tài mắc chứng rối loạn về thần kinh
Chắc hẳn bạn không mấy xa lạ với nhà soạn nhạc tài ba Mozart. Khi còn là cậu bé 5 tuổi, ông đã có thể tự sáng tác nhạc và sau này những nhạc phẩm của ông trở thành bất hủ. Tài năng như thế nhưng Mozart lại là người mắc rất nhiều chứng rối loạn về thần kinh như hội chứng Tourette và Asperger.
Ông bị ám ảnh những đồ vật vô tri và thường xuyên có những hành động lặp đi lặp lại hết sức ngờ nghệch. Các bức thư ông viết có biểu hiện của một người trầm cảm, đó là sự nhại lời.
4. James Joyce (1882-1941)
“Mục đích của tôi là làm cho người đọc phải dành cả đời để hiểu các tác phẩm của mình” – nhà văn học đại tài của Ireland từng có lời phát biểu như thế. Với sức ảnh hưởng của ông qua những tác phẩm văn học xuất chúng đầu thế kỷ 20 thì ít ai ngờ rằng ông đã có những ám ảnh kỳ lạ trong tâm trí mình.
Bằng chứng là các tác phẩm Ulysses và Finnegan’s Wake được viết rất khó hiểu, các nhà tâm lý học lại cho biết câu từ trong 2 tác phẩm này là một biểu hiện của trầm cảm.
5. Ludwig Wittgenstein (1889-1951)
Ludwig Wittgenstein là một nhà triết học có thói quen lập dị
Ông là một nhà triết học của nước Áo, ông đã để lại cho đời một sự nghiệp đáng ngưỡng mộ với sự cống hiến hết mình cho ngôn ngữ triết học.
Xem thêm: Tỏi Mọc Mầm Có Ngâm Rượu Được Không, Tỏi Mọc Mầm Có Ăn Được Không
Xem thêm: Bé 1 Tuổi Ăn Gì Để Thông Minh Vượt Trội, 9 Thực Phẩm Con Càng Ăn Càng Thông Minh
Ông cũng rất thành công với học thuyết toán học và logic.
Thế nhưng nguyên nhân làm cho tâm lý ông bất ổn là xuất phát từ gia đình, cha ông là một người cộc tính, thô lỗ, các anh em của ông đều đã tự sát. Ảnh hưởng từ điều đó nên những hành động của Ludwig cũng có phần lập dị và ông từng tuyên bố rằng mình không nhìn thấy “nhân tính” ở bất kỳ ai.
6. Nikola Tesla (1856-1943)
Được biết đến là một người có những suy nghĩ táo bạo, không tưởng và cũng là một nhà phát minh, một kỹ năng, một nhà vật lý tài năng người Mỹ. Ông đã có những dấu hiệu không ổn định về thần kinh từ khi còn nhỏ vì thường xuyên bị ảo giác. Đêm đến, ông lại cố gắng thoát khỏi những ác mộng và cố trấn an bản thân bằng cách tưởng tượng vô vàn những hình ảnh khác.
Một số thói quen bất thường khác của ông như ông thường phải tính toán khối lượng khẩu phần ăn của mình cho chính xác hoặc xếp 18 cái ăn khăn trong một đống khăn trước khi chạm đũa vào các món ăn. Với ông, con số 3 rất thần kỳ và ông thích nó. Vì thế ông thường làm mọi việc khó hiểu liên quan đến con số này.
7. Michelangelo Di Lodovico Buonarroti Simoni (1475-1564)
Ít ai biết rằng Michelangelo từng trầm cảm suốt nhiều năm
Khi còn là một cậu thanh niên, Michelangelo thường gặp phải những khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ vì ông có vấn đề trong giao tiếp với người khác. Vì thế, ông khá cô đơn và chỉ có vài người bạn xung quanh. Lớn lên cũng thế, ông làm việc và nghiên cứu trong sự cô độc và bị ám ảnh bởi những tác phẩm của mình. Những thành viên trong gia đình ông cũng có những triệu chứng giống ông. Vì thế trong suốt cuộc đời hồi họa, sáng tác văn thơ của mình ông đã mắc chứng Asperger.
8. Kurt Godel (1906 – 1978)
Được biết đến là một nhà toán học và logic học xuất sắc. Nhìn vẻ ngoài thì ít ai có thể đoán được Godel bị mắc bệnh tâm thần nhưng ông lại luôn ám ảnh rằng có người đầu độc mình. Về già ông vẫn bị ám ảnh về những tưởng tượng này đến nỗi ông chỉ có thể ăn thức ăn của vợ và bà phải nếm trước để đảm bảo an toàn. Ông đã chết đói vì nhịn ăn do vợ ông nhập viện.
Đúng là “không ai hoàn hảo” hết cả, ngay cả những nhà khoa học, những người đại tài nhất vẫn có những khó khăn của họ. Có lẽ họ quá cô độc hoặc đầu óc họ hoạt động quá nhiều mà không thể thoát khỏi những ám ảnh đeo bám tâm trí suốt cả cuộc đời.