Bạn muốn kiểm soát sự lo lắng của mình, ngừng những suy nghĩ đáng lo ngại và chinh phục nỗi sợ hãi của bạn? Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc những cách trị liệu có thể giúp đỡ vượt qua được bệnh rối loạn lo âu.
Đang xem: 10 cách để chữa rối loạn lo âu không dùng thuốc
Việc điều trị rối loạn lo âu như một thách thức đối với nền y học hiện đại. Nguyên nhân là do quá trình điều trị bệnh thường phải kéo dài khiến cho bệnh nhân phải chịu thêm những tác dụng không mong muốn từ việc sử dụng thuốc trong thời gian quá lâu.
NỘI DUNG CHÍNH TRONG BÀI VIẾT
2 Những phương pháp điều trị rối loạn lo âu
Hiểu về bệnh rối loạn lo âu
Đầu tiên, để đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp thì ta cần hiểu rõ được đâu là nguyên nhân gây bệnh để từ đó có thể đưa ra được các phương pháp phòng và tránh bệnh hiệu quả. Vậy rối loạn lo âu là gì và những nguyên nhân và biểu hiện của nó như thế nào?
Rối loạn lo âu có thể được hiểu là những lo lắng, căng thẳng và bất an về một sự việc hay một vấn đề bình thường nào đó. Nó hoàn toàn khác với những lo lắng thông thường, rối loạn lo âu là những lo lắng và căng thẳng kéo dài, gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của người bệnh. Nguyên nhân cơ bản của rối loạn lo âu được cho là do sự thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh như Serotonin, norepinephrine và GABA. gây ra những rối loạn về tâm lý cho người bệnh. Bên cạnh đó cũng do tác động của các yếu tố môi trường sống bất ổn cũng gây những rối lọan lo âu. Người mắc chứng rối loạn lo âu thường có những biểu hiện sau:
Dễ bị kích động, cáu gắt, tâm lý không ổn định, luôn có cảm giác loBị rối loạn nhịp tim, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống kèm theo đó là hoa mắt, chóng mặt, đau đầu và mệt mỏiLuôn có những suy nghĩ tiêu cực về mọi thứ, tất cả những điều xảy ra trong quá khứ hay hiện tại đều khiến người bệnh lo lắng và không có lỗi thoát cho bản thân.
Những phương pháp điều trị rối loạn lo âu
Tự điều trị
Trong một số trường hợp nhẹ bạn có thể kiểm soát sự lo lắng của mình mà không cần sự giám sát lâm sàng của y bác sĩ. Các bác sĩ khuyến nghị một số bài tập và kỹ thuật để đối phó với những cơn lo lắng ngắn hoặc kém tập trung, bao gồm:
Tự quản lý căng thẳng:Hạn chế các tác nhân tiềm ẩn bằng cách quản lý mức độ căng thẳng. Theo dõi áp lực công việc, học tập. Lập ra kế hoạch cụ thể để triển khai từng vấn đề sẽ giúp bạn hoàn thành chúng tốt hơn.Kỹ thuật thư giãn:Một số biện pháp có thể giúp giảm các dấu hiệu lo âu, bao gồm các bài tập thở sâu, tắm lâu, thiền, yoga và nghỉ ngơi trong bóng tối. Việc thường xuyên luyện tập yoga giúp bạn thư giãn rất tốt. Ngoài ra, yoga cũng mang đến cho bạn sức mạnh để có thể đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống, kiểm soát được sự lo lắng, cảm xúc của bản thân tốt hơn. Các bài tập yoga giúp bạn thư giãn bằng việc chú ý đến hơi thở qua từng động tác và biết kỹ thuật thở đúng cách nhờ đó làm giảm căng thẳng, lo âu hiệu quả.Bài tập thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng những suy nghĩ tích cực:Viết ra một danh sách những tiêu cực của bạn, và lập thêm một danh sách những suy nghĩ tích cực khác để thay thế chúng. Hình dung bản thân bạn đối mặt thành công và chinh phục một nỗi sợ hãi cụ thể cũng có thể mang lại lợi ích nếu các triệu chứng lo âu liên quan đến một yếu tố gây căng thẳng cụ thể.Tâm sự với người thân, bạn bè:Nói chuyện, tâm sự với một người khác, chẳng hạn như một thành viên gia đình hoặc bạn bè sẽ giúp bạn giải tỏa được bớt lo lắng, suy nghĩ. Tránh lưu trữ và kìm nén cảm giác lo lắng vì điều này có thể làm trầm trọng thêm chứng rối loạn lo âu.Tập thể dục:Gắng sức về thể chất và lối sống năng động có thể cải thiện hình ảnh bản thân và kích hoạt giải phóng các chất hóa học trong não kích thích cảm xúc tích cực.
Chữa rối loạn lo âu bằng liệu pháp nhận thức hành vi (CBT)
Điều trị rối loạn lo âu nhờ đến tư vấn tâm lý và trị liệu. Điều này có thể bao gồm liệu pháp tâm lý, chẳng hạn như liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) hoặc kết hợp giữa trị liệu và tư vấn.
CBT nhằm mục đích nhận biết và thay đổi các kiểu suy nghĩ có hại có thể gây ra rối loạn lo âu và suy nghĩ tiêu cực dẫn đến đau khổ về mặt cảm xúc, hạn chế suy nghĩ lệch lạc và thay đổi quy mô và cường độ của các phản ứng đối với các yếu tố gây căng thẳng.
Xem thêm: Câu Hỏi 5: Tôi 30 Tuổi, Nhịp Tim Đập Bình Thường Là Bao Nhiêu
Liệu pháp này cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn theo dõi của chuyên gia trị liệu như chuyên viên tư vấn, nhà tâm lý học, bác sĩ tâm thần… Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, liệu pháp nhận thức hành vi có hiệu quả gần tương đương với các thuốc điều trị rối loạn lo âu nhưng đem lại lợi ích lâu dài hơn. Tuy nhiên, phương pháp này cần rất nhiều thời gian và động lực chữa bệnh của bạn và không thể không kể đến trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm của bác sĩ trị liệu.
Liệu pháp nhận thức hành vi là một hình thức tâm lý trị liệu giúp bệnh nhân hiểu rõ sự ảnh hưởng của suy nghĩ và cảm xúc tác động như thế nào lên hành vi của bản than như thế nào. Vì vậy, mục tiêu của liệu pháp này là giúp người bệnh hiểu rằng, họ không thể điều khiển tất cả mọi thứ nhưng có thể kiểm soát cách mà họ hiểu, tiếp nhận và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống của chính bản thân.
Chữa rối loạn lo âu bằng cách thay đổi lối sống tích cực
Lối sống lành mạnh là một trong những yếu tố quan trọng góp phần cải thiện sức khỏe nói chung và các triệu chứng của rối loạn lo âu nói riêng một cách hiệu quả, nhanh chóng. Hãy từ bỏ những thói quen có hại như thức khuya, sử dụng bia, rượu, thuốc lá… Việc tập thể dục hay tập luyện các môn thể thao phù hợp với thể lực là một phần quan trọng của quá trình điều trị rối loạn lo âu. Khi tập thể dục, cơ thể giải phóng endorphin, loại hormone giúp bạn hạnh phúc và bình tĩnh hơn.
Ngoài ra, không thể thiếu đó là cần giữ cho mình tinh thần vui vẻ, suy nghĩ tích cực, xem những bộ phim hài vui nhộn sẽ giúp cải thiện được bệnh một cách đáng kể.
Sử dụng thuốc
Các loại thuốc có thể giúp kiểm soát một số triệu chứng về thể chất và tinh thần của rối loạn lo âu bao gồm:
Tricyclics: Đây là nhóm thuốc đã chứng minh có tác dụng đối với hầu hết các triệu chứng của rối loạn lo âu. Một số tác dụng phụ mà bạn có thể gặp phải như buồn ngủ, chóng mặt và tăng cân. Imipramine và clomipramine là 2 loại thuốc thường dùng.
Các thuốc benzodiazepin: Đây là loại thuốc thường được bác sĩ kê theo toa. Những loại thuốc thuộc nhóm này có xu hướng không gây ra nhiều tác dụng phụ, ngoại trừ buồn ngủ và phụ thuộc có thể. Diazepam, Valium, là 2 loại thường dùng cho những người mắc chứng lo âu.
Thuốc chống trầm cảm: Bên cạnh việc sử dụng thuốc chống trầm cảm để kiểm soát trầm cảm, chúng ta cũng có thể sử dụng trong điều trị nhiều chứng rối loạn lo âu. Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin (SSRI) là một lựa chọn vì chúng có ít tác dụng phụ hơn so với thuốc chống trầm cảm khác. Ngoài ra còn có fluoxetine và citalopram.
Chúng ta còn có thể kể đến một số loại thuốc có giảm lo lắng bao gồm: thuốc chẹn beta, chất ức chế monoamin oxydase (MAOIs), buspirone
Điều quan trong nhất khi sử dụng thuốc để điều trị bệnh là cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Lưu ý khi sử dụng thuốc là cần tuân thủ theo toa kê của bác sĩ, uống đúng và đủ liều lượng. Khi cơ thể gặp phải những tác dụng bất thường thì cần đến gặp chuyên gia để được ứng phó kịp thời.
Cách phòng ngừa rối loạn lo âu
Thực hiện các biện pháp sau đây sẽ giúp bạn kiểm soát được cảm xúc lo lắng và ngăn ngừa sự phát triển của bệnh rối loạn lo âu, bao gồm:
Sử dụng ít caffeine, trà, soda và sô cô la.Giữ một chế độ ăn uống cân bằng, bổ dưỡng.Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấcTránh uống rượu, bia và các chất kích thích khác.
Xem thêm: Viêm, Loét Hành Tá Tràng Có Nguy Hiểm Không, Viêm Loét Dạ Dày Hành Tá Tràng Là Gì
Tùy vào thể trạng cũng như mức độ nghiêm trọng của từng người mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh khác nhau. Tuy nhiên, việc cần thiết là khi điều trị bạn cần kết hợp với những thay đổi của bản thân theo hướng tích cực để hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn.