Rau đay không chỉ là thứ rau dùng nấu canh cua những ngày hè mà nó còn có tác dụng chữa bệnh. Theo Đông y, rau đay có vị cay, tính lạnh, không độc, có công dụng giải nhiệt, nóng trong, nhuận tràng, tiêu đàm, cảm nắng,… và rất nhiều công dụng khác cho sức khỏe. Cùng khám phá loại rau diệu kỳ bổ ích cho sức khỏe ngày hè.
Đang xem: Rau đay còn gọi là rau gì
Rau đay không chỉ là thứ rau dùng nấu canh cua những ngày hè mà nó còn có tác dụng chữa bệnh. Theo Đông y, rau đay có vị cay, tính lạnh, không độc, có công dụng giải nhiệt, nóng trong, nhuận tràng, tiêu đàm, cảm nắng,… và rất nhiều công dụng khác cho sức khỏe. Cùng khám phá loại rau diệu kỳ bổ ích cho sức khỏe ngày hè.
Nghiên cứu phân tích thành phần hóa học cho thấy, trong rau đay có Ca 498mg%, P 93mg%, Fe 3,8mg%, K 650mg%, acid ôxalic 870mg%, vitamin B1 0,24mg%, vitamine B2 0,76mg%, vitamin C 168mg%, vitamin A 7,940 đơn vị, vitamin E 141.
Trong hạt của quả rau đay có chứa nhiều glycoside khác nhau, nhưng chủ yếu là corchorosid và olitorisid.
Cây đay có hai loài đều là cây trồng: Đay quả dài (Corchorus olitorius L.), tên khác là rau đay, đay tía, đay tây, đay rừng, người Tày gọi là phjăc slênh, được dùng làm rau ăn và làm thuốc.
Về mặt thuốc, lá đay quả dài (rau đay) 30-50g, nấu canh ăn có tác dụng tăng tiết sữa. Sau khi đẻ, tuần đầu tiên, phụ nữ ăn canh rau đay đều đặn trong bữa cơm hằng ngày. Những tuần sau, mỗi tuần ăn hai lần. Rau đay 100g phối hợp với rau mồng tơi 50g, khoai sọ 2 củ, rửa sạch, thái nhỏ, nấu ăn trong ngày là thuốc mát, nhuận tràng chữa táo bón. Dùng 2-3 ngày.
Đễ chữa rắn cắn, nhân dân thường dùng ngọn rau đay với nõn chuối tiêu, dây kim cang, giã nhỏ, thêm nước, gạn uống, bã đắp.Hạt thu hái từ quả đay già, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, để sống hoặc sao qua.
Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) đã dùng hạt đay quả dài thay vị đình lịch vì có tác dụng lợi tiểu mạnh chữa bệnh cổ trướng, phối hợp với các vị thuốc khác trong bài thuốc sau: Hạt đay quả dài 12g, sao; vỏ rễ dâu 24g, tẩm mật sao; trần bì lâu năm 12g; gừng sống 3 lát. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
Xem thêm: Bạn Có Biết: Mổ U Nang Buồng Trứng Có Sinh Con Được Không ? Chị Em Cần Lưu Ý
Theo kinh nghiệm dân gian, hạt đay quả dài 12g, giã nát, sao; xơ mướp 20g, băm nhỏ, sao. Hai thứ trộn đều, sắc uống làm hai lần trong ngày, chữa hen suyễn.
Để chữa tràn dịch màng phổi, lấy hạt đay quả dài 8g; ý dĩ 16g; tỳ giải, mộc thông, huyền sâm, thổ phục linh, bách bộ, mỗi vị 12g; hạt bìm bìm biếc, rễ cỏ tranh, hạt mã đề, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
Canh giải nhiệt: Rau đay (không kể liều lượng) nấu với rau mồng tơi, cua đồng ăn với cơm hàng ngày có tác dụng giải nhiệt, dễ tiêu, bổ sung can xi, thích hợp trong điều kiện thời tiết nóng bức, người mệt mỏi, chán ăn.
Nhuận tràng, chữa táo bón: – Lấy 20g lá rau đay sắc lên lấy nước uống làm 2 – 3 lần trong ngày. Uống 5 – 7 ngày.
Hoặc có thể dùng: Rau đay, rau mồng tơi, lượng bằng nhau, nấu canh ăn ngày 1 lần trong 5-7 ngày. Cũng để chữa táo bón: Rau đay, rau mồng tơi, rau lang, rau má, mỗi thứ 50g, nấu canh ăn ngày 1 lần trong 5 -7 ngày.
Chữa cảm nắng nhẹ: Lấy một nắm rau đay tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho uống, còn bã đắp vào hai bên thái dương. Làm vài lần trong ngày. Hoặc có thể lấy từ 20g hạt rau đay sắc uống nóng cho toát mồ hôi ra.
Xem thêm: Giật Mình: 60% Người Việt Vô Cảm Thứ 13 Thế Giới, Vì Sao Người Việt Vô Cảm Thứ 13 Thế Giới
Chữa phụ nữ sau sinh ít sữa: Tuần đầu tiên sau sinh mỗi ngày ăn từ 150 – 200g rau đay nấu canh vào các bữa ăn chính. Các tuần sau mỗi tuần ăn 2 lần, mỗi lần ăn từ 200 – 250g rau đay sữa ra đều và rất tốt.
Báo Lao Động giữ bản quyền nội dung trên website này. Báo điện tử Lao Động được phát triển bởi Lao Động Technologies © 2021