Ra máu giữa chu kỳ được gọi là chảy máu âm đạo bất thường. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này bao gồm thay đổi nội tiết tố, chấn thương hoặc các điều kiện sức khỏe tiềm ẩn, bao gồm ung thư hệ thống sinh sản.

Đang xem: Ra máu giữa chu kỳ kinh có thai không

*

Ra máu giữa chu kỳ có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau

Ra máu giữa chu kỳ có nguy hiểm không?

Ra máu giữa các chu kỳ kinh nguyệt là tình trạng chảy máu xảy ra ở bất cứ thời gian nào sau khi kết thúc hoặc trước khi kinh nguyệt bắt đầu. Thông thường tình trạng này thường xuất hiện dưới dạng các đốm máu nhạt được nhìn thấy trên quần lót, tuy nhiên đôi khi dòng máu có thể nặng như một chu kỳ kinh nguyệt bình thường.

Nếu dòng máu chảy nhẹ, tình trạng này được gọi là đốm máu kinh nguyệt. Đốm máu thường không phải là dấu hiệu cho các nguyên nhân nghiêm trọng.

Tuy nhiên, nếu dòng máu chảy nặng có thể gây căng thẳng và lo lắng. Đôi khi tình trạng ra máu giữa các thời kỳ có thể liên quan đến nhiễm trùng, bệnh lây truyền qua đường tình dục, các rối loạn nghiêm trọng hoặc ung thư. Các nguyên nhân này cần được điều trị để tránh các rủi ro không mong muốn.

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt có thể tự cải thiện. Tuy nhiên đối với một số phụ nữ, việc điều trị là cần thiết để tránh các rủi ro và biến chứng không mong muốn.

Chẩn đoán sớm là cách tốt nhất để tăng cơ hội thành công trong việc điều trị ung thư và ngăn ngừa các biến chứng liên quan.

Ra máu giữa chu kỳ là bị gì?

Chu kỳ kinh nguyệt trung bình kéo dài từ 21 – 35 ngày. Chảy máu âm đạo bình thường được gọi là kinh nguyệt thường xảy ra trong vài ngày đến một tuần. Bất cứ sự chảy máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt được gọi là chảy máu âm đạo bất thường

Có nhiều nguyên nhân có thể gây chảy máu âm đạo giữa các chu kỳ kinh nguyệt. Mặc dù không phải tất cả các nguyên nhân đều nghiêm trọng, nhưng nắm rõ các nguyên nhân là cách tốt nhất để xử lý và chăm sóc phù hợp. Các nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến tình trạng chảy máu giữa các chu kỳ bao gồm:

1. Mất cân bằng nội tiết tố

Hai hormone điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt là estrogen và progesterone. Sự mất cân bằng giữa hai hormone này có thể dẫn đến việc xuất huyết âm đạo dạng đốm giữa các chu kỳ kinh nguyệt.

*

Áp dụng các biện pháp tránh thai nội tiết có thể gây chảy máu giữa chu kỳ

Một số nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone bao gồm:

Rối loạn chức năng buồng trứngCó vấn đề về tuyến giápBắt đầu sử dụng hoặc ngừng sử dụng thuốc tránh thai

Ngoài ra, một số phụ nữ cũng bị rối loạn nồng độ hormone khi bắt đầu sử dụng các phương pháp tránh thai nội tiết. Cụ thể các phương pháp tránh thai gây ảnh hưởng bao gồm:

Thuốc tránh thai nội tiếtDụng cụ tránh thai đặt vào tử cungSử dụng miếng dán tránh thaiSử dụng que cấy thai hoặc tiêm thuốc tránh thai

Nếu tình trạng chảy máu giữa các chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 3 tháng, người bệnh nên đến bệnh viện để được tư vấn y tế. Đôi khi thay đổi hình thức tránh thai có thể cải thiện tình trạng này.

2. Biến chứng của thai kỳ

Các biến chứng và rủi ro trong thai kỳ có thể dẫn đến tình trạng ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt. Các biến chứng phổ biến bao gồm sẩy thai và mang thai ngoài tử cung đều có thể gây chảy máu.

Sẩy thai là tình trạng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thai kỳ, kể cả khi một người phụ nữ còn chưa nhận biết mình đang mang thai.

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng trứng được thụ tinh làm tổ ở ống dẫn trứng thay vì trong lòng tử cung. Có thai ngoài tử cung là một tình trạng nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ. Do đó, nếu nghi ngờ mang thai ngoài tử cung, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Bên cạnh đó, phá thai hoặc chấm dứt thai kỳ dưới mọi hình thức đều có thể dẫn đến đốm máu hoặc chảy máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt, kéo dài đến vài tuần. Nếu chảy máu nghiêm trọng hoặc kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm như chóng mặt, đau đầu, choáng váng, ngất xỉu, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức.

Ngoài ra, chảy máu âm đạo bất thường khi mang thai có thể là dấu hiệu nghiêm trọng. Do đó, đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ sản khoa để được hướng dẫn cụ thể.

3. Nhiễm trùng

Đôi khi chảy máu âm đạo ngoài chu kỳ kinh nguyệt có thể là dấu hiệu viêm âm đạo do nhiễm trùng, chẳng hạn như:

*

Viêm nhiễm âm đạo có thể là nguyên nhân gây chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệtNhiễm trùng do vi khuẩn như chlamydia và lậu. Đây là các loại vi khuẩn có thể lây nhiễm vào đường sinh sản thông qua quan hệ tình dục không an toàn. Các dấu hiệu bao gồm gây viêm, kích thích, đau và chảy máu âm đạo, đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục.Nhiễm nấm như nhiễm nấm men Candida có thể gây ảnh hưởng đến ống âm đạo, gây viêm và chảy máu.Bệnh viêm vùng chậu là một dạng viêm nhiễm cơ quan sinh dục, vùng chậu ở nữ giới, có thể gây đau và chảy máu âm đạo bất thường.

4. Chấn thương

Các chấn thương về da hoặc mô ở âm đạo có thể dẫn đến tình trạng chảy máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến tình trạng này là quan hệ tình dục thô bạo hoặc sử dụng các dụng cụ đưa vào âm đạo không phù hợp. Ngoài ra, âm đạo khô hoặc không được bôi trơn trước khi quan hệ cũng có thể gây đau và chảy máu.

Cơ thể có thể sản xuất một chất bôi trơn tự nhiên để chuẩn bị cho âm đạo trong quá trình quan hệ tình dục thâm nhập. Tuy nhiên, cơ chế này có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như thiếu kích thích, thay đổi nồng độ hormone, mãn kinh, tiền mãn kinh, tiểu đường hoặc áp dụng các biện pháp điều trị ung thư.

Xem thêm: Uống C Sủi Có Hết Mụn Không, Hết Mụn Không, Làm Béo Hay Giảm Cân, Uống Lúc Nào?

5. Tiền mãn kinh và mãn kinh

Giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, thường phổ biến ở độ tuổi 45 – 55. Thời kỳ mãn kinh có thể kéo dài liên tục trong 10 năm khi nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi.

Trong giai đoạn này, nồng độ hormone thường không ổn định, dẫn đến phụ nữ có thể không có chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng hoặc chu kỳ kinh nguyệt không đều. Ngoài ra, một số người có thể chảy máu giữa các chu kỳ kinh nguyệt.

*

Thời kỳ mãn kinh có thể gây rối loạn kinh nguyệt hoặc ra máu giữa chu kỳ

6. Rối loạn đông máu

Một số phụ nữ bị rối loạn chảy máu hoặc động máu có thể bị chảy máu bất thường ở âm đạo. Cụ thể các rối loạn chảy máu bao gồm:

Rối loạn đông máu chức năng thường liên quan đến các bệnh lý y tế như bệnh von Willebrand (rối loạn đông máu). Tình trạng này gây ảnh hưởng đến các thành phần khác nhau của chức năng máu và có thể dẫn đến chảy máu âm đạo.

Rối loạn đông máu tổng hợp thường liên quan đến gan và các mức độ thấp của thận, dẫn đến việc ảnh hưởng đến các thành phần điều hòa chảy máu. Do đó, nếu có các bệnh lý về gan và thận, người bệnh có thể bị ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt.

7. U xơ tử cung

U xơ tử cung là sự tăng trưởng lành tính trong thành tử cung và thường phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh nở. Hầu hết các trường hợp u xơ tử cung lành tính và không dẫn đến ung thư.

U xơ tử cung có thể gây đau vùng xương chậu nghiêm trọng và chảy máu âm đạo ngoài chu kỳ kinh nguyệt. Các dấu hiệu khác có thể bao gồm dẫn đến các cơn đau mãn tính, khó chịu, khó thụ thai, mất thai cũng như sinh non.

8. Một số bệnh ung thư

Trong hầu hết các trường hợp, ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt không phải là dấu hiệu của các tình trạng nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tình trạng này có thể là dấu hiệu của một số bệnh ung thư.

Ung thư cổ tử cung là loại bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi hoạt động tình dục, từ 30 – 45 tuổi. Chảy máu giữa các chu kỳ kinh nguyệt thường là dấu hiệu và triệu chứng đầu tiên của ung thư cổ tử cung. Các triệu chứng khác có thể bao gồm gây đau hoặc khó chịu khi quan hệ tình dục. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể bị tiết dịch âm đạo có mùi hôi khó chịu.

Ung thư tử cung là loại ung thư phổ biến ở phụ nữ trên 50 tuổi. Ra máu giữa chu kỳ có thể là dấu hiệu sớm của loại ung thư này, đặc biệt là tình trạng chảy máu sau khi đã mãn kinh. Ở phụ nữ chưa mãn kinh các dấu hiệu phụ biến thường bao gồm chảy máu nghiêm trọng giữa các chu kỳ, đau bụng kinh dữ dội hoặc đau khi quan hệ tình dục.

*

Ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư

9. Các nguyên nhân hiếm gặp

Một số nguyên nhân hiếm gặp có thể dẫn đến tình trạng ra máu giữa chu kỳ bao gồm:

Đưa một vật lạ vào âm đạoCăng thẳng cực độBệnh tiểu đườngRối loạn tuyến giápTăng hoặc giảm một khối lượng cân đáng kể

Ra máu giữa chu kỳ khi nào cần đến bệnh viện?

Nếu tình trạng chảy máu âm đạo giữa các chu kỳ kinh nguyệt nghiêm trọng hoặc kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện để được tư vấn y tế. Bên cạnh đó, đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các triệu chứng như:

Đau đớn nghiêm trọngMệt mỏiChóng mặt, hoa mặtSốt

Chẩn đoán và điều trị tình trạng ra máu giữa chu kỳ

Ra máu giữa chu kỳ có thể dẫn đến khó chịu và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để xác định các nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp. Các biện pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản.

1. Chẩn đoán

Để xác định tình trạng chảy máu giữa các chu kỳ kinh nguyệt, bác sĩ có thể đặt các câu hỏi liên quan về các triệu chứng. Do đó, người bệnh có thể giữ một quyển nhật ký về các chu kỳ kinh nguyệt và các dấu hiệu liên quan.

*

Trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được chẩn đoán và điều trị phù hợp

Bên cạnh đó, đôi khi bác sĩ cũng có thể đề nghị khám và xét nghiệm phụ khoa để đảm bảo kết quả chẩn đoán. Các xét nghiệm thường bao gồm:

Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormoneSinh thiết mô tử cungSiêu âm hoặc nội soi âm đạo

2. Biện pháp điều trị

Không có biện pháp điều trị cụ thể cho tất cả các trường hợp ra máu giữa chu kỳ. Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản dẫn đến các triệu chứng. Tuy nhiên, một số phương pháp có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bao gồm:

*

Điều trị tình trạng ra máu giữa chu kỳ phụ thuộc vào các nguyên nhân cơ bảnLiệu pháp hormone được sử dụng để điều chỉnh tình trạng mất cân bằng hormone, cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt và khôi phục lại sự cân bằng bình thường của cơ thể.Thuốc kháng sinh cho các trường hợp nhiễm trùng.Thay đổi phương pháp tránh thai nếu các phương pháp tránh thai đang sử dụng không phù hợp và là nguyên nhân dẫn đến ra máu giữa chu kỳ.Điều trị các bệnh lý liên quan như rối loạn chảy máu, bệnh hệ thống hoặc các tình trạng khác có thể gây ra máu giữa chu kỳ.Phẫu thuật mặc dù không phổ biến nhưng đôi khi có thể được chỉ định nếu các phương pháp khác không mang lại hiệu quả. Trong phẫu thuật, bác sĩ có thể loại bỏ khối lượng hoặc làm giảm niêm mạc tử cung để hạn chế lưu lượng máu kinh nguyệt.

Ngoài ra, nếu người bệnh đang có thai, vui lòng trao đổi với bác sĩ để có biện pháp chăm sóc phù hợp.

Phòng ngừa chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt

Không có biện pháp cụ thể hiệu quả có thể phòng ngừa chảy máu giữa các chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên đôi khi người bệnh có hạn chế các rủi ro bằng một số lời khuyên như:

Duy trì lối sống lành mạnh và cân nặng khoa học, bởi vì thừa cân là một trong những nguyên nhân phổ biến có thể gây rối loạn kinh nguyệt.Nếu sử dụng thuốc tránh thai, hãy sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng mất cân bằng nội tiết tố.Tập thể dục thường xuyên và vận động cơ thể phù hợp để duy trì sức khỏe, giảm căng thẳng.Để kiểm tra các cơn đau bụng kinh hoặc chuột rút nhẹ và hạn chế tình trạng chảy máu, người bệnh có thể sử dụng ibuprofen hoặc naproxen. Tuy nhiên không nên sử dụng aspirin, để tránh gây chảy máu nghiêm trọng hơn.

Xem thêm: Làm Cách Nào Để Hết Hôi Miệng, 17 Cách Trị Hôi Miệng Cực Hiệu Quả

Ra máu giữa chu kỳ có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặc dù hầu hết các nguyên nhân không nghiêm trọng tuy nhiên người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Trao đổi với bác sĩ về các triệu chứng để được hướng dẫn cụ thể.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *