showDateViet() | CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH QUẢNG BÌNH |
(Quang Binh Portal) – Sau hơn 01 năm thực hiện Đề án “Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý và tăng cường các hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018 – 2025 trên địa bàn tỉnh”, các hoạt động bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường thể chất, phát triển tầm vóc cho trẻ em, học sinh đã bước đầu mang lại nhiều hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp quản lý giáo dục trong việc xây dựng và chỉ đạo thực thi chính sách…
Đang xem: Quy định và thực hiện dinh dưỡng hợp lý
Giáo dục dinh dưỡng là nội dung quan trọng được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào giáo dục trong các nhà trường từ cấp học mầm non tới đại học thông qua tích hợp, lồng ghép trong các môn học có liên quan và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; không chỉ giúp cho trẻ hiểu rõ hơn về vai trò của chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý với sức khỏe mà giáo dục dinh dưỡng trong trường học còn giúp trẻ có thói quen ăn uống khoa học và lành mạnh từ tuổi nhỏ. Nhận thức được tầm quan trọng nên ngay sau khi Đề án được ban hành, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các sở, ban, ngành triển khai các giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền về chế độ dinh dưỡng lành mạnh, định mức dinh dưỡng phù hợp và vai trò của hoạt động thể lực, yếu tố nguy cơ dẫn đến suy dinh dưỡng, thấp còi hoặc thừa cân, nguy cơ do rượu, bia, thuốc lá; tổ chức các hoạt động truyền thông các bài tập thể dục cho học sinh tập luyện nâng cao sức khỏe phòng, chống dịch Covid-19; chỉ đạo lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng, giáo dục sức khỏe, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường vào chương trình giảng dạy; phối hợp tích cực với phụ huynh trong việc nâng cao chất lượng bữa ăn, đảm bảo chế độ dinh dưỡng hằng ngày của trẻ, đặc biệt là việc tổ chức cho trẻ uống sữa tại trường; tổ chức các hoạt động phòng, chống các dịch, bệnh, tật trong trường học (bệnh tay chân miệng, sởi, rubella, sốt xuất huyết, lao, vi rút Covid-19, vi rút Zika…) và các dịch bệnh mới xuất hiện theo các Công điện, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế.Trong hơn 01 năm qua, các sở, ngành đã phối hợp tổ chức 04 lớp tập huấn cho hơn 330 cán bộ, giáo viên, nhân viên y tế trường học về công tác phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học; 03 lớp tập huấn phòng, chống tác hại thuốc lá cho cán bộ giáo viên; thành lập 02 đoàn giám sát, đánh giá công tác phòng chống tác hại thuốc lá tại các trường học trên địa bàn toàn tỉnh; tổ chức 02 lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy môn Thể dục trong toàn tỉnh; tập huấn cho giáo viên cốt cán của 32 trường THPT về xây dựng kế hoạch dạy học và tinh giản chương trình môn Thể dục, triển khai tập huấn cho tất cả giáo viên tiểu học dạy môn Thể dục chuẩn bị cho Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Qua các lớp tập huấn, cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, nhân viên, trẻ em, học sinh, sinh viên và cha mẹ học sinh đã được nâng cao kiến thức và năng lực về dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực để nâng cao sức khỏe, dự phòng các bệnh không lây nhiễm. Hầu hết, các giáo viên, phụ huynh và học sinh được truyền thông về tầm quan trọng của Chương trình Sữa học đường trong việc phòng, chống suy dinh dưỡng, cải thiện tầm vóc, phát triển trí tuệ của trẻ em, học sinh. Cán bộ làm công tác y tế trường học, học sinh và cán bộ quản lý trong các cơ sở giáo dục và cha mẹ học sinh cũng được truyền thông về lợi ích của dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực đối với việc phòng, chống các bệnh không lây nhiễm. Nhân viên y tế trường học, nhân viên nấu ăn tại các bếp ăn tập thể được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về dinh dưỡng hợp lý, nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tăng cường hoạt động thể lực, phòng, chống các bệnh không lây nhiễm.
Hiện nay, các đơn vị mầm non, phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật, phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh đã tổ chức bữa ăn bán trú, cung cấp bữa ăn tại trường học cho học sinh đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo quy định; 100% bếp ăn bán trú của các trường học trên địa bàn đều đảm bảo tiêu chuẩn quy định của bếp một chiều; không có tình trạng ngộ độc thực phẩm xảy ra tại các đơn vị trường học hoặc các biểu hiện bất thường liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm; 100% đơn vị mầm non trên địa bàn đã tổ chức bán trú cho trẻ uống sữa tại trường ít nhất 02 lần/tuần; tất cả các cơ sở giáo dục không bán các thực phẩm, đồ uống không đảm bảo dinh dưỡng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có lợi cho sức khỏe trẻ em, học sinh. Các cơ sở giáo dục cũng thực hiện đầy đủ quy định về hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh thông qua các hoạt động chính khóa và ngoại khóa.
Xem thêm: Phèn Chua Là Gì? Có Ăn Được Không? Tác Dụng Của Phèn Chua Trong Làm Mứt
Ngoài ra, nhằm tăng trưởng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động thể lực trong trường học, năm học 2019 – 2020, toàn tỉnh đã huy động từ nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức và cá nhân ước tính trên 08 tỷ đồng để xây dựng các bể bơi, nâng cấp hệ thống sân tập, mua sắm bổ sung trang thiết bị, dụng cụ luyện tập…
Mặc dù các sở, ban, ngành trong tỉnh đã phối hợp tổ chức được nhiều hoạt động góp phần tăng cường hiệu quả trong thực hiện Đề án, tuy nhiên, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ công tác tổ chức ăn bán trú ở một số trường học còn gặp nhiều khó khăn, nhất là các trường học thuộc vùng dân tộc thiểu số; diện tích khuôn viên một số trường học còn chật hẹp, hệ thống sân chơi bãi tập của nhiều trường chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, vui chơi giải trí của học sinh…; một số trường học tổ chức ăn bán trú nhưng thực tế không biết thế nào là đúng và đủ; công tác giáo dục thể chất còn lạc hậu và khác xa với mong muốn, việc này phần nào ảnh hưởng sự phát triển của học sinh, sinh viên.
Trong thời gian tới, ngành Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương rà soát, đánh giá thực trạng triển khai các hoạt động dinh dưỡng học đường và giáo dục thể chất ở từng cấp học tại địa phương và đề ra các giải pháp thực hiện đối với từng cấp học; nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên y tế trường học về công tác bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể chất trong các cơ sở giáo dục; tăng cường các hoạt động giáo dục thể chất, tăng cường thể lực cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục; đồng thời xây dựng các tài liệu, hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em, học sinh và sinh viên, tài liệu về các bệnh, yếu tố nguy cơ, nhất là rượu bia thuốc lá. Bên cạnh đó, các sở, ngành cũng sẽ tiếp tục phối hợp triển khai Chương trình Sữa học đường, bảo đảm chất lượng sữa dùng trong Chương trình Sữa học đường; xây dựng các tiêu chuẩn về dinh dưỡng đối với bữa ăn học đường; tiêu chuẩn dinh dưỡng của các thực phẩm, đồ uống bán ở căn tin trường học và quy định về thời gian hoạt động thể lực cho học sinh, sinh viên trong trường học phù hợp với lứa tuổi; tăng cường huy động các nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể chất trong các cơ sở giáo dục.
Xem thêm: Tác Dụng Của Viên Uống Vitamin E, Công Dụng Của Vitamin E
Ngoài ra, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng tiếp tục đề nghị Chính phủ tăng nguồn kinh phí cho các địa phương còn nhiều khó khăn như tỉnh Quảng Bình để xây dựng sân chơi, bãi tập, nhà thi đấu đa năng cho hệ thống các trường học; quan tâm hơn nữa đến chính sách hỗ trợ thêm tiền ăn cho trẻ em từ 02 – 06 tuổi ở các đơn vị thuộc vùng đặc biệt khó khăn để giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở hai thể thấp còi và nhẹ cân…