Tôi mù tịt công nghệ thông tin. Tôi cũng không ưa cuộc sống ảo. Dù vẫn biết cụôc sống ngỡ là thực này vẫn chỉ là mộng, huyễn, bào ảnh, sương mai.. Đối với tôi, vi tính là một cái máy đánh chữ, tiện lợi hơn một chút cho việc sửa bài, lưu bài…. dù vẫn kiếm tìm vất vả! Nhưng rồi do nhu cầu nghiên cứu, học hỏi, tôi cũng phải mò mẫm lên mạng lai rai. Bỗng thấy ngày càng nhiều những bài viết, những sách… của mình xuất hiện. Có nhiều chỗ sai sót, nhiều chỗ khuyết danh, tam sao thất bổn! Từ đó, mơ ước có cách nào đó gom góp lại, phân lọai ra, bổ sung thêm… để chính thức thành một tập tư liệu “động”, có thể chia sẻ với mọi người, làm chỗ giao lưu với bạn bè, tương tác với bạn đọc gần xa. Vả lại, thêm tuổi tác, có khi cũng cần thêm chút bận rộn nào chăng?…

Cầu được ước thấy. Một hôm, một người bạn trẻ không quen biết gởi tôi một cái “meo”, nói em đọc tôi từ hồi còn nhỏ trên Mực Tím, nay muốn đến thăm. Trò chuyện một lúc mới hay em chuyên về công nghệ thông tin, sẵn sàng giúp tôi làm một trang web riêng mình, tập hợp các bài víêt lại, làm chỗ trao đổi giao lưu, và có thể trở thành một nơi tham vấn, tư vấn sức khỏe cho bạn bè khi cần đến… Và rồi chỉ vài hôm sau, đã thấy xuất hiện namlimquangnam.net coi cũng ngồ ngộ. Tôi nói muốn trang web của mình nghiêm túc, vì là một thầy thuốc, tôi phải chịu trách nhiệm về những gì mình viết, mình hướng dẫn chuyên môn. Dĩ nhiên, bên cạnh đó, có phần văn học, bay bổng hơn và phần đạo học, trầm lắng, vốn là những điều tôi vẫn đang sống và viết.

Đang xem: Phòng khám bác sĩ đỗ hồng ngọc

Hình như theo “truyền thống” của một trang nhà, tôi phải viết đôi lời tự giới thiệu: “About me” mới là phải phép. Tôi lần lữa mãi. Biết viết gì đây? Rồi nghĩ rằng hay là gom góp vài tư liệu đâu đó thành “Một chút tôi” cũng hay, một cơ hội để làm quen nhau vậy. Sẻ chia, ấy chính là hạnh phúc.

BS Đỗ Hồng Ngọc

Saigon, tháng 5. 2009

Lên non hái lá

*

Người xưa tìm thuốc lên non hái lá. Thử nếm. Thử chữa bệnh cho mình. Rồi mới dám mà sẻ chia cho bạn bè hàng xóm, giữa chốn thân quen. Phải phơi nắng, phơi sương, phải chẻ, phải sao, phải sắc. Ba chén sáu phân. Tùy bệnh trạng mà gia giảm. Thuốc chữa đựơc bệnh cũng là thuốc độc. Chỉ cần một chút sơ sẩy, hững hờ!

Tôi là một người thầy thuốc, một bác sĩ, mà cũng là một bệnh nhân, lắm nỗi lao đao, đi tìm thuốc chữa cho chính mình. Mới thấy tốt nhất là đừng nên có bệnh! Đừng phải cần đến thuốc men. Nhưng “Không hẹn mà đến, không chờ mà đi, bốn mùa thay lá thay hoa thay mãi đời ta…” (TCS)

Có lần tôi hỏi một vị sư có phải câu hay nhất trong kinh Kim Cang là “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” không, sư nhẹ nhàng bảo không, Kim Cang câu nào cũng hay! Câu nào cũng hay? Vậy mà sao ta chỉ thấy những chưng hửng, ngẩn ngơ, lủng ca lủng củng. tối mịt tối mò. Hay là đã tự ngàn xưa nên tránh sao khỏi tam sao thất bổn? Hay là phải chắt lọc bốn câu một kệ mới thấy chỗ vi diệu thậm thâm? Làm sao mà “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” đủ làm cho lục tổ Huệ Năng đại ngộ? Làm sao mà “đối cảnh vô tâm” đủ làm cho vua Trần Nhân Tông trở thành Tổ sư thiền phái Trúc Lâm? Làm sao mà hai trăm năm trước Nguyễn Du phải đốt nến đọc Kim Cang đến ngàn lần… Ngã độc Kim Cương thiên biến linh/ Kỳ trung áo chỉ đa bất minh! ( Kim Cương đọc đến ngàn lần/ Mà trong mờ ảo như gần như xa- T.V) để rồi cuối cùng mới chợt tỉnh thấy ra kinh không chữ mới thật là chân kinh ( chung tri vô tự thị chân kinh-ND)! Kinh không chữ ư? Đọc giữa dòng ư?

…. Vượt qua cái chữ, thấy đựơc kinh vô tự, ấy là đã thôi không dừng trên văn tự nữa mà đã bước vào quán chiếu để từ đó mà thấy đựơc thực tướng Bát nhã!

Nó vậy đó. Nó “Như như bất động”. .

Xem thêm: Cách Chữa Tắc Tia Sữa Bằng Lá Bồ Công Anh Chữa Tắc Sữa Bằng Lá Bồ Công Anh

Kẻ làm thầy thuốc có thể chữa được cái đau mà không chữa được cái khổ. Có thể chữa được cái bệnh mà không chữa được cái hoạn. Có thể chữa được cho người mà không chữa được cho mình. Nên phải cầu học, tìm học khôn khuây.

Xem thêm: Bánh Xe Lãng Tử Là Thuốc Gì ? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi

…………..

Trích Lời ngỏGươm Báu Trao Tay

 

Cà kê dê ngỗng…

Tôi là một kẻ làm biếng, lại hành cái nghề mà ông tổ là cụ Hải thựơng Lãn ông, ông già lười ở làng Hải Thương, vậy mà bỗng trở thành một ngừơi bận rộn lúc nào không hay!

Số là ông bạn nhà báo của tôi, ông Trần Trọng Thức, một hôm gõ cửa bảo: “Nghe nói ông sắp về hưu, rổi rảnh, viết cái gì đó cho báo Doanh nhân Saigon Cuối tuần cho vui đi”! Nghe “doanh nhân” tôi đã hoảng vì cái sự bận rộn của họ. Biết ý, ông cười: Đây là “Doanh nhân cuối tuần”, không phải chuyện làm ăn đâu! Viết cái gì cũng đựơc, miễn là cà kê dê ngỗng.có hơi hướm sức khỏe một chút… là đựơc! Tôi bèn tra tự điển: cà kê, có nghĩa là dài dòng, hết chuyện này sang chuyện khác, còn dê ngỗng thì ai cũng biết! Thôi thì nể bạn…

Tôi nhớ André Maurois, người mà tôi rất mến mộ đã từng víết Lettres à l’inconnue (Thư gởi người đàn bà không quen biết, Bản dịch Ngyễn Hiến Lê) bằng cách tưởng tượng ra một người phụ nữ xinh đẹp, tuổi khoảng ba mươi, có nhan sắc, thông minh và nhạy cảm… để ông viết mỗi tuần một bức thư gởi cho người trong… mộng, trao đổi về mọi thứ chuyện trên đời. Tôi thử bắt chước tạo ra cái mục Thư gởi người bận rộn, lấy ý từ chữ business, là ‘bận rộn’ xem sao. Và tôi cũng tưởng tượng ra người bận rộn của tôi. Nghĩ gì viết đó. Cà kê dê ngỗng mà. Nhưng viết chỉ được ít lâu thì hết chuyện. Nhớ hồi xưa có đọc một cái truyện ngắn đâu đó kể một ngừơi cô đơn, cả đời không ai thèm viết thư cho mình, thấy bạn bè ai cũng có thư đọc mà giận, bèn mỗi ngày tự viết cho mình một bức, đem ra bưu điện gởi về địa chỉ với tên mình đàng hoàng, rồi cũng ung dung mở thư ra đọc, tủm tỉm cười một mình khoái trá…Tôi lại bắt chước anh ta mỗi tuần viết cho mình một bức thư như vậy. Chẳng ngờ đựơc độc giả khen, nói cà kê dê ngỗng mà coi cũng đựơc! Từ đó tôi trở thành một ngừơi bận rộn…Thứ Tư nào cũng phaỉ nộp cho tòa sọan một bức thư bất kể trời mưa hay nắng! Mà độc giả mới dễ thương làm sao…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *