Nhật ký của mẹDành Cho Chuyên Viên Y TếSản phẩmKhuyến mãiBàn Tròn Nuôi Dạy Con Thông Minh – Ứng Biến
Nhật ký của mẹDành Cho Chuyên Viên Y TếSản phẩmKhuyến mãiBàn Tròn Nuôi Dạy Con Thông Minh – Ứng Biến
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, bố mẹ càng trò chuyện nhiều với trẻ nhỏ, não bộ của trẻ càng được “kích hoạt”, từ đó giúp trẻ phát triển trí thông minh tốt hơn. Đừng đợi đến lúc trẻ lên 3 mới bắt đầu “tập nói”. Ngôn ngữ cần được phát triển từ sớm, bằng những cách dạy con thông minh dễ áp dụng dưới đây.
Đang xem: Phát triển trí thông minh cho trẻ
1. Nói, nói, và… nói
Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu trẻ càng được trò chuyện nhiều trong thời thơ ấu thì càng có vốn từ vựng tốt, biết cách sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và trở nên nhạy bén hơn trong quá trình học hỏi về sau. Không có cách nào dạy con thông minh đơn giản hơn là nói, nói và nói với trẻ càng sớm càng tốt. Hãy cố gắng trả lời mọi thắc mắc của trẻ. Khi trẻ chưa biết nói, cha mẹ cũng cần liên tục chuyện trò, cho trẻ nhìn thấy mẹ phát âm như thế nào. Hãy chia sẻ cùng con về mọi thứ xung quanh. Ví dụ: “Đây là con cá. Con cá đang bơi”, “Đây là tay”, “Đây là quả cam”…
2. Đọc cho trẻ nghe
Trẻ 1 – 1,5 tuổi đã có khả năng hiểu được một số từ mà người lớn sử dụng. Từ 1,5 – 3 tuổi, trẻ bước vào giai đoạn phát triển ngôn ngữ tích cực và có những bước tiến vượt bậc. Do đó, không bao giờ là quá sớm để đọc cho con nghe cả.
Những câu chuyện có tính giáo dục cao, nhẹ nhàng, gần gũi sẽ kích thích khả năng tư duy, tập tính kiên nhẫn và dạy cho trẻ về tình yêu thương. Khi trẻ đến tuổi tập nói, sau mỗi câu chuyện, mẹ hãy hỏi bé những câu hỏi có liên quan đến nội dung, nhân vật… để giúp trẻ học cách ghi nhớ và diễn đạt thành lời.
3. Tạo cơ hội cho trẻ đi và nhìn nhiều hơn
Kể từ lúc trẻ biết đi mẹ đã hoàn toàn có thể áp dụng các phương pháp cơ bản trong phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Kỹ năng này giúp trẻ trau dồi từ vựng, óc quan sát, khả năng nghe nhìn của con.
Dắt trẻ đi đến những nơi có bầu không khí trong lành, nhiều cây xanh như công viên, khu vui chơi… không chỉ giúp trẻ được hòa nhập với thiên nhiên mà còn là cơ hội mẹ giới thiệu đến con những điều mới mẻ.
Xem thêm: Đau Bụng Đi Ngoài Ra Nước Nhiều Lần, Đau Bụng Đi Ngoài Ra Nước
Mẹ có thể để con tự do chạy nhảy và khám phá, sau đó hỏi xem con đã quan sát và thấy được những gì. Cứ thế, trong cuộc sống mẹ hãy luôn đóng vai cô giáo, chỉ cho con mọi thứ. Chỉ cần cha mẹ để tâm lưu ý, nghe và nói cùng trẻ, trẻ sẽ nhanh chóng có được vốn từ phong phú. Không chỉ phát triển ngôn ngữ, chính quá trình vui chơi ngoài trời, tìm hiểu từ thực tế cũng giúp trí não của trẻ phát triển tốt hơn.
4. Rèn luyện khả năng nghe nhạc
Cho trẻ nghe nhạc thường xuyên cũng chính là cách giúp trẻ rèn luyện khả năng nghe, cảm nhận và phát âm cho trẻ. Âm nhạc góp phần kích thích não bộ của trẻ, tạo tiền đề cho sự phát triển ngôn ngữ.
5. Hạn chế tivi và điện thoại thông minh, máy tính bảng
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng trẻ em dưới 2 tuổi không nên xem truyền hình, và trẻ em từ 2 tuổi trở lên không dùng quá 2 giờ cho tivi, điện thoại thông minh, máy tính bảng. Mẹ cũng nên chọn lọc những chương trình phù hợp với độ tuổi của trẻ, xem cùng con và trò chuyện về nhân vật hoặc diễn biến của những bộ phim hoạt hình, thay vì mở tivi hoặc đưa cho con chiếc máy tính bảng chỉ với mục đích giữ cho trẻ chịu ngồi yên.
6. Luôn áp dụng phương pháp lấy trẻ làm trung tâm
Trẻ nhỏ rất tò mò, hiếu động và thích làm mọi thứ theo ý mình. Điều này rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ. Mẹ chỉ cần giữ cho trẻ an toàn trong tầm kiểm soát là được.
Xem thêm: Dáng Đứng Bến Tre – Nhớ Ai Đứng Như Bóng Dừa
Chẳng hạn, mẹ đang cố gắng dạy trẻ đếm từ 1 đến 10, nhưng trẻ lại nhìn ra ngoài trời và quan tâm đến chuyện… trời mưa. Lúc này, đừng cố gắng “ép” trẻ tập đếm tiếp, thay vào đó mẹ hoàn toàn có thể để trẻ “dẫn dắt” câu chuyện, bằng cách trả lời con: “Ồ, mẹ thấy rồi. Trời mưa!” và chuyển sang cùng trẻ trò chuyện về trời mưa, như: “Mưa lớn quá!”, “Con có thích mưa không?”, “Để khỏi ướt mình phải làm gì?”, “Áo mưa của con để ở đâu?”, “Áo mưa của con màu gì?”…
Ngoài những cách trên, mẹ đừng quên bổ sung dinh dưỡng là yếu tố quan trọng để tăng cường trí thông minh cho trẻ. Từ 2 tuổi trở lên là giai đoạn trẻ học các kỹ năng cơ bản về ngôn ngữ, vận động, và giao tiếp xã hội. Để giúp trẻ mau lớn và học hỏi tốt trong suốt giai đoạn phát triển này, trẻ cần được cung cấp đầy đủ năng lượng và các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể phát triển toàn diện, giúp xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh và sự phát triển nhanh chóng của não bộ. Mẹ nên bổ sung thực phẩm chứa các dưỡng chất quan trọng tốt cho sự phát triển của não bộ trẻ bao gồm DHA, AA, Lutein, Omega 3, Omega 6, Taurin, Cholin, Sắt, Kẽm, Acid Folid, Iốt …. Trong đó nên chú trọng chọn sản phẩm có bổ sung HMO, Vitamin E tự nhiên, DHA và Lutein có tác dụng hỗ trợ phát triển trí não, tăng cường hệ miễn dịch và giúp đôi mắt khỏe mạnh.