Đức Phật A Di Đà là ai? Phật A Di Đà có thật hay không? Nguồn gốc Phật A Di Đà như nào? Phật A Di Đà có phải là Phật tổ không?

Câu trả lời có ngay trong bài viết này.

Đang xem: Niệm Phật A Di Đà Cầu Siêu Bạt Độ Chư Hương Linh

Phật A Di Đà là ai?

Đức Phật A Di Đàlà một vị vua trong truyền thuyết theo kinh điển Phật giáo Đại Thừa, người đã từ bỏ vương quốc của mình để trở thành một tu sĩ Phật giáo và có tên là Dharmakara, có nghĩa là “Kho Chứa Pháp”. Nhiều Phật tử thuộc trường phái Tịnh Độ thường xuyên niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” để nương tựa thân mình vào Phật A Di Đà để Ngài dẫn họ về cõi Tây Phương Cực Lạc sau khi chết.Theo các kinh sách, Phật A Di Đà sở hữu công đức vô hạn phát sinh từ những việc tốt không biết bao nhiêu kiếp trước. “A Di Đà” có thể dịch là “Ánh Sáng Vô Hạn” do đó Phật A Di Đà thường được gọi là “Đức Phật Ánh Sáng”.

*
*

Hình ảnh Đức Phật A Di Đà

Được truyền cảm hứng bởi những lời dạy của Đức Phật Lokesvaraja, Đức Phật A Di Đà đã lập ra 48 lời thề nguyện tuyệt vời để cứu độ chúng sinh. Lời thề thứ 18, là nền tảng của Tịnh Độ: “Nếu sau khi đạt được Phật quả, tất cả chúng sinh khát khao thành thực và đức tin để được tái sinh trong đất của tôi, niệm tên tôi 10 lần mà không được sinh ra ở đó, thì tôi không thể đạt được giác ngộ hoàn hảo.” Kể từ đó, Phật A Di Đà sau 5 năm tu luyện, cuối cùng đã đạt được giác ngộ tối cao. Điều này có nghĩa là lời tuyên thệ từ bi và vĩ đại của Ngài giờ đây đã trở thành hiện thực, cõi Tây Phương Cực Lạc (Pure Land – Sukhavati) đã được thiết lập, đau khổ của chúng sinh sẽ được giải thoát nếu họ có đức tin để gọi tên Ngài.

Nguồn gốc, sự tích Phật A Di Đà

Theo kinh Bi Hoa, thuở xa xưa vào một đại kiếp gọi là Thiện Trì, cõi nước Tản đề Lam, có một vị Chuyển luân Thánh Vương là Vô Tránh Niệm, thống trị bốn châu thiên hạ: Một là Đông Thắng Thần Châu, hai là Nam Thiện Bộ Châu, ba là Tây Ngưu hoá Châu, bốn là Bắc câu lô Châu.

Vua Vô Tránh Niệm có 32 tướng tốt như Phật, dùng pháp hiền thiện minh triết giáo hoá thống trị quốc dân. Người hành Thập thiện được khen thưởng quí trọng, người hành Thập ác bị trừng phạt bằng tiếng sét như sấm trời, loại người ấy ra khỏi cộng đồng sự sống.

Đến khi nhiều người sống thập ác, Vua Vô Tránh Niệm và triều thần quyến thuộc không xuất hiện nữa, vì ngài không nỡ diệt hết bọn xấu, để cho quy luật nhân quả đủ cơ duyên vận hành dạy cho chúng kinh nghiệm.Theo luận Câu Xá, quyển 12, thời Vua Vô Tránh Niệm xuất hiện tuổi thọ nhân loại cao đến tám vạn tuổi, môi trường sinh thái tinh khiết, đất đai mầu mỡ, cây cỏ xinh tươi, vật chất sung mãn.

Trong triều đình của Vua Vô Tránh Niệm có quan đại thần Bảo Hải, dòng Phạm Chí rất tinh thông Thiên văn học, mến mộ Phật giáo (Bảo Hải là tiền thân Phật Thích Ca) ông có người con trai tướng hảo thông tuệ, khi mới đản sinh được các nhà tôn quí kính tặng nhiều châu báu nên đặt tên là Bảo Tạng.

Bảo Tạng nhận thấy thân tâm thế giới vô thường khổ, nên xin với cha mẹ xuất gia tu Phật. Tu tập tinh chuyên không bao lâu sau tu sĩ Bảo Tạng chứng quả vô thượng chánh đẳng giác thành Phật hiệu Bảo Tạng Như Lai. Danh thơm tiếng tốt của Phật Bảo Tạng đến tai Vua Vô Tránh Niệm, Vua cũng thỉnh Phật và chư tăng vào vương cung cúng dường trong ba tháng hạ chu đáo.

Lúc bấy giờ quan đại thần Bảo Hải, sau khi nghe pháp chứng thánh quả Tu đà hoàn trở thành cư sĩ Bồ Tát, nhân một buổi thiết triều bàn luận quốc sự xong, tâu với vua Vô Tránh Niệm: “Bệ hạ cúng dường cầu quả phúc nhân thiên mỹ mãn cũng chỉ ở trong tướng vô thường biến đổi như gió thoảng mây tan.

Do túc nghiệp tu phúc huệ hữu lậu đời trước nay được quả vị tôn quí không ai sánh kịp, thuận tiện giúp đời khôn sáng, cơm no, áo ấm; nhưng chiều sâu tâm lý bệ hạ và thần dân vẫn bất an vì sanh lão bịnh tử khổ. Chi bằng phát tâm bồ đề, hành Bồ tát đạo Kiến tạo nước Phật thì hạnh phúc cho toàn dân biết mấy”.

Vua Vô Tránh Niệm nghe qua đẹp ý, thu xếp việc triều chính, đến vườn Diêm phù đàn cúng dường Phật tăng thính pháp. Đến nơi thấy Bảo Tạng Như Lai nhập định phóng quang sáng suốt, soi rõ mười phương thế giới Tịnh Độ của chư Phật cho chúng hội chiêm bái.

Đồng thời, Vua Vô Tránh Niệm cũng nhập chúng, xét thấy nhân dân của mình sắc thân không ngời sáng như dân Phật, trí tuệ cũng kém hơn, quốc độ đền đài cung điện thô thiển bằng cây đá chạm trổ. Trong khi đó cung điện xứ Phật làm bằng bảy báu lưu ly, xa cừ, xích châu, mã não, san hô, hổ phách…Đặc biệt không có cõi Phật nào có dân nghèo khó, bệnh viện, nghĩa địa.

Chiều đến quan đại thần Bảo Hải từ tạ Vua về dinh thự riêng, Vua Vô Tránh Niệm hồi cung suốt đêm không ngủ hồi tưởng tư duy, suy xét rút tinh tuý các nước Phật làm thành đại nguyện xây dựng nước Phật cho mình. Sáng sớm Vua đến lễ bái Phật Bảo Tạng xin chứng minh đại nguyện Bồ đề, dù trăm ngàn kiếp khổ khó thực hiện quyết không thối chí. Ngài phát 48 lời đại nguyện.

Ðức Phật A Di Ðà, kiếp trước là con của Đức Ðại Thông Trí Thắng Như Lai. Ngài nhờ công đức thường giảng kinh Pháp Hoa cho chúng sinh nghe nên thành Phật hiệu là A Di Ðà, ở cõi Tây phương Cực lạc.Muốn cho chúng sanh cõi này vượt khỏi kiếp lầm than của những cái khổ của sinh, lão, bệnh, tử nên Đức Phật Thích Ca nói rõ nhân địa hạnh nguyện của Phật A Di Ðà. Đồng thời, khai thị pháp môn Tịnh độ tu hành rất dễ dàng. Từ thượng lưu trí thức đến hạng dân thường, nếu ai chuyên tu, cũng đều được vãng sinh cả.

Xem thêm:

Ý nghĩa tên Phật A Di Đà

Phật A Di Đà là đức Phật làm giáo chủ cõi Tây phương Cực Lạc.

Tên Ngài có 3 nghĩa:

– Vô lượng quang có nghĩa là hào quang trí tuệ của Ngài chiếu khắp các thế-giới.

– Vô lượng thọ có nghĩa là thọ mạng của Ngài sống lâu không lường kể.

– Vô lượng công đức có nghĩa Đức Phật A Di Đà làm những công đức không ai kể xiết.

Hình ảnh Phật A Di Đà

Phật A Di Đà trên đầu có các cụm tóc xoắn ốc, mắt nhìn xuống, miệng thoáng nụ cười cảm thông cứu độ, khoác trên người áo cà sa màu đỏ (tượng trưng cho màu mặt trời lặn phương Tây).

*

*

Tư Thế Tay Của Đức Phật A Di Đà

Phật A Di Đà có thể trong tư thế đứng, tay làm ấn giáo hóa – tức là tay mặt đưa ngang vai, chỉ lên, tay trái đưa ngang bụng, chỉ xuống, hai lòng bàn tay hướng về phía trước; trong mỗi tay, ngón trỏ và ngón cái chạm nhau làm thành vòng tròn.

Phật A Di Đà cũng có thể ngồi kiết già trên tòa sen, tay bắt ấn thiền (tay để ngang bụng, lưng bàn tay phải nằm chồng lên lòng bàn tay trái, hai ngón cái chạm nhau). Trên tay Phật có thể giữ một cái bát, là dấu hiệu cho giáo chủ.Nhân vật đi kèm Phật A Di Đà thường được minh họa cùng hai vị Bồ Tát là Quán Thế Âm (bên trái, cầm cành dương và bình nước cam lộ) và Đại Thế Chí (bên phải, cầm bông sen xanh).

Thường năm đến ngày 17 tháng 11, các phật tử làm lễ vía của Ngài. Người ta thường niệm danh hiệu Ngài khi gần lâm chung để được về cảnh giới Cực Lạc.

Phật A Di Đà có phải là Phật tổ không?

Quý vị không nên có sự nhầm lẫn giữa Phật A Di Đà và Phật Tổ. Phật A Di Đà chính là Phật A Di Đà, là vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Phật Giáo Đại Thừa. Tên của ngài có nghĩa là thọ mệnh vô lượng và ánh sáng vô lượng (Vô Lượng Thọ – Vô Lượng Quang).

*
*

Phật Tổ (Phật Thích Ca Mâu Ni) và Phật A Di Đà

Còn Phật Tổ hay còn gọi là Phật Thích Ca Mâu Ni, ngài là thầy của hết thảy vạn vật trên thế gian, là người sáng lập ra đạo Phật. Chúng ta thường nghe nói về “ông tổ, bà tổ” là để chỉ điều này. Người mở đầu cho một phong trào, một thể chế, một đạo giáo,… thì được tôn làm Tổ.

Điểm phân biệt rõ ràng nhất ở hai vị Phật này là Phật A Di Đà khoác áo cà sa màu đỏ, trước ngực có chữ Vạn. Còn Phật tổ Như Lai thì khoác áo cà sa màu vàng và trước ngực không có chữ vạn.

Phật A Di Đà có thật không?

“Đức Thích Ca không bao giờ nói dối, chư Tổ Sư không bao giờ nói dối” . Nếu Đức Phật A Di Đà không có thật hay thế giới Tây Phương Cực Lạc không có thật thì Phật Tổ Như Lai đã chẳng tuyên thuyết về kinh Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang làm gì.

Hơn nữa, nói dối là một trong năm giới cấm của đạo Phật. Chúng ta – những người con của Phật đều không thể không biết điều này. Tin vào Phật Pháp sẽ thấy được sự tồn tại của Đức Phật A Di Đà, còn đã không tin thì có nói gì cũng vô ích.

Ánh sáng trí huệ chỉ dành cho những người giác ngộ, biết nơi đâu là điều mình cần hướng đến. Người tu hành đắc đạo, tin tưởng vào sự màu nhiệm của Đạo, sẽ được vãng sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, nơi chỉ có lạc thú và không còn tồn tại thống khổ như chốn trần gian.

Xem thêm: 16 Tác Dụng Của Măng Tây Đối Với Sức Khỏe Và Các Lưu Ý Khi Sử Dụng

Bước vào con đường học đạo, tu đạo là một con đường rất dài. Bản chất thì rất ngắn đó là tu để giải thoát khỏi thống khổ, nhưng sự học đạo thì có khi mất cả một đời. Vì vậy, chúng ta cần phải nắm rõ những kiến thức chuẩn xác về xuất thân, lịch sử cũng như mọi điều liên quan đến từng vị Phật. Có như vậy, mới thể hiện đầy đủ nhất lòng tôn kính của chúng ta.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *