Với nhiều phụ huynh chưa biết thuốc hạ sốt có uống chung với sữa được không thì chắc hẳn luôn băn khoăn không biết nên cho con uống thuốc như thế nào cho hiệu quả và đúng đắn. Một số trường hợp bé bị nôn khi uống thuốc, bố mẹ cho bé uống lại cũng tiềm ẩn những lo lắng. Vậy nên, bạn không thể bỏ qua bài viết sau đây để biết thêm những cách uống thuốc trong thời kì bé ốm sốt, mệt mỏi.

Đang xem: Cho bé uống thuốc với sữa, nước trái cây có hại không?

1/ Thuốc hạ sốt có uống chung với sữa được không? 

Theo các chuyên gia, bạn tuyệt đối không được cho bé uống thuốc hạ sốt chung với sữa. Bởi điều này sẽ khiến thuốc phản ứng với các thành phần của sữa gây ra tình trạng thuốc không phát huy hết tác dụng và có thể biến dạng ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Mặc dù các mẹ thường cho bé uống thuốc hạ sốt chung với sữa nhằm giúp cho bé dễ dàng uống thuốc hơn tuy nhiên các mẹ không thể lường trước được những tác hại nguy hiểm như sau:

– Làm giảm khả năng của thuốc

Sữa bao gồm các chất hữu cơ, nước và chất khoáng vi lượng cùng độ kiềm cao sẽ làm giảm tác dụng của thuốc hạ sốt đối với việc điều trị bệnh của bé. Ngoài ra, canxi có trong sữa sẽ khi kết hợp với thuốc khiến thuốc khó tan khiến cơ thể bé không thể hấp thu và hạ sốt được

– Gây biến dạng đặc tính của thuốc

Điều đáng lo ngại nhất đối với việc thuốc hạ sốt có uống chung với sữa được không đó là tình trạng biến dạng thuốc gây ra những tác hại nguy hiểm đối với sức khỏe của bé. Khi xảy ra các phản ứng hóa học, ngoài tình trạng thuốc không thể tan để hấp thụ, chúng còn khiến trẻ có nguy cơ bị sốc thuốc, ngộ độc thuốc, khả năng ảnh hưởng đến tính mạng khá cao nếu không được xử lý kịp thời.

*

Không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt chung với sữa

2/ Trẻ uống thuốc hạ sốt bị nôn có nên uống lại?

Với việc thuốc hạ sốt có uống chung với sữa được không không được khuyến khích sử dụng thì trẻ phải uống thuốc trực tiếp. Chính điều này sẽ xảy ra tình trạng bé nôn khi gặp thuốc khó uống. Vậy trẻ uống thuốc hạ số bị nôn có nên uống lại?

Thực tế đã cho thấy rằng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch và sức đề kháng còn chưa hoàn thiện khiến việc uống thuốc gặp rất nhiều khó khăn, trẻ có thể bị nôn trớ khi thuốc hạ sốt quá khó uống. Nếu bố mẹ cho con uống thuốc mà gặp trường hợp bé nôn trong khoảng 20 phút đổ lại thì nên bổ sung lại thuốc cho con bởi lúc này thuốc chưa thể hấp thụ vào cơ thể của bé để phát huy tác dụng kịp thời.

Sau 20 phút thì mẹ không nên cho bé uống lại thuốc bởi thuốc đã có thời gian thẩm thấu vào cơ thể bé. Đặc biệt đó là thuốc hạ sốt, thuốc kháng sinh thường có tác dụng chậm, cần thời gian phát huy tác dụng để trị bệnh.

Chú ý: bên cạnh thuốc hạ sốt, với các loại thuốc dạng siro, thuốc ho, thuốc điều trị hen suyễn, … thì mẹ không nên cho con uống lại bởi đây là những loại thuốc có tính chất thẩm thấu nhanh nên khi cho con uống lại thuốc ngay có thể gây ra tình trạng quá liều thuốc, ngộ độc thuốc.

*

Loại thuốc sử dụng và liều lượng sẽ quyết định việc bé có nên sử dụng lại thuốc khi nôn

3/ Làm sao để bé uống thuốc hạ sốt dễ hơn mà không cần uống sữa

Khi lo ngại vấn đề thuốc hạ sốt có uống chung với sữa được không luôn gây ra những vấn đề nan giải thì các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số cách cho bé uống thuốc hạ sốt dễ dàng hơn như sau:

Sử dụng thuốc hạ sốt dạng siro

Hiện nay có rất nhiều các loại thuốc hạ sốt dạng siro với hương vị trái cây dễ uống giúp bé dễ dàng uống thuốc hạ sốt hơn.

*

Mẹ có thể cho con uống các dạng thuốc bằng siro

Lưu ý đối với các loại thuốc hạ sốt dạng viên

+ Khi sử dụng cho trẻ lớn: mẹ có thể cho bé uống trực tiếp, tránh bẻ nhỏ, dầm nhuyễn bởi có thể khiến vị của thuốc trở nên khó uống hơn.

Xem thêm: Phải Làm Sao Để Quên Đi Hết Những Ký Ức Tồi Tệ: 15 Bước (Kèm Ảnh)

Sau khi uống thuốc, mẹ có thể dành cho bé một viên kẹo để động viên bé cũng như giúp bé quên đi vị đắng của thuốc.

+ Khi sử dụng cho trẻ sơ sinh: mẹ nên hòa thuốc dạng viên, bột với nước để nguội và cho bé uống. Để giúp bé cảm thấy dễ dàng hơn, mẹ có thể sử dụng đá lạnh làm tê đầu lưỡi của bé hoặc pha thuốc với một chút đường.

+ Đối với trẻ trong thời gian ăn dặm: hòa thuốc vào thức ăn của bé và cần có liều lượng xác định để tránh làm mất tác dụng của thuốc. Tuyệt đối không cho bé uống thuốc hạ sốt chung với sữa.

Điều chỉnh tư thế và thời gian uống thuốc của trẻ

Mẹ nên cho bé ngẩng cao đầu, hơi nghiêng và dùng muỗng để đưa thuốc vào phía bên trong sao cho không để thuốc chạm vào phần mép lưỡi của bé gây ra cảm giác đắng mạnh cho trẻ.

Để tác dụng phụ của thuốc hạ sốt không xảy ra, mẹ nên cho con uống thuốc sau khi uống sữa khoảng 2 giờ để thuốc hạ sốt phát huy tốt nhất chức năng và không gây ra biến chứng.

Ngoài ra, để tăng cường sức đề kháng cho bé tránh khỏi vi khuẩn, virut gây cảm lạnh, cảm cúm, mẹ có thể cho bé sử dụng sản phẩm Difesa – siro hỗ trợ hệ miễn dịch cho bé một cách toàn diện. Được sản xuất 100% từ Italy, đây là sản phẩm an toàn được nhiều gia đình sử dụng để bảo vệ sức khỏe bé yêu của gia đình mình.

Xem thêm: Thuốc Cản Quang Gây Ra Tác Dụng Phụ Của Thuốc Cản Quang Chứa Iod

*

Difesa dạng siro với hương vị thơm ngon, dễ uống.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *