Một số bạn đọc gửi thư hỏi Báo Thanh Niên rằng, nghe nói nhai 49 hạt đậu đen xanh lòng (đậu đen ruột xanh) còn sống mỗi sáng trước bữa ăn sáng có thể chữa được một số bệnh, trong đó có bệnh tiểu đường?

*

Theo lương y Vũ Quốc Trung, đậu đen (đỗ đen, hắc đậu) có vị hơi ngọt, tính lương (ấm), đi vào hai kinh can thận. Có tác dụng bổ thận thủy, bổ can, thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, bổ huyết giải phong nhiệt. Dùng để chữa các chứng do phong nhiệt gây ra (như: nhức đầu, sốt nóng sợ gió, thận suy, can yếu, bí tiểu tiện, mụn nhọt, ban chẩn…).

Đang xem: Nuốt đậu đen xanh lòng đề phòng và chữa bệnh

Từ xa xưa, người ta đã dùng đậu đen làm thuốc chữa bệnh. Tuệ Tĩnh đã giới thiệu nhiều phương thuốc chữa bệnh bằng đậu đen, trong đó có chữa bệnh tiêu khát (tiểu đường) do thận hư, bằng cách: dùng đậu đen, thiên hoa phấn – hai vị lượng bằng nhau đem tán nhỏ, làm thành viên để uống với nước sắc đậu đen làm thang. Do vậy, việc dùng đậu đen để chữa tiểu đường là hoàn toàn có thể. Nhưng việc dùng 49 hạt như một số người hỏi thì, có thể đó là một kinh nghiệm của ai đó, chứ thông dụng thì không nhất thiết phải dùng 49 hạt (vì có hạt to, hạt nhỏ). Cũng lưu ý, không nên ăn đậu đen sống vì rất khó tiêu hóa; những người bị tiêu chảy, và tỳ vị hư hàn (lạnh) thì không nên dùng.

TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG ĐẠI TÀIA.Phương thuốc:-Buổi sáng, trước khi ăn điểm tâm, nuốt sống (nuốt trọn không nhai) 49 hạt đậu đen xanh lòng (chọn lấy hạt to).-Phật có 2 con số: 7 và 9. Số 49 là bội của số (7 x 9 = 49), con số mang tính khoa học huyền bí.B.Tác dụng:-Bổ tim, gan, thận.-Sáng mắt, thính tai, đen tóc.-Mạnh gân, khoẻ cốt.-Hượt trường, không táo bón, rối loạn.-Giải độc, tiêu thuỷ.-Thanh nhiệt, hoạt huyết, giảm đau, không ốm vặt.Trên cơ sở phát huy của 6 tác dụng trên,BỆNH TIỂU ĐƯỜNG tự nhiên biến mất, lượng đường trong máu trở nên thích nghi.Ta uống liên tục từ giờ cho đến hết đời, dù bệnh tiểu đường có muốn tái phát cũng không tài nào tái phát cho được có nghĩa là suốt đời không bị tiểu đường nữa.Bệnh này thuộc loại NAN Y trên thế giới, không có thuốc đặc trị dứt bệnh, chỉ giải quyết cơn thôi, rồi cũng tái phát. Nếu bị nặng sẽ không có một loại thuốc nào chặn đứng được và là cơ sở sinh ra nhiều loại bệnh nặng khác, có thề dẫn đến tử vong. Các bạn chớ coi thường.

TRẺ EMĐậu đen ngâm nước sôi sáng uống:1) Trẻ con từ 3 tuổi đến 10 tuổi chỉ cần uống mỗi ngày 7 hạt thì:Mắt sang, không đau mắt, dù học nhiều cũng ít bị cận.Tiêu hoá tốt, không táo bón.Sức khoẻ tốt, ít ốm đau.2) Từ 11 đến 16 tuổi uống 21 hạt (7 x 3 = 21).3) Tuổi 16 trở lên uống như người lớn 49 hạt.

Bài thuốc này của Thi hữu Thạch Trung, chủ nhiệm CLB thơ “Lê Anh Xuân” Mỏ Cày, Bến Tre sưu tầm và uống có kết quả rất tốt.

Không cần nấu chín, mua về rồi phơi thật khô, dùng lúc sáng sớm (rửa mặt xong) mỗi lần dùng 9 hạt còn sống, uống với nước. Dùng liên tục rất tốt cho sức khỏe kể cả những người không bệnh.

Đậu đen xanh lòng trong Đông y

*

Đậu đen được trồng rất nhiều tại một số nước Á Châu. Người Trung Hoa không những đã biết dùng đậu đen để chế biến các loại thực phẩm như nước tương, tương khô và bột đậu mà còn dùng để luyện cao và làm thuốc.

Có hai loại đậu đen: loạivỏ đen ruột trắngvà loạivỏ đen ruột xanh thường gọi làđậu đen xanh lòng. Loại sau này thường được người ta chọn lựa dùng để làm thuốc nhiều hơn.

Theo sách Y Học đời Mãn Thanh ghi chép: “Đậu đen tính hàn, vị cam (ngọt), sắc đen, chứa nước, hình dáng giống quả thận, nên có khả năng làm sáng mắt, lợi thủy, bổ thận, nhuận tâm, giải nhiệt, khu phong, hoạt huyết, giải độc, giảm đau và trừ được chứng sưng phù. Dùng đậu đen giã nát hay đâm vụn rồi đắp lên chỗ sưng đau thì sẽ chóng lành. Những người thường ăn đậu đen nấu chín sẽ phòng ngừa được các chứng ban trái.”

SáchBản Thảo Bị Yếu của Trung Quốcviết rằng: Đậu đen có đặc tính làm cho người già mắt yếu được sáng trở lại. Nó còn có công hiệu bổ thận và điềuhòahệ thống tim mạch. Ở Trung Hoa có nhiều người đã trên 80 tuổi, nhờ dùng đậu đen thường xuyên, mà không cần đeo kiếng lão, lên xuống thang lầu không biết mệt và khi viết chữ, tay không run. Có người bị táo bón kinh niên cũng nhờ dùng đậu đen mà nay được nhuận trường, đại tiện bình thường trở lại. Những người bị bịnh đậu mùa , mặt rổ hoa mè, sau khi áp dụng phương pháp dưỡng sinh bằng đậu đen một thời gian thì thấy các vết thẹo khỏi hẳn, da trơn mịn màmg bình thường.

SáchY Học cổ truyền Trung Quốccũng viết: “Ngoài bông cúc ra, đậu đen là loại thực phẩm dưỡng sinh tốt nhất để bổ mắt, đến già vẫn còn đọc chữ được rõ ràng. “

SáchThọ Thân Dưỡng Lão Tân Thưviết: “Lý Mỗ tiên sinh mỗi sáng thức dậy là nuốt 27 hạt đậu đen tròn lẵng. Đến nay đã già nhưng mắt ông còn tỏ và tai ông vẫn thính như thuở thanh xuân”. Sách Dưỡng lão càn thư của Huy Thân viết : “Mỗi sáng nuốt 49 hạt đậu đen xanh lòng suốt đời sáng mắt , thính tai , đen tóc tiêu mụn nhọn.”

Có người lúc còn trẻ, hàng ngày chỉ nuốt một hạt đậu đen, rồi tăng dần liều lượng mỗi năm thêm một hạt. Cho đến già, v ẫn thấy mạnh khỏe hơn những người cùng tuổi. Mắt còn tỏ, không cần phải đeo kiếng lão.

Nuốt đậu đen xanh lòng ra sao?Lựa những hạt đậu đen mướt (bổ thận) có ruột xanh (bổ gan).

Cách thức dùng đậu đen để bồi dưỡng và trị liệu tùy theo sự tiện lợi hay ý thích của mỗi người.

Cách thông thường nhất để thử nghiệm trong một tuần lễ là chúng ta có thể dùng 49 hạt đậu đen xanh lòng thứ tốt (no tròn, đen mướt và còn mới) rửa sạch. Mỗi sáng nuốt 7 hạt với nước chín để nguội hay còn ấm. Nhớ rửa sạch mỗi lần 7 hạt trước khi dùng. Đừng rửa một lượt 49 hạt rồi để dành vì sau khi dùng rồi, phần đậu còn lại sẽ lên mộng. Sau đó số lượng đậu dùng hàng ngày có thể gia tăng tùy thích. Người bị bịnh thận có thể dùng nước sôi nguội pha muối thật loãng để nuốt đậu đen. Còn người bị bịnh phù thũng chỉ nên dùng nước sôi nguội bình thường và không pha muối. Hạt đậu không được rang hay nấu chín. Nên được nuốt trọn, không được cắn bể hay nhai nát. Nuốt đậu đen rồi, chốc lát sau có thể dùng điểm tâm và sinh hoạt bình thường, không kiêng cử gì cả. Bất kỳ người lớn hay thiếu niên đều có thể áp dụng phương pháp dưỡng sinh này để kiện thân và bồi dưỡng sức khỏe. Đừng lo ngại đậu đen nguyên hạt sẽ không tiêu hóa được ở trong ruột. Chỉ 3 tiếng đồng hồ sau khi nuốt đậu xong là chúng ta cảm thấy phải đi đại tiện rồi.

Tài liệu dưỡng sinh trên đây có nguồn gốc từ Trung quốc và đã đươc dịch và do chùa Phước Huệ tại Wetherrill, Sydney (Úc) phổ biến. Qúi bạn nào muốn thử nghiệm xin hãy cứ nuốt một hạt vào mỗi sáng để thăm dò, xem có bị sình bụng, tiêu chảy hay cảm giác khó chịu không. Nếu không có gì trở ngại, thì sau một tuần lễ quý bạn có thể gia tăng liều lượng từ từ đến con số mà mình mong muốn.

Dựa theo tài liệu “Nuốt đậu đen xanh lòng đề phòng và chữa bệnh” ( do bạn Bao Nguyen chuyển tới )

Chú thích

1-Để rộng bề tham khảo chúng tôi xin trích dưới đây bài viết về một số thuốc Nam đơn giản có dùng đậu đen do BS Quách tấn Vinh và Trung Tâm Y học phổ biến

Chữa đau bụng dữ dội: đậu đen 50g, sao cháy hoặc sắc với rượu uống, có thể sắc với nước rồi pha thêm rượu vào uống.

Chữa lưng sườn bỗng dưng đau nhói: Đậu đen 200g, sao vàng, ngâm rượu uống.

– Chữa trúng phong cấm khẩu, không nói được, tâm phiền hoảng hốt, tay chân không cử động hoặc đau bụng, đầy hơi, hoặc có lúc ngất đi rồi lại tỉnh: Đậu đen lớn hạt, nấu bỏ bã lấy nước, cô thành cao mà ngậm, dùng lâu ngày mới công hiệu.

Chữa trúng phong, thình lình tay chân co rút không cựa được: Ðậu đen xanh lòng 3 thăng cho vào chõ đồ, đổ vào 2 thăng giấm, đang khi nóng bưng đổ xuống đất rồi trải chiếu lên đậu cho bệnh nhân nằm; đắp mền áo nhiều lớp, chờ khi đậu nguội thì lấy bớt mền dần dần, nhưng phải cho một tay vào mền để xoa nắn, kéo chỗ bị co rút; rồi lại đổ đậu làm như thế và cho uống thang trúc lịch, thực hiện như vậy 3 ngày là khỏi.

Chữa thương hàn thuộc về âm độc nguy cấp: Ðậu đen sao thơm, chế rượu vào, cho uống nóng. Nếu uống vào bị nôn ra thì cho uống lại, đến khi mồ hôi ra được thì thôi.

Chữa trúng hàn: Ðậu đen sao cháy. Ðang lúc còn nóng, chế rượu vào uống rồi trùm mền lên cho ra mồ hôi là khỏi.

Chữa phong thấp, gân co gối nhức, trong bụng nóng, đại tiện bón: Ðậu đen ngâm nước, ủ cho mộng dài 2-3 tấc rồi phơi khô, dùng 1 thăng rồi cho nửa lạng giấm vào trộn đều, sao vàng tán nhỏ. Mỗi lần uống 1 muỗng nhỏ với rượu trước khi ăn, ngày uống 2, 3 lần, tác dụng rất hay.

Chữa uốn ván do trúng phong, cảm thấp mà sinh bệnh, người ngay đơ, thẳng cứng, cấm khẩu như bệnh động kinh: Ðậu đen 1 thăng sao hơi chín, tán nhỏ cho vào chõ nấu đến khi lên hơi thì lấy xuống, cho 3 thăng rượu vào ngâm. Uống ấm 1 thăng cho ra mồ hôi rồi dùng thuốc cao mà dán.

Chữa bệnh cổ trướng, bụng trướng do ăn nhầm các loại cá độc: Ðậu đen sắc với nước uống lúc còn ấm.

Chữa ngộ độc do ăn rau quả: Ðậu đen tán nhỏ, ngâm rượu, vắt lấy nước cốt nửa thăng.

Chữa bất tỉnh do say rượu: Ðậu đen 1 thăng sắc lấy nước uống cho nôn ra thì khỏi.

Xem thêm: Bà Bầu Có Được Ăn Ổi Không ? 10 Công Dụng Bất Ngờ Từ Trái Ổi

Chữa ngộ độc ô dầu, phụ tử, thiên hoàng, nấm dại: Ðậu đen 2 vốc cho vào ăn, uống hoặc sắc lấy nước uống là khỏi.

Chữa phù thũng, nằm ngồi không yên: Ðậu đen 1 thăng, nước 5 thăng, nấu còn 3 thăng, chế vào 5 thăng rượu, lại nấu còn 3 thăng. Chia làm 3 lần và uống nóng, uống đến khi lành mới thôi.

Chữa phù thũng thở gấp, đại tiểu tiện bế gắt: giá Đậu đen phơi khô sao giấm, đại hoàng sao đều lượng bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 2 đồng. Dùng rễ cỏ tranh, trần bì sắc làm thang để lợi tiểu.

Chữa thượng tiêu hỏa bức, khạc ra máu hay ứ máu buồn phiền, khô ráo, khát nước: Ðậu đen 1 vốc, tử tô 2 cành, ô mai 2 quả, nước 3 bát. Sắc còn 6 phần. Giã gừng sống lấy nước 1 chén, hòa vào và chia uống dần sau bữa ăn.

Chữa thượng tiêu có nhiệt, khạc ra máu hoặc ra đờm có máu, buồn phiền, háo khát: Ðậu đen 3 vốc, tử tô cành và lá 1 nắm, ô mai 2 quả, nước 1 bát. Nấu chín rồi hòa vào 1 muỗng nước gừng. Uống dần sau khi ăn.

Chữa trĩ ra máu (trường phong hạ huyết): Ðậu đen xanh lòng, dùng bồ kết sắc lấy nước và tẩm một chốc. Sau đó đem đậu sao vàng, xát bỏ vỏ tán nhỏ, rán mỡ heo và luyện làm viên bằng hột ngô đồng, mỗi lần uống 30 viên với nước gạo tần mễ rất công dụng.

Chữa đau đầu: Ðậu đen 3 phần sao hơi có khói, ngâm với 5 phần rượu, đậy kín 7 ngày rồi uống hết.

– Chữa bụng đau như bị đánh: Ðậu đen nửa thăng sao cháy, rượu 1 thăng. Nấu sôi uống cho say sẽ lành.

Chữa tiêu chảy hoắc loạn, trên không thổ được, dưới không tả được, toát mồ hôi lạnh, sắp chết: Ðậu đen 1 vốc, nghiền sống hòa với nước rồi uống.

Chữa đau lưng, xương sống đau nhức quá không cử động được: Ðậu đen xanh lòng 1 đấu, chia làm 3 phần sao, 1 phần luộc, 1 phần đồ chín, thêm 3 đấu rượu cho vào bình, dùng nồi lớn đổ nước vào mà chưng cách thủy nửa giờ. Ðể nửa tháng mới uống, uống nhiều hay ít tùy sức.

Chữa mất ngủ: Ðậu đen nấu nóng cho vào 1 cái túi đen để gối đầu, khi nguội lại thay.

Chữa bệnh đái tháo đường:

1. Ðậu đen tán nhỏ dồn vào một cái túi mật bò, phơi trong bóng râm 100 ngày, làm thành viên. Mỗi sáng uống 1 viên, uống hết là khỏi. Bài thuốc có tác dụng kinh trị chứng tiêu khát, mỗi ngày uống đến 1 thạch nước.

2. Ðậu đen, thiên hoa phấn. Hai vị đều nhau tán nhỏ khuấy hồ. Làm thành viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần dùng 70 viên, sắc với nước đậu đen uống mỗi ngày 2 lần rất công hiệu. Bài thuốc có tác dụng kinh trị tiêu khát do thận hư, rất khó chữa.

– Kinh trị âm chứng bí phương: Ðậu đen bất cứ nhiều hay ít, sao già rồi đổ rượu vào, đậy kín lại cho khỏi bay mất hơi, chờ nguội uống rất hay.

2- Ngoài đậu đen cũng còn có đậu xanh, đậu tương (đậu nành) và đậu đỏ mà theo Đông y công dụng phòng chữa bệnh như sau

Đậu xanh

Theo Đông y, hạt đậu xanh vị ngọt mát, hơi tanh có tác dụng giải nóng, tiêu khát, trừ bỏ phù thũng, lợi tiểu, chữa lở loét…

Giá đỗ:Thường ăn giá sống, xào và muối chua. Giá tính mát, tác dụng vào hai kinh bàng quang và tỳ, giúp thanh nhiệt, giải độc, chỉ khát. Ngoài ra, giá đậu còn cung cấp vitamin C và E.

Cháo đậu xanh:Đậu xanh xay nấu cả vỏ cùng gạo. Đây là món ăn rất tốt cho mùa hè, có thể ăn cháo đậu xanh với đường hay muối (nước mắm). Cháo đậu xanh trị tiêu khát, uống nhiều nước, giải độc, nóng, lợi tiểu, thanh nhiệt, hạ khí.

Kết hợp đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, mỗi thứ 300 g nấu chung với cam thảo, ăn cả bã lẫn nước trong vòng 7 ngày, dùng phòng các chứng bệnh mùa hè.

Đậu tương (đậu nành)

Đậu tương chứa 40% protid, 20% lipid. Người ta cho rằng đậu tương là “thịt chay”, vì thế nên chỉ dùng ở mức độ vừa phải. Ngoài ra, trong đậu tương có rất nhiều muối khoáng và các vitamin B1, B2, E…

Đậu phụ:Vị ngọt, tính mát, nhuận tràng, bổ trong, giải độc. Đậu phụ thích hợp với mọi lứa tuổi, là món ăn chủ đạo trong ăn chay.

Giá đậu nành:Đối với phụ nữ, ăn giá đậu nành xào tái thêm một chút gừng có thể cải thiện được mái tóc, làm cho mái tóc óng mượt và còn có thể làm giảm béo vì trong giá đậu nành có rất nhiều vitamin C, caroten, chất khoáng.

Cháo đậu tương:Đậu tương ngâm nước, đãi vỏ sạch, cùng với một ít gạo nấu nhừ thành cháo. Cháo đậu tương giúp nhuận phế, tiêu đầy trướng hơi, lợi tiểu.

Đậu tương là thức ăn rất cần thiết cho trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ chậm phát triển, người bệnh đái tháo đường, bệnh gút.

Đậu đỏ

Theo y học cổ truyền, đậu đỏ có vị ngọt chua, tính bình, không độc. Đậu đỏ trị được các chứng mụn lở, thủy thũng, đi tả, đau buốt cơ thể, nôn mửa…

Cháo đậu đỏ:Giúp tiêu phù nước tiểu, lợi tiểu tiện, tránh độc. Cách nấu như cháo đậu xanh, đậu đen.

Nhai 49 hạt đậu đen có tác dụng gì?

*

SGTT – LTS: Sau bài viếtĐậu xanh, dầu mè lợi hại ra sao?trên SGTT ngày 15.5, Khoẻ & Vui nhận được nhiều phản hồi của bạn đọc thắc mắc đậu đen xanh lòng có phải đậu xanh? Vì sao nhai 49 hạt mà không phải nhiều hay ít hơn? Chúng tôi đã trao đổi trở lại với PGS-TS Nguyễn Thị Bay (khoa y học cổ truyền, đại học Y dược TP.HCM) và ThS Hoàng Khánh Toàn (chủ nhiệm khoa đông y, bệnh viện Trung ương quân đội 108).

Xem thêm: Tình Yêu Năm 15, 16 Tuổi Rốt Cuộc Là Cảm Giác Thế Nào? Nên Hay Không Nên Yêu Ở Lứa Tuổi Học Trò

Có hai loại hạt đậu đen: đậu đen trắng lòng và đậu đen xanh lòng (vỏ đen, ruột có nhân màu xanh nhạt). Cả hai loại này đều có chứa các thành phần dinh dưỡng:

protit, chất béo, glucid và một số muối khoáng như canxi, photpho, sắt, vitamin B1, B2, PP, C… Hàm lượng axít amin cần thiết cũng rất cao. Đậu đen xanh lòng không phải là đậu xanh. Đậu đen nói chung là thức ăn bổ dưỡng, giàu chất chống oxy hoá, chống lão hoá. Có thể dùng kết hợp với các vị thuốc khác để chữa một số bệnh như: ra mồ hôi nhiều, cao huyết áp, sỏi đường tiết niệu, rối loạn tiền đình, tiểu đường, làm đen tóc, mọc tóc…

Trong dân gian lâu nay có lưu truyền mỗi ngày nên nuốt 49 hạt đậu đen xanh lòng sống vào buổi sáng với nước muối nhạt thì rất có lợi cho sức khoẻ và phòng chống được nhiều bệnh tật: giải độc, đen tóc, mắt sáng… Cũng có người khuyên nam nên uống bảy hạt, nữ uống chín hạt, từ đó mà bội lên tuỳ theo sở thích từng người. Vấn đề này thực ra chưa có cơ sở khoa học hiện đại mà chỉ dựa theo quan niệm cổ xưa: nam bảy vía và nữ chín vía. Điều này suy cho cùng cũng không quan trọng vì cách dùng như thế nào thì cũng vẫn đạt được hiệu quả, với các mức độ khác nhau. Tuy nhiên để tránh bị tiêu chảy, tốt nhất chỉ nên dùng thử bảy hạt mỗi ngày, trong một tuần, sau đó tăng dần.

(Nuốt 49 hạt đậu đen và kèm theo một cốc nước lọc sau khi nuốt vào mỗi buổi sáng là một phương thuốc cổ truyền có tác dụng thực sự.Phương thuốc này có tác dụng:bổ thận, thanh nhiệt hoạt huyết, giải độc, tiêu đờm, giảm đau, mắt sang, đen tóc, đen râu, mạnh gân cốt, tránh táo bónNgoài ra đậu đen có tác dụng thanh nhiệt giải độc và thanh nhiệt giáng hỏa rất tốtKhi bị dị ứng, nhiễm khuẩn như lở ngứa mụn nhọt dùng đậu đen sao vàng đậm rồi hạ thổ, nghiền thành bột và pha uống cùng với bột sắn dây là ok liền)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *