Hiện nay, có rất nhiều trường hợp gặp phải hiện tượng đi tiểu buốt nước tiểu vàng đậm và có mùi hôi. Những dấu hiệu bất thường này khiến cho người bệnh lo lắng không biết là mình bị mắc bệnh gì ? có nguy hiểm không ? Sau đây bác sĩ Đào Thế Tân – chuyên khoa Nam Học Ngoại Tiết Niệu phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế 12 Kim Mã chia sẻ về vấn đề này.

Đang xem: Nước tiểu vàng đậm là bệnh gì

Lý giải màu vàng đậm của nước tiểu

*

Tư vấn cùng bác sĩ chuyên khoa TẠI ĐÂY

Nước tiểu bình thường trong và có màu từ vàng nhạt tới màu hổ phách sậm do chứa sắc tố gọi là urochrome. Tuy nhiên màu sắc nước tiểu có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như:

Uống ít nước thì nước tiểu có màu vàng (do bị cô đặc lại). Càng uống nhiều nước màu nước tiểu càng nhạt. Nếu thấy nước tiểu đỏ như màu nước trà, thường là do có lẫn mật.

Nếu thấy có lẫn máu trong nước tiểu (màu đỏ máu) thì nhất thiết phải đến bệnh viện để kiểm tra xem do sỏi thận, do nhiễm khuẩn hay đôi khi có thể do ung thư.

Mỗi người có hai quả thận nằm hai bên xoang bụng. Mỗi phút có khoảng 130ml máu đi qua thận. Thận làm nhiệm vụ lọc máu. Đa số nước, muối, các chất dinh dưỡng được hấp thu lại vào máu. Một số nước, Urê và các chất thải khác chuyển thành nước tiểu theo 2 ống gọi là niệu quản đưa xuống bàng quang.

Mỗi ngày có khoảng 1,5 – 2 lít nước tiểu được sinh ra. Nếu cơ thể thiếu nước thì kích tố ADH (antidiuretic Hormone) sinh ra từ tuyến yên sẽ điều chỉnh để có cảm giác khát và tìm nước uống.

Tuy nhiên, màu của nước tiểu nhiều khi không phản ánh bệnh tật mà do các màu (nhất là phẩm màu) trong thuốc hay trong thực phẩm tạo nên.

Ví dụ vitamin B2 làm nước tiểu có màu vàng tươi, một số thuốc an thần làm cho nước tiểu có màu đỏ, thuốc giảm đau có loại làm cho nước tiểu có màu da cam, có loại thuốc chữa huyết áp cao có thể làm nước tiểu có màu đen.

Nước tiểu vàng đậm thường do nguyên nhân uống quá ít nước, cộng thêm đó lại ăn quá nhiều những thực phẩm có nhiều chất đạm, hay ăn những gia vị có mùi nồng như gừng, tỏi hoặc uống rượu bia. Chính những nguyên nhân này đã gây ra tình trạng nước tiểu có màu vàng đậm và nước tiểu bắt đầu xuất hiện mùi khai nhưng không quá là khó chịu.

Nếu nước tiểu đục như kiểu có lẫn lòng trắng trứng thì chứng tỏ Protein đã lọt qua thận, có nghĩa là thận có vấn đề, cần kiểm tra để điều trị.

Vì sao nước tiểu có mùi hôi?

Bình thường nước tiểu vốn vô trùng. Cấu tạo đặc biệt ở vị trí niệu quản gắn vào thành bàng quang có tác dụng như một van chống trào ngược nhằm ngăn ngừa nước tiểu đi ngược từ bàng quang lên thận. Dòng chảy của nước tiểu cũng là một lực cơ học giúp tống xuất vi khuẩn nếu chúng xâm nhập vào đây. Tuy nhiên, vì một số lý do có thể làm cho nước tiểu có mùi.

Xem thêm: ​ Sau Sinh Bao Lâu Quan Hệ Được ? Bv Bắc Hà Vợ Chồng Nên Kiêng Cữ Gì

*

Tư vấn cùng bác sĩ chuyên khoa TẠI ĐÂY

Nguyên nhân nước tiểu có mùi

– Do uống ít nước: Nếu nước tiểu có màu vàng và hơi khai thì nguyên nhân đơn giản là do bạn uống thiếu nước. Mỗi người cần uống đủ nước mỗi ngày, uống ít nước quá sẽ dẫn đến hiện tượng nước tiểu rất đặc và khai.

– Do ảnh hưởng từ thuốc: Mùi của nước tiểu cũng chịu ảnh hưởng rất lớn mùi vị của thuốc. Uống hay tiêm các loại Penicillin, Ampicillin… thấy mùi rất đặc trưng.

– Do ảnh hưởng của thức ăn: Mùi vị của thức ăn có thể được bài tiết ảnh hưởng đến mùi nước tiểu. Ví dụ, khi ăn măng, nước tiểu sẽ có mùi rất nồng. Nếu uống quá ít nước lại ăn nhiều đồ ăn có nhiều đạm, uống rượu bia hoặc ăn nhiều thực phẩm có mùi nồng như tỏi, gừng… Điều này, sẽ khiến nước tiểu có màu vàng đậm và có mùi hơn hôi khai nhưng không quá khó chịu.

Cả 3 dấu hiệu trên đều bình thường, chỉ cần uống nhiều nước hoặc sau điều trị thuốc, sau khi thức ăn bị đào thải hết thì nước tiểu sẽ trở lại bình thường.

– Do nhiễm trùng đường tiểu: Nếu nước tiểu có mùi hôi kèm theo một số triệu chứng như đau tức bụng dưới, đau buốt khi tiểu … là dấu hiệu bị nhiễm trùng đường tiểu.

– Nhiễm trùng đường tiểu là một bệnh nhiễm trùng thường gặp xuất hiện khi vi khuẩn gây bệnh đi vào lỗ tiểu và nhân lên trong đường tiểu hoặc do vi khuẩn từ máu đến định cư tại nơi này.

– Viêm đường tiết niệu: Khi bị viêm đường tiết niệu, người bệnh thường đi tiểu rất nhiều lần, tiểu buốt, rát, nước tiểu thường có màu vàng đục, kèm theo mùi hôi rất khó chịu, khi bệnh nặng có thể đi tiểu ra cả máu.

– Viêm niệu đạo do lậu và chlamydia: Ngoài triệu chứng có màu vàng đậm hoặc vàng đục thì người nước tiểu sẽ có mùi hôi rất khó chịu, vào buổi sáng đi tiểu sẽ có mủ ở đầu niệu đạo kèm theo tiểu buốt rát, đau hông lưng và sốt.

Để có thể biết một cách chính xác nước tiểu vàng đậm và xuất hiện mùi hôi có bệnh gì? Thì người bệnh cần phải tới gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị ngay, trong trường hợp người bệnh bị viêm nhiễm thì cần phải tiến hành làm những xét nghiệm cần thiết để biết được chính xác bệnh và mức độ của bệnh ra sao để có phương án điều trị khả thi nhất.

Xem thêm: Bị Suy Nhược Cơ Thể Uống Thuốc Bổ Chống Suy Nhược Cơ Thể Tốt Nhất

Trên đây là những thông tin chia sẻ của các y bác sĩ chuyên khoa phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế 12 Kim Mã về hiện tượng tiểu buốt nước tiểu màu vàng có mùi hôi. Hi vọng những thông tin này đã giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Nếu còn gì băn khoăn các bạn có thể nhắn tin trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa tại khung chat bên dưới hoặc gọi điện thoại tới số 0243.8255.599 để được giải đáp thắc mắc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *