Nước tiểu có màu xanh chủ yếu bắt nguồn từ các loại thực phẩm và thuốc. Tuy nhiên, nếu có kèm theo các triệu chứng bất thường khác như tiểu buốt, mệt mỏi, sốt,… thì bạn nên đi khám sức khỏe, vì đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý.
Đang xem: Nước tiểu màu xanh là bệnh gì
Nước tiểu thông thường có màu vàng nhạt. Trong trường hợp mất nước, nước tiểu bị cô đặc, có thể chuyển sang màu vàng đậm. Tuy nhiên, nếu nước tiểu chuyển sang các màu sắc bất thường và hiếm gặp như màu xanh, đó có thể là cảnh báo bệnh lý nguy hiểm, cụ thể:
Nhiễm khuẩn ngược dòng: Là hiện tượng vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu thông qua môi trường bên ngoài.Rối loạn tăng canxi máu di truyền
Như đã nói ở trên, nước tiểu màu xanh có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý. Nếu có nước tiểu màu xanh cùng với các biểu hiện như mệt mỏi, tiểu đêm, tiểu buốt,… thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được làm các xét nghiệm nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe. Bạn không nên tự ý mua thuốc điều trị mà chưa xác định được cơ thể có đang mắc bệnh hay không và mắc bệnh gì.
Ngoài các bệnh lý trên, nước tiểu màu xanh còn do các nguyên nhân sau đây:
3.1. Do thực phẩm
Thức ăn: Các loại thực phẩm có mùi nồng và màu sắc đẹp mắt cũng thường làm cho nước tiểu có mùi khó chịu và có màu xanh lục, ví dụ như măng tây.Thực phẩm chứa phẩm màu: Nước tiểu thường có màu sắc thay đổi, tùy thuộc vào hàm lượng và màu sắc của các loại phẩm màu.
3.2. Do thuốc
Một số thành phần trong các loại thuốc chữa bệnh có khả năng làm thay đổi màu sắc nước tiểu, ví dụ như:
Hoạt chất được cấu tạo bởi nhóm phenol: Khi những hoạt chất này bị phá vỡ sẽ tạo nên sắc tố màu xanh trong nước tiểu.
Xem thêm: Bệnh Huyết Trắng Là Gì, Nguyên Nhân Và Cách Trị Bệnh Huyết Trắng Ở Phụ Nữ
Một số loại thuốc có tác dụng làm nước tiểu chuyển sang màu xanh gồm có: Cimetidine – Thuốc điều trị trào ngược axit dạ dày – thực quản; Indomethacin – Thuốc chống viêm không steroid, điều trị gút; Zaleplon – Thuốc ngủ; Promethazine – Thuốc kháng histamin điều trị dị ứng và buồn nôn; …
4. Phải làm gì khi có nước tiểu màu xanh?
Nếu nguyên nhân do ăn uống khiến nước tiểu của bạn màu xanh thì bạn không cần lo lắng. Tuy nhiên, nếu loại trừ được các nguyên nhân này và nước tiểu có màu xanh kéo dài thì bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán bệnh. Trước khi thực hiện thăm khám bạn có thể chuẩn bị một số thông tin sau đây:
4.1. Hỏi về các triệu chứng bệnh
Khi bạn đến khám, bác sĩ có thể đưa ra một số câu hỏi để tìm hiểu rõ hơn và loại trừ các nguyên nhân gây bệnh như:
Bạn nhìn thấy nước tiểu màu xanh từ khi nào? Đã kéo dài bao nhiêu ngày?Hiện tại bạn có dùng bất kỳ loại thuốc nào không? Nếu có liệt kê loại thuốc gì?Những ngày gần đây bạn ăn các loại thực phẩm nào có mùi, phẩm màu không?Ngoài có màu xanh, nước tiểu còn có tính chất nào khác không? Ví dụ như có mùi, có gợn bẩn, có lẫn máu, …Ngoài nước tiểu màu xanh, cơ thể bạn còn có biểu hiện bất thường nào khác không? Nếu có, đó là những triệu chứng gì?
Bác sĩ sẽ đưa ra một số câu hỏi để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh
4.2. Xét nghiệm chẩn đoán
Sau khi được hỏi bệnh, bạn có thể được đề nghị thực hiện một số xét nghiệm sau:
Siêu âm: Nhằm quan sát một cách chi tiết để phát hiện các bất thường về vị trí, kích thước, sự xuất hiện của khối u, vật cản ở cơ quan nghi ngờ bệnh lý
Nước tiểu màu xanh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nhưng cũng có thể là do người bệnh sử dụng thuốc, thực phẩm. Vì thế, khi thấy nước tiểu màu xanh kéo dài kèm các dấu hiệu bất thường thì bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám, nhờ sự tư vấn của các bác sĩ có chuyên môn để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Để bảo vệ sức khỏe cũng như sớm phát hiện các bệnh lý tiết niệu, Quý khách hàng có thể lựa chọn Gói khám sàng lọc Tiết niệu – Sỏi hoặc Gói khám, sàng lọc bệnh lý tiết niệu của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế namlimquangnam.net. Gói khám giúp phát hiện sớm nhất các vấn đề về thận thông qua các xét nghiệm nước tiểu và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại. Gói khám dành cho mọi độ tuổi, giới tính và đặc biệt rất cần thiết cho những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh lý thận tiết niệu.
Xem thêm: Bị Sỏi Bàng Quang Nên Ăn Gì ? Nguyên Tắc Dinh Dưỡng Phù Hợp Sỏi Bàng Quang: Đừng Chủ Quan
Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế namlimquangnam.net trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.