Bình thường nước tiểu có màu vàng nhạt và chỉ có mùi khai nhẹ. Do đó nước tiểu có mùi hôi nồng có thể là dấu hiệu cảnh báo đường tiết niệu đang gặp vấn đề. Vậy, nước tiểu có mùi hôi khó chịu là biểu hiện bệnh gì? Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới để nắm rõ những nguyên nhân và thông tin về bệnh lý liên quan đến tình trạng nước tiểu có mùi hôi, từ đó có biện pháp khắc phục hiệu quả.

Đang xem: Nước tiểu có mùi hôi khó chịu

*

Nguyên nhân nước tiểu có mùi hôi khó chịu không do bệnh lý

Nước tiểu có mùi hôi khó chịu không chỉ do bệnh lý mà còn có thể bắt nguồn từ thói quen ăn uống, sinh hoạt của mọi người, cụ thể:

Uống nước ít: Uống nước quá ít sẽ làm nước tiểu bị cô đặc, từ dó khiến nước tiểu có mùi hôi khó chịu và màu vàng đậm hơn bình thường.

♦ Uống quá nhiều cà phê: Cà phê có khả năng lợi tiểu nhẹ, tức là có thể khiến cơ thể giải phòng nước và góp phần vào mùi nước tiểu (amoniac) khiến mùi nước tiểu nồng hơn. Ngoài ra các sản phẩm phụ được tạo ra khi cơ thể phân hủy cà phê cũng ảnh hưởng đến mùi của nước tiểu.

♦ Do sử dụng thuốc: Một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, vitamin, thuốc an thần, thuốc giảm đau, thuốc tăng huyết áp… có thể khiến nước tiểu đổi màu và có mùi hôi khó chịu.

♦ Do các loại thực phẩm: Ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm, thức ăn chứa nhiều gia vị có mùi nồng như hành, tỏi, gừng… có thể khiến nước tiểu có mùi hôi khó chịu.

Tình trạng nước tiểu có mùi hôi khó chịu là biểu hiện bệnh gì?

Tình trạng nước tiểu có mùi hôi khó chịu phần lớn xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý. Phần lớn có thể là do mắc các bệnh lý sau:

Do mắc bệnh đường tiết niệu hoặc bệnh lậu

*

Nước tiểu có mùi hôi khó chịu là dấu hiệu của bệnh đường tiết niệu

♦ Viêm bàng quang/ viêm đường tiết niệu: Khi mắc những bệnh lý này, nước tiểu thường có mùi hôi khó chịu và chuyển sang màu trắng đục hoặc vàng đục. Kèm theo đó là những triệu chứng như: Tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu rát, đi tiểu nhiều lần trong ngày, lỗ tiểu chảy dịch mủ, đau tức vùng bụng dưới.

♦ Sỏi niệu đạo: Sỏi xuất hiện ở niệu đạo sẽ khiến nước tiểu bị đục, nước tiểu có mùi hôi khó chịu hay có lẫn máu do các viên sỏi gây tổn thương niêm mạc niệu đạo.

♦ Lỗ rò bàng quang: Lỗ rò bàng quang thường nối với bàng quang, ruột hoặc âm đạo… góp phần gây ra một số vấn đề bất thường, bao gồm làm thay đổi mùi nước tiểu.

Vì lỗ rò bàng quang có thể tạo điều kiện để vi khuẩn từ các cơ quan khác đi vào bàng quang gây viêm nhiễm. Bệnh có biểu hiện tương tự như viêm đường tiết niệu, đặc biệt là nước tiểu có mùi hôi khó chịu như phân và nước tiểu có chứa khí.

♦ Bệnh lậu: Bệnh lậu là bệnh xã hội do song cầu khuẩn lậu gây ra. Không những gây bệnh ở bộ phận sinh dục mà lậu cầu khuẩn còn tấn công vào đường tiểu và gây ra những triệu chứng viêm đường tiết niệu.

Cụ thể là bệnh thường có những triệu chứng như: Tiểu ra máu hoặc nước tiểu, nước tiểu có mùi hôi khó chịu và mùi khai nồng hơn, lỗ tiểu tiết ra dịch mủ có màu trắng đục, xanh hoặc vàng xanh.

Xem thêm: Các Dấu Hiệu Cảnh Báo Trẻ Bị Viêm Phế Quản Phổi Ở Trẻ Sơ Sinh

Nước tiểu có mùi hôi khó chịu do mắc một số bệnh lý khác

Ngoài ra, tình trạng nước tiểu có mùi hôi khó chịu còn có thể là do người bệnh mắc các bệnh lý toàn thân như:

*

Nước tiểu có mùi hôi khó chịu có thể là do bị viêm bể thận

♦ Viêm tuyến tiền liệt: Là bệnh nam khoa thường gặp và bệnh này có thể khiến nước tiểu đổi màu sắc và có mùi hôi khó chịu. Nam giới có thể tiểu ra máu do tuyến tiền liệt bị tổn thương gây xuất huyết.

♦ Viêm bể thận: Nhiễm trùng ngược từ bàng quang lên bể thận có thể gây viêm bể thận, khiến nước tiểu có mùi hôi khó chịu. Đây là bệnh lý nguy hiểm cần được khắc phục kịp thời.

♦ Đái tháo đường (tiểu đường): Khi mắc bệnh này, cơ thể sẽ đào thải lượng đường qua nước tiểu, làm thay đổi tính chất và mùi của nước tiểu. Nước tiểu sẽ cô đặc hơn, có màu vàng sậm và hôi hơn bình thường. Kèm theo đó là triệu chứng tiểu tiện nhiều, tiểu gắt.

♦ Rối loạn chuyển hóa: Bệnh này có thể làm tăng nồng độ axit trong nước tiểu, làm giảm độ pH trong nước tiểu khiến nước tiểu có mùi hôi khó chịu đặc trưng của axit.

Phải làm gì khi nước tiểu có mùi hôi khó chịu?

Nước tiểu có mùi hôi khó chịu có thể do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. Khi phát hiện những thay đổi về mùi và tính chất của nước tiểu thì người bệnh cần có một số biện pháp khắc phục tạm thời như:

♦ Uống nhiều nước lọc, hạn chế uống cà phê hoặc sử dụng bia rượu.

♦ Hạn chế sử dụng những loại thức uống có chứa đường.

♦ Không nên nhịn tiểu quá lâu, nên đi tiểu ngay khi vừa buồn tiểu.

♦ Tập luyện thể dục thể thao để hỗ trợ hệ thống thận – tiết niệu làm việc hiệu quả hơn.

*

Điều trị hiệu quả tình trạng nước tiểu có mùi hôi tại Hoàn Cầu

Nếu tình trạng nước tiểu có mùi hôi khó chịu ngày càng nghiêm trọng hoặc nghi ngờ là do bệnh lý, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để tầm soát nguyên nhân bệnh lý. Từ đó phát hiện và điều trị kịp thời những nguyên nhân gây ra bệnh lý này.

Với những bệnh nhân đang sinh sống trên địa bàn TPHCM hoặc các tỉnh lân cận, khi cần khám và điều trị nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu có mùi hôi khó chịu thì có thể đến Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu – là một trong số những địa chỉ y tế chất lượng cao được nhiều bệnh nhân tín nhiệm.

Xem thêm: Tổng Hợp Bài Thuốc Dân Gian Chữa Sa Dạ Con Cực Hay, Phương Pháp Thuốc Quý Đẩy Lùi Tận Gốc Sa Tử Cung

Khi đến đây, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định xét nghiệm nước tiểu cũng như một số xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu có mùi hôi khó chịu, sau đó đưa ra các điều trị thích hợp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *