Bàn chân chúng ta phải chịu đựng sức dồn nén trong suốt cuộc đời khi di chuyển, chạy nhảy và đứng. Tùy theo từng trường hợp chân bị đau. Có 26 loại xương liên kết với nhau ờ bàn chân, sự cấu tạo của bàn chân có nhiệm vụ điều chỉnh êm ái và độ cao thấp tùy theo từng bước chân.

Đang xem: Nóng lòng bàn chân là bệnh gì

Bàn chân có thể bị chấn thương ở bất cứ nơi nào. Đau nóng bàn chân có thể cảm thấy ở dưới gót chân, ở giữa bàn chân ngay giữa chỗ lõm xuống sau những cục xương tròn như hòn bi nối liền với những xương ngón chân và vùng tiếp nhận nối với nhưng xương ngón chân.

Theo cơ thể học

Chân được bao phủ một lớp thịt dày, những dây chằng liên kết với nhau chạy dài dưới lòng bàn chân, từ gót chân tới các ngón chân. Nhờ vậy nó tạo được sự điều chỉnh theo độ cong của bàn chân. Tùy theo những phần tử vi ti có thể bị sưng đau và nóng do làm việc quá độ hay bị chấn thương. Gót chân có thể tự điều chỉnh trên xương gót chân mà nơi đây những sợi dây chằng liên kết có thể gây ra đau gót chân. Người mập phì chạy quãng đường xa có thể làm tổn hại đến sự cấu tạo và liên kết của gót chân.

Đau nóng ở dưới những xương nối kết với xương đầu ngón chân của bàn chân. Đây có thể là lý do dây thần kinh bị chấn thương, máu không thông hay những khớp xương bị ảnh hưởng bất thường như phong thấp gây ra đau.

Nhưng khi thận âm suy nhiều gây ra nóng gan bàn chân, cảm thấy như lửa và đau rất khó chịu. Bệnh nhân có khi phải ngâm chân vào chậu nước lạnh cho bớt nóng, hay đắp khăn nước lạnh. Lý do vì thận âm suy gây ra cơ thể có năm nơi bị nóng: dưới gan bàn chân, gan bàn tay, sau lưng, ngực và bên hông. Thường gan bàn chân, gan bàn tay và lưng hay bị nhiều hơn là ở ngực và hông.

Theo Y Khoa Đông Phương

Thận có thể do âm hay dương suy. Nếu thận dương suy chân tay hay bị lạnh, ăn uống không kiện toàn tiêu hóa, người mệt mỏi. Nếu tình trạng kéo dài sẽ đi đến lúc thiếu máu, mất ngủ và đau nhức.

Bình thường thì âm thăng, dương giáng hay còn gọi là dẫn hỏa quy nguyên, nghĩa là phần dưới chân ấm và phần trên cơ thể mát mẻ là vô bệnh, ăn ngon ngủ yên.

Nếu thận âm suy, hỏa bị bốc nghịch lên trên làm mắt bị mờ, tai ù, mặt nám, miệng khô và khát nước, tiểu đêm nhiều lần, mất ngủ, hồi hộp, lạnh chân, nhưng dưới gan bàn chân lại nóng.

Cả hai trường hợp thận dương và âm đều lạnh chân, mà lạnh là nguyên nhân làm máu huyết không lưu thông bình thường mà gây ra đau nhức gót chân và bàn chân thường là nguyên nhân chính.

Hơn nữa theo đường kinh châm cứu. Huyệt Dũng tuyền là huyệt bắt đầu của thận, trên đường lõm trong lòng gan bàn chân dọc qua ngón thứ hai, 2/5 kể từ đầu ngón đến gót chân, chạy tới Nhiên Cốc rồi Thái Khê giữa điểm cao nhất của mắt cá chân trong và bờ trong của gân gón chân trong, rồi mặt trong của chân và từ từ lên háng…

Trong khí bàng quang kinh huyệt Cô Lôn (UB60), giữa điểm cao nhất của mắt cá chân ngoài và bờ trong của gân gót chân ngoài, và… tới Trí Âm (UB67) góc ngoài ngón chân út, cách góc móng 0.1 thốn và huyệt tam âm giao để bổ thận âm.

Sỡ dĩ phải cho vị trí của hai huyệt nằm bên ngoài và bên trong mắt cá chân của hai đường kinh thân và bàng quang liên hệ biểu lý với nhau.

Một khi thận suy sẽ ảnh hưởng tới bàng quang kinh, là đường kinh liên quan tới gót chân. Như ta đã biết dù thận âm làm chân lạnh, làm máu và khí bất thông gây ra đau gót và nóng dưới gan bàn chân.

Chúng ta châm cứu hai huyệt này, giúp cho thận và bàng quang trở lại bình thường và giúp cho máu huyết lưu thông sẽ giải quyết được đau và nóng bàn chân.

Tôi đã có nhiều dịp gặp những trường hợp này, áp dụng châm cứu hầu như khỏi hẳn.

Chúng ta có thể dùng thuốc bổ âm, giúp âm dương quân bình, máu huyết lưu thông, thanh hư hỏa, giúp cho gan bàn chân, bàn tay không còn nóng nữa…

Theo y lý, thận âm suy có nghĩa là phần âm của thận bị giảm xuống dưới mức bình thường, trong khi phần dương vẫn bình thường. Vì phần cách biệt giữa âm và dương là phần dương, mà dương thuộc hỏa, nhưng vì âm suy nên mới có phần hỏa này, nên Đông Y gọi phần này là hư hỏa (giả nhiệt), chứ không phải thực hỏa.

Xem thêm: Jio Health – Làm Gì Và Không Nên Làm Gì Khi Trẻ Bị Sốt

*

Dương (nóng), âm (lạnh). (Hình: Đặng Trần Hào cung cấp)

Theo Đông Y, dương phải giáng xuống chân và âm phải thăng lên trên đầu, có nghĩa là phần trên mặt chúng ta cảm thấy mát và phần dưới cảm thấy ấm thì vô bệnh.

Vì thận âm suy, âm không đủ để thăng lên trên và dương không giáng xuống dưới được nên gây ra chân hay bị lạnh, nóng ở gan bàn chân, gan bàn tay và phần trước và sau ngực.

Như chúng ta đã biết vạn vật đồng nhất thể, vũ trụ vần xoay từ ngày (dương) sang đêm (âm). Cơ thể con người cũng phải biến đổi nhịp nhàng với vũ trũ, cho nên khi vũ trụ vần xoay từ dương sang âm, nghĩa là từ sáng qua chiều và đêm, nếu cơ thể yếu không thể điều chỉnh theo sự biến đổi của âm dương vũ trụ được, thì phần âm và dương trong cơ thể lại cách biệt nhiều hơn, sẽ gây ra phần giả nhiệt nhiều hơn. Cho nên người bị thận âm suy về chiều sẽ mệt mỏi hơn buổi sáng, càng về đêm hư hỏa (giả nhiệt) càng gia tăng, nếu lâu ngày không chữa, thận âm càng suy thêm, hư hỏa càng gia tăng thì gây ra nóng rát dưới gan bàn chân, ù tai liên tục.

Theo ngũ hành, thận thuộc hành thủy và tim thuộc hành hỏa tương khắc với nhau, một khi thận âm suy sẽ làm tim không có chỗ tựa, nên đập nhanh hơn bình thường vào đêm. Vì tim tàng thần, mà thần không có chỗ để tàng nên gây ngủ chập chờn, ngủ không ngon giấc. Nếu thận suy nhiều thì đôi khi thức trắng đêm, đi tiểu nhiều lần nhất là về đêm, phừng mặt để lâu gây nám mặt, dưới mắt quầng đen, miệng, lưỡi khô, khát nước, nhưng không uống nhiều.

Nếu giả nhiệt nhiều thì bị dưới gan bàn chân, gan bàn tay, lưng, ngực và bên hông nóng, ù tai, lở miệng, lở lưỡi làm ăn uống trở ngại, đau miệng, thắt lưng đau và yếu, chân yếu bất lực, chóng mặt, váng đầu, mắt khô và mờ nhất vào buổi chiều, ăn lúc ngon lúc không, mệt mỏi, đau nhức mình và chân tay, đàn ông xuất tinh sớm, đàn bà lạnh cảm và ra mồ hôi đêm. Lưỡi đỏ và khô. Mạch vi và sác.

Bài thuốc-Sơn thù du 9 grs-Quy bản 9 grs-Mẫu đơm bì 9 grs-Phục linh 9 grs-Trạch tả 9 grs-Hoài sơn 9 grs-Thục địa 18 grs-Quế bì 9 grs-Ngưu tất 6 grs

Nhiệm vụ của các vị thuốc:

-Toa thuốc có tác dụng bổ âm. Thục địa: Bổ thận và gia tăng lượng huyết, thanh hư hỏa, hết nóng dưới gan ban chân.

-Sơn thù du: Làm ôn gan và giúp tăng cường sức mạnh cho thận.

-Mẫu đơn bì: Giúp thanh nhiệt và giảm huyết nhiệt.

-Sơn dược: Nuôi tì và tăng cường thận.

-Phục linh: Gia tăng tiểu tiện, giảm sưng, giảm thấp nhiệt trong tì.

-Trạch tả: Vừa giúp lợi tiểu, bồi bổ tai, giảm ù tai, mắt bớt khô và mờ.

-Quế bì: Dẫn hỏa quy nguyên, có nghĩa là đưa hỏa xuống chân, chân sẽ ấm và phần thượng tiêu sẽ mát thì ù tai sẽ hết.

-Quy bàn: Bổ huyết.

Xem thêm: Chăm Sóc Bệnh Nhân Chấn Thương Sọ Não Sau Mổ Sọ Não, Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Mổ Sọ Não

-Ngưu tất: Dẫn thuốc xuống chân.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *