Những biện pháp điều trị nổi mề đay sau sinh ở phụ nữNổi mề đay sau sinh thường hay gặp ở phụ nữ sau sinh, việc điều trị bệnh là một trong những ưu tiên hàng đầu, bởi đối với chị em đang trong giai đoạn cho con bú sẽ rất dễ ảnh hưởng đến trẻ
Nổi mề đay sau sinh thường hay gặp ở phụ nữ sau sinh, việc điều trị bệnh là một trong những ưu tiên hàng đầu, bởi đối với chị em đang trong giai đoạn cho con bú sẽ rất dễ ảnh hưởng đến trẻ
Nổi mề đay sau sinh ở phụ nữ
Chúng ta hãy cùng các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu những biện pháp điều trị nổi mề đay sau sinh ở phụ nữ qua bài viết sau đây!
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH NỔI MỀ ĐAY SAU SINH
Sau sinh, men gan của chị em bị tăng lên, nhiều chị em dĩnh dưỡng chưa được đầy đủ hoặc khó tiêu khiến cho gan nhiệt, thiếu máu, phát độc và dẫn đến bị nổi mề đay. Mặt khác, lượng máu trong cơ thể sụt giảm trong khi nhu cầu máu tăng lên do trẻ cần được bú mẹ và cơ thể của người mệ cũng cần có thêm khí huyết để nhanh chóng hồi phục. Không những thế, bị nổi mề đay sau sinh còn do cơ thể phụ nữ còn yếu nên dễ nhiễm gió độc và gan không thể lọc được khí độc.
Đang xem: Những biện pháp điều trị nổi mề đay sau sinh ở phụ nữ
Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn nhận định hiện tượng nổi mề đay sau sinh là do quá trình sinh đẻ khiến cho nội tiết phụ nữ thay đổi, khả năng miễn dịch của cơ thể thấp nên dễ nhạy cảm, sức khỏe yếu hơn bởi vừa trải qua quãng thời gian dài để mang thai và sinh nở.
TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH NỔI MỀ ĐAY SAU SINH
Hầu hết chị em bị nổi mề đay sau sinh thường xuất hiện triệu chứng bệnh mề đay ban đầu là nổi mẩn đỏ nhỏ, sau đó những nốt mẩn này lan ra khắp cơ thể, chị em càng gãi càng khó chấm dứt được cảm giác ngứa da. Nếu thời tiết thay đổi một cách đột ngột, nhất là vào buổi đêm hoặc khi rét quá, nóng quá, mề đay sẽ bùng phát dữ dội. Hiện tượng nổi mề đay này thường lặn mất nhanh chóng trong 24h mà không để lại dấu vết nào trên da nếu chị em không gãi mạnh làm da tổn thương.
Một số ít trường hợp, nổi mề đay không tự lặn, chúng chuyển sang mức nặng hơn và có khả năng biến chứng suy hô hấp, rất nguy hiểm đến tính mạng của chị em nếu không được cấp cứu kịp thời.
Với trường hợp, những nốt sần phù không tự lặn mà chuyển sang thể nặng hơn thì có thể gây ra biến chứng khó thở, suy hô hấp, phù thanh quản, nguy hiểm đến tính mạng của chị em.
PHỤ NỮ NÊN LÀM GÌ KHI BỊ NỔI MỀ ĐAY SAU SINH?
Nếu chị em nổi mề đay sau khi sinh thì cần tuyệt đối không xông hơi, không nằm muối nóng, không quấn nóng, hạn chế massage, không gãi và không dùng nước lạnh.
Đây là giai đoạn chị em đang phải cho con bú nên việc điều trị bị nổi mề đay sau sinh bằng thuốc tấy cần được hạn chế tối đa để không ảnh hưởng đến lượng sữa và sức khỏe của trẻ. Cách tốt nhất là chị em nên kết hợp giữa điều trị các đám mề đay ngoài da cùng với các phương pháp dân gian giúp giải độc, mát gan. Thuốc được sử dụng thường nên từ thảo dược tự nhiên dùng để bôi hoặc tắm, đắp, ngâm. Mặt khác, chị em cũng nên đến cơ sở y tế da liễu chuyên khoa để thăm khám và được bác sĩ tư vấn cách xử trí bệnh hiệu quả.
Xem thêm: Cách Bôi Kem Dưỡng Da Đúng Cách, Cách Thoa Kem Dưỡng Da Mặt Đúng Cách
Dưới đây là chia sẻ từ bác sĩ giảng viên Y học cổ truyền Sài Gòn về cách chữa mề đay sau sinh bằng phương thuốc dân gian sau:
Sử dụng trà thảo mộc
Trà thảo mộc nhất là trà hoa cúc có tác dụng chữa bị nổi mề đay khắp người rất tốt. Uống trà thảo mộc sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng mẩn ngứa, làm dịu da và đạt hiệu quả cao khi bạn uống trà nóng. Bạn cũng có thể tận dụng bã trà để đắp lên các vùng da bị nổi mề đay sẽ tăng hiệu quả chữa bệnh.
Một số trà thảo mộc khác như táo gai, cam thảo, trà gừng, nước ép tía tô… cũng có tác dụng thanh lọc và giải độc rất tốt đối với chị em bị nổi mề đay sau khi sinh.
Tắm nước thảo dược
Chị em cũng có thể dùng bưởi, gừng, hương như, xả, tía tô, lá khế, kinh giới… để làm nguyên liệu nấu nước tắm. Tuy nhiên, chị em cần lưu ý tránh gió trong khi tắm.
Chườm ấm
Đây được xem là phương pháp chữa nổi mề đay tạm thời nhưng nhanh chóng. Khi thấy có hiện tượng nổi mề đay trên da, chị em hãy dùng túi chườm ấp đắp lên vùng da bị ngứa để giảm bớt tình trạng sưng ngứa. Hoặc chị em cũng có thể dùng nắm muối rang gói vào một tấm vải sạch để chườm lên vết nổi mề đay.
Dùng bã mướp đắng xay
Mướp đắng có tính hàn và vị đắng, không độc nên khi dùng thường xuyên sẽ giúp giảm các bệnh ngoài da đồng thời làm cho da trở nên mịn màng hơn. Không những vậy, loại quả này còn có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, thanh nhiệt rất tốt. Chị em chỉ cần chuẩn bị khoảng 1kg mướp đắng xay nhỏ và lấy bã đắp vào những chỗ nổi mề đay trong khoảng 1 giờ sẽ giảm đáng kể hiện tượng này.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn uy tín
Dùng cây kinh giới
Cây kinh giới có chứa tinh dầu nóng cùng các chất có tính hàn có tác dụng làm ấm và giảm nhanh những dấu hiệu của bệnh nổi mề đay. Chị em hãy lấy toàn bộ cây kinh giới (bỏ rễ) đem rang nóng với muối cho đến khi vàng thì cho vào 1 chiếc khăn hoặc tấm vải để chườm nóng trực tiếp lên vùng da đang bị nổi mẫn đỏ cho tới khi hết nóng bạn lại bỏ vào rang nóng lại rồi tiếp tục chườm cho đến khi hết ngứa.
Xem thêm: Giữa Chu Kỳ Kinh Nguyệt Ra Màu Nâu, Nguyên Nhân Ra Khí Hư Màu Nâu Và Cách Khắc Phục
Dùng ngải cứu
Cây ngải cứu chữa trị bệnh nổi mề đay rất hiệu quả và an toàn nên bạn có thể dùng thân, lá ngải cứu đem rang nóng và chườm lên vùng da bị bệnh cho đến khi hết ngứa thì thôi.