Nội dung bài viết

Bà bầu cần ăn gì trong những tháng cuối thai kỳ?Những thực phẩm bà bầu nên tránh vào những tháng cuối thai kỳChế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong thời gian mang thai

Trong vòng đời của thai nhi từ lúc mới hình thành cho đến khi hoàn thiện để chuẩn bị chào đời thì giai đoạn bắt đầu và kết thúc đều rất cần được lưu ý. Vậy bà bầu cần ăn gì trong những tháng cuối thai kỳ để bé khỏe mạnh? Bài viết sau đây sẽ giải đáp nỗi lo đó cho các bậc cha mẹ.

Đang xem: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 9 tháng mang thai

Dinh dưỡng những tháng cuối thai kỳ gắn liền với sự phát triển thai nhi

Hạnh phúc lớn nhất của mỗi người phụ nữ là được làm mẹ, được thấy con mình trưởng thành và lớn lên. Và để con phát triển khỏe mạnh ngay từ trong bụng mẹ thì việc có một chế độ dinh dưỡng tốt là vô cùng quan trọng đặc biệt là vào những tháng cuối bởi đây là giai đoạn thai nhi hoàn thiện các cấu trúc trên cơ thể để chuẩn bị chào đời.

*

Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho bà bầu tháng cuối thai kỳ

Nhu cầu về năng lượng cũng như dinh dưỡng cho bà bầu đều cao hơn người bình thường vì cơ thể phải thay đổi và bổ sung các chức năng cần thiết nhằm thích ứng với việc mang thai. Do đó, chế độ ăn uống cân bằng, khoa học và đầy đủ sẽ giúp bé không bị thiếu hụt chất dinh dưỡng và chậm phát triển về cả thể chất và tinh thần khi lớn lên.

Các chuyên gia, bác sĩ đã chỉ ra rằng sức khỏe và dinh dưỡng từ cơ thể người mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi từ khi mới bắt đầu hình thành đến khi hoàn thiện đầy đủ. Nạp đủ chất dinh dưỡng cho bà bầu đồng nghĩa với việc vừa giúp thai nhi có sức đề kháng tốt, phát triển khỏe mạnh, vừa tốt cho chính bà bầu từ khi sinh con đến khi phục hồi sức khỏe sau sinh.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho bà bầu những tháng cuối thai kỳ

Xây dựng chế độ đầy đủ dinh dưỡng cho bà bầu đóng vai trò quan trọng bước đầu cho cuộc đời của trẻ. Tuy nhiên, khi ăn quá nhiều so với mức khuyến nghị sẽ gây ra dư thừa năng lượng và tích tụ trong cơ thể khiến cho mẹ tăng cân, tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ và các vấn đề về tim mạch, đột quỵ hoặc nặng hơn là trầm cảm kéo dài. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt tới thai nhi.

Vì thế, việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bà bầu sẽ giúp cho bé sinh ra khỏe mạnh và phát triển tốt.

*

Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho bà bầu tháng cuối thai kỳ

Khi mang thai bà bầu nên bổ sung calo từ thực phẩm tươi như thịt cá, trứng, sữa với lượng calo cần tuân thủ theo đúng nghiên cứu khoa học.

Các bà bầu tuyệt đối không nên bỏ đói bản thân vì điều đó đồng nghĩa với việc bỏ đói thai nhi. Trong giai đoạn thai kỳ, tất cả nguồn dinh dưỡng cho thai nhi đều được cung cấp từ cơ thể người mẹ. Vì thế, mẹ cần phải ăn uống đầy đủ vitamin một cách khoa học để con được phát triển tốt nhất có thể.

Bà bầu cần ăn gì trong những tháng cuối thai kỳ?

Trứng gà

Trứng không chỉ giàu sắt, acid folic, vitamin A. D, B2, B6, B12, selen, kẽm, canxi,… mà còn rất giàu protein. Điều này là cực kỳ quan trọng ở giai đoạn mang thai vì protein giúp cho thai nhi phát triển tốt hơn.

Hơn nữa, trứng gà có chứa các axit béo omega-3 và choline là những chất cần thiết cho sự phát triển não bộ của bé. Mỗi ngày mẹ nên ăn ít nhất một quả để cung cấp các dưỡng chất cần thiết có trong trứng gà cho con.

Thịt lợn nạc

*

Bà bầu nên ăn thịt lợn nạc những tháng cuối thai kỳ

Thịt lợn cung cấp cho cơ thể nguồn đạm dồi dào. Nó được xếp vào nhóm những thực phẩm giàu protein nhất và rất được khuyến khích dùng cho bà bầu. Thịt lợn nạc là thực phẩm rất giàu sắt, giúp tạo máu và ngăn ngừa bị thiếu máu trong giai đoạn mang thai. Bên cạnh đó, lượng glycine cao trong thịt lợn giúp cơ thể tổng hợp nhiều collagen hơn, giúp tăng cường và giữ cho tóc, da, xương khớp khỏe mạnh.

Thịt cá

*

Bà bầu nên ăn cá những tháng cuối thai kỳ

Mùi tanh của cá thường khiến đa số các bà bầu ngại ăn và tránh né. Tuy nhiên, nó lại rất có lợi đối với sức khỏe mẹ và bé. Cá là một loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cực kỳ cao, chứa nhiều dưỡng chất như axit glutamic, glycine, chất béo, arginine,…

Hơn nữa, acid béo omega-3 rất cần thiết trong thai kỳ, đặc biệt là acid béo omega-3 chuỗi DHA và EPA. Hai chất này có vai trò trong sự phát triển của trí não và mắt của thai nhi, được tìm thấy với số lượng lớn trong hải sản, đặc biệt là cá.

Cá hồi và cá chép đều rất giàu acid béo omega-3, được các bác sĩ và chuyên gia khuyên sử dụng nhiều khi mang thai.

Quý bạn đọc quan tâm mua sản phẩm bổ sung omega-3 cho bà bầu tại link: https://namlimquangnam.net/san-pham/omega-3/

Thịt bò

*

Bà bầu nên ăn thịt bò những tháng cuối thai kỳ

Thịt bò được biết đến nhờ chứa hàm lượng sắt cao vượt bậc trong các loại thực phẩm nói chung và các loại thịt nói riêng. Thay vì phải bổ sung sắt thông qua việc uống các thực phẩm chức năng thì thịt bò là giải pháp được nhiều người lựa chọn hơn cả.

Cũng như thịt heo, thịt bò chứa lượng lớn protein, ngoài ra còn có vitamin B2 và vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của tế bào cơ thể.

Mặc dù thịt bò mang đến nhiều lợi ích nhờ giá trị, hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng cũng cần lưu ý phải cân đối chúng cho phù hợp trong thực đơn của mình.

Sữa tươi và sữa chua

*

Bà bầu nên ăn sữa tươi và sữa chua những tháng cuối thai kỳ

Sữa chua và sữa tươi cũng là những sản phẩm được nhiều người lựa chọn. Sữa chua đặc biệt tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ tiêu hóa, bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Thực phẩm này có nguồn gốc từ sữa nên cung cấp lượng canxi khá cao, giúp bổ sung canxi cho cơ thể và thai nhi, đồng thời tác động tới hệ xương và răng, giúp mẹ và thai nhi không bị còi xương hay các dị tật bẩm sinh.

Trứng vịt lộn

*

Bà bầu nên ăn trứng vịt lộn những tháng cuối thai kỳ

Trứng vịt lộn là món được khá nhiều chị em phụ nữ mách tai nhau sử dụng khi mang thai. Việc tăng cường sử dụng sẽ có tác dụng cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển, kích thích sản sinh hồng cầu, hạn chế nguy cơ thiếu máu, bồi bổ cơ thể và góp phần cải thiện, nâng cao sức đề kháng cho cả mẹ lẫn bé.

Hàm lượng vitamin A trong trứng vịt lộn có vai trò quan trọng trong việc phát triển các cơ quan của trẻ như gan, tim, phổi, xương, thần kinh,… Tuy nhiên khi nạp quá nhiều vitamin A sẽ dễ gây nên dị tật bẩm sinh cho thai nhi nên các bà bầu cần cân nhắc sử dụng hợp lý.

Các loại hạt (hạt dẻ, hạt óc chó,…)

*

Bà bầu nên ăn hạt những tháng cuối thai kỳ

Các loại hạt ngũ cốc không chỉ được những người trong giai đoạn ăn kiêng sử dụng mà còn rất được khuyến khích ở phụ nữ mang thai. Trái với ngũ cốc tinh chế, ngũ cốc nguyên hạt có chứa nhiều vitamin và các hợp chất thực vật khác, tiêu biểu là yến mạch. Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt thường giàu vitamin nhóm B, chất xơ, magie, omega-3 và l-arginine. Tất cả những chất này đều cần thiết trong khẩu phần ăn của phụ nữ giai đoạn thai kỳ.

Quý bạn đọc quan tâm mua sản phẩm bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong suốt thai kỳ tại link: https://namlimquangnam.net/san-pham/vital-pregna/

Khoai lang

*

Bà bầu nên ăn khoai lang những tháng cuối thai kỳ

Khoai lang là thực phẩm hẳn không còn với chị em phụ nữ, đặc biệt là những ai có chế độ ăn kiêng bởi nó rất giàu chất xơ và nhiều dưỡng chất quan trọng khác như kẽm, sắt, magie, kali, natri, canxi, vitamin C, B1,… Chính vì vậy, việc ăn khoai lang mỗi ngày sẽ bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và thai nhi. Khoai lang còn chứa nhiều vitamin B6 đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành tế bào máu, có tác dụng ngăn ngừa ốm nghén cho bà bầu hiệu quả.

Xem thêm: ' Ngày Tận Thế: Có Thật Không? ? NhiềU CáCh Chờ ĐóN NgàY TậN Thế

Trái bơ

*

Bà bầu nên ăn bơ những tháng cuối thai kỳ

Quả bơ được xem là một loại trái cây quen thuộc và rất an toàn trong chế độ ăn của các mẹ bầu. Chúng chứa một lượng khá cao các chất dinh dưỡng quan trọng như chất béo, vitamin và nhiều khoáng chất khác. Không chỉ vậy, trái bơ còn bổ sung acid folic giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh bẩm sinh ở trẻ nhỏ, đồng thời cũng phòng bệnh tiểu đường thai kỳ cho mẹ.

Các loại rau quả tươi

*

Bà bầu nên ăn rau quả tươi những tháng cuối thai kỳ

Rau quả tươi chứa rất nhiều chất dinh dưỡng mà bà bầu cần như chất xơ, vitamin C, vitamin K, vitamin A, vitamin B, canxi, sắt, và kali. Đặc biệt, các loại rau có lá xanh đậm rất giàu chất chống oxy hoá, chứa các hợp chất có nguồn gốc thực vật có lợi cho hệ thống miễn dịch và tiêu hoá.

Do hàm lượng chất xơ cao, những loại rau quả tươi này có tác dụng ngăn ngừa táo bón – vấn đề rất phổ biến ở phụ nữ mang thai.

Các loại trái cây ít ngọt

*

Bà bầu nên ăn quả mọng những tháng cuối thai kỳ

Các loại trái cây nói chung và những loại quả ít ngọt nói riêng được xếp vào hàng những thực phẩm rất giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Chúng thường chứa nhiều nước, vitamin C và chất xơ giúp tăng cường sức khỏe của da và chức năng hệ miễn dịch cho mẹ và thai nhi.

Quả mọng có lượng đường tương đối thấp, mang hương vị tươi ngon và dinh dưỡng nhưng có lượng calo tương đối thấp nên không gây ra đột biến lớn đối với lượng đường huyết.

Uống nhiều nước

*

Bà bầu nên uống nhiều nước những tháng cuối thai kỳ

Nước chiếm 70-75% cơ thể nên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sức khỏe. Nước giúp duy trì nhiệt độ cơ thể và bài tiết các chất thải, giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn, đồng thời giữ nước cho cơ thể, đem lại sự tươi tắn, khỏe khoắn cho làn da.

Đặc biệt, cơ thể phụ nữ mang cần cung cấp nhiều nước hơn bình thường vì trong giai đoạn này lượng đường trong máu sẽ tăng cao. Việc uống nhiều nước sẽ giúp giảm lượng đường huyết và nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

Những thực phẩm bà bầu nên tránh vào những tháng cuối thai kỳ

Thực phẩm cay và béo

*

Thực phẩm cay và béo nên tránh trong những tháng cuối thai kỳ

Chất cay vẫn luôn được rất nhiều người ưa thích bởi nó giúp tăng khẩu vị. Thông thường, trong tình huống mẹ và bé đều khỏe mạnh, vấn đề ăn cay trong thai kỳ nhìn chung không gây hại gì. Tuy nhiên, chất này cũng gây kích thích đáng kể và không phải ai cũng thích hợp để dùng, đặc biệt với phụ nữ mang thai.

Nếu ăn cay không đúng cách hoặc lạm dụng thì cơ thể người mẹ có thể sinh ra phản ứng khó chịu, điển hình như nóng dạ dày, nội nhiệt, tiêu hóa kém,…

Đồ uống có ga hoặc chất kích thích

Nước ngọt có ga chứa nhiều thành phần không tốt cho sức khỏe như nước bão hòa CO2, chất làm ngọt nhân tạo, chất bảo quản và các loại hương liệu. Lượng cafein trong nước ngọt có ga rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu.

*

Nên tránh đồ uống có ga trong những tháng cuối thai kỳ

Phụ nữ mang thai nên hạn chế lượng caffeine ở mức 200 mg mỗi ngày bởi lượng caffeine cao trong thai kỳ có thể hạn chế sự phát triển của thai nhi và gây ra tình trạng cân nặng khi sinh của trẻ thấp.

Khi uống phải chất này, khu trung khu thần kinh trung ương của bà bầu có thể xảy ra hiện tượng hưng phấn, tăng nhịp thở, nhịp tim, mất ngủ, hoa mắt, ù tai, chóng mặt, buồn nôn, khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa. Tình trạng này khiến bà mẹ lo âu, mệt mỏi, từ đó tác động không tốt đến sự phát triển của thai nhi cũng như chính bản thân mẹ bầu.

Đồ ăn vặt

*

Nên tránh đồ ăn vặt trong những tháng cuối thai kỳ

Các chị em nói chung và các mẹ bầu nói riêng thường dễ bị hấp dẫn bởi các món ăn vặt như khoai tây chiên, gà rán, bánh ngọt,… Những thực phẩm này được nướng hoặc chiên ở nhiệt độ cao, giúp chuyển hóa tinh bột thành một chất gọi là acrylamide – một chất có thể dẫn đến chu vi đầu trẻ sơ sinh nhỏ và cân nặng thấp khi sinh.

Ăn quá nhiều đồ ăn vặt khi mang thai cũng dẫn đến nguy cơ tăng cân quá mức, có thể khiến phụ nữ mang thai và em bé có nguy cơ bị các biến chứng khác nhau.

Thực phẩm giàu Natri

*

Nên tránh thực phẩm chứa Natri trong những tháng cuối thai kỳ

Natri là một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Tuy nhiên, việc nạp quá nhiều natri qua thực phẩm có thể gây hại vì nó khiến huyết áp tăng dẫn đến bệnh tim và đột quỵ.

Quan trọng là mẹ bầu cần phải hiểu biết kỹ về các loại thực phẩm có nhiều natri để có thể tiêu thụ chúng với số lượng ít hơn, bảo vệ sức khỏe.

Lưu ý trong chế độ dinh dưỡng của bà bầu những tháng cuối thai kỳ

Khi mang thai, bạn cần bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ để tăng cân một cách lành mạnh và hỗ trợ phát triển đúng về não, xương khớp cũng như các cơ quan và hệ miễn dịch ở trẻ. Bởi vậy, việc ăn uống đầy đủ dinh dưỡng trong thời gian mang thai là điều vô cùng quan trọng.

Nếu chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bà bầu bị thiếu hụt hoặc mất cân bằng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong thời gian mang thaiChia nhỏ khẩu phần ăn mỗi ngày để đảm bảo cơ thể hấp thụ được trọn vẹn và hiệu quả nhất các chất dinh dưỡng. Các bà bầu không nên bỏ qua bữa sáng và ăn bù hay nhồi nhét vào bữa trưa và tối.Trứng, hải sản, thịt bò,… là những thực phẩm giàu dinh dưỡng cho thai phụ. Tuy nhiên, những thực phẩm này cần phải chế biến chín bởi ăn tái, sống có thể dễ bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh, rất có hại tới thai nhi.Sữa tươi và sữa chua đều là thực phẩm quan trọng đối với thai phụ. Tuy nhiên, chỉ nên uống sản phẩm sữa tiệt trùng với hàm lượng đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.Phụ nữ có thai cũng cần đặc biệt lưu ý về việc ăn cá, mặc dù cá là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Các loại cá như: cá ngừ, cá thu, cá nóc, cá mập, cá kiếm nên tránh xa vì chúng chứa nhiều thủy ngân, có thể gây ra những biến chứng xấu cho thai nhi như chậm nói, tư duy kém phát triển, ảnh hưởng không tốt đến hệ thần kinh và não bộ.

Có thể thấy việc mang thai đã rất khó khăn nhưng làm sao để con khỏe mạnh từ trong bụng mẹ còn khó hơn. Những người sắp và đang làm mẹ cần tìm hiểu kiến thức về các loại thực phẩm nên bổ sung trong giai đoạn mang thai để con được phát triển đầy đủ và toàn diện hơn.

Xem thêm: Cây Ngũ Trảo Thường Mọc Ở Đâu, Cây Ngũ Trảo Và 22 Công Dụng Chữa Bệnh

Nguồn tham khảo: Healthline.

——————————————————————————–

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *