Có được một thai kỳ khỏe mạnh để bé yêu phát triển tốt nhất, cả mẹ và bé vượt cạn thành công là mong muốn chung của mọi mẹ bầu. Để đạt được điều ấy, mẹ bầu nhất định nên nhớ những điều cần biết khi mang thai mà chúng tôi chia sẻ ngay sau đây.

Đang xem: Những điều cần biết khi chuẩn bị mang thai

1. Những điều cần biết khi mang thai dành để khỏe cho mẹ, tốt cho con

1.1. Khám thai định kỳ

Đi khám thai định kỳ là một việc làm không thể thiếu đối với mỗi thai phụ. Khuyến cáo của chuyên gia y tế là mỗi mẹ bầu nên đi khám thai tối thiểu 8 lần trong suốt thai kỳ của mình. Thông qua quá trình này, mẹ bầu không những biết được sự phát triển của thai nhi mà còn kịp thời phát hiện sớm nguy cơ dị tật hay các biến chứng nguy hiểm có thể đến với thai kỳ cũng như quá trình sinh nở. Trong đó, mẹ bầu cần đặc biệt ghi nhớ các mốc khám thai quan trọng sau:

*

Khám thai định kỳ là việc thai phụ không nên bỏ qua trong suốt thai kỳ

– Tuần 11 – 13 của thai kỳ: Khám thai để đo độ mờ da gáy giúp phát hiện nguy cơ bệnh Down.

– Tuần 21 – 24: Khám thai và thực hiện xét nghiệm sàng lọc dị tật bẩm sinh, phát hiện các bất thường ở một số bộ phận trên cơ thể thai nhi.

– Tuần 30 – 32: Khám thai để phát hiện các dị tật xuất hiện muộn ở thai nhi, xác định vị trí nhau thai, tình trạng dây rốn, nước ối,… để chuẩn bị cho thời điểm vượt cạn.

1.2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng

Có một chế độ ăn hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng là yếu tố quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Vì thế, mẹ bầu cần chú ý tăng cường bổ sung các loại thực phẩm sau vào chế độ ăn của mình:

– Tinh bột: bánh mì, các loại ngũ cốc,…

– Đạm: các loại thịt, sữa, trứng, đậu,…

– Rau xanh, hoa quả tươi, nước ép trái cây ít đường.

– Uống đủ 2 – 3 lít nước/ngày.

– Bổ sung các loại vitamin như: canxi, sắt, A, D, axit folic,…

– Chất béo: mỡ động vật, dầu thực vật, bơ,…

Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần tránh một số loại thực phẩm không tốt cho quá trình mang thai như:

– Chất kích thích, rượu bia, đồ uống có gas.

– Thực phẩm nóng hay có tính hàn cần tránh sử dụng trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

– Các loại cá chứa nhiều thủy ngân: cá ngừ, cá thu,…

– Thực phẩm làm mềm, co thắt tử cung: đu đủ xanh, dứa,…

– Đồ ăn chưa được nấu chín, chưa được tiệt trùng.

1.3. Thời điểm dự sinh

Đối với những mẹ bầu có chu kỳ kinh đều, các bác sĩ thường dựa vào kỳ kinh cuối để đưa ra ngày dự sinh. Trên thực tế thì thời điểm vượt cạn của thai phụ có thể sớm hoặc muộn hơn so với ngày dự kiến. Nếu ngày dự sinh thay đổi qua mỗi lần siêu âm thì mẹ bầu cũng không nên lo lắng quá vì nó được máy tính toán thông qua sự phát triển của thai nhi, khi thai nhi phát triển nhanh hay chậm hơn bình thường thì kết quả này cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.

1.4. Các biến chứng thai kỳ – cách đề phòng và xử lý

Biến chứng thai kỳ là điều không ai mong muốn nó xảy đến, nó sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ và bé. Vì thế mẹ cần trang bị sẵn cho mình những điều cần biết khi mang thai để đề phòng và biết cách xử lý trong tình huống này. Trong số đó, các biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như:

*

Nhau thai bám thấp gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé

– Tiểu đường thai kỳ

Đây là hiện tượng đang có chiều hướng gia tăng ở thai phụ trong những năm gần đây, thường xảy ra vào tuần 24 – 28 của thai kỳ, được xác định thông qua xét nghiệm đường huyết. Phụ nữ mang thai bị tiểu đường có thể phải đối mặt với các nguy cơ: sảy thai, thai nhi dị tật, tiền sản giật,… Mẹ bầu cần kiểm soát tốt đường huyết của mình bằng các xây dựng chế độ ăn và luyện tập hợp lý.

Xem thêm: Thuốc Bổ Não, Tăng Cường Trí Nhớ, Bổ Não, Tăng Cường Trí Nhớ

– nhau thai bám thấp

Tình trạng này xảy ra với khoảng 5% thai phụ, nó là hiện tượng bánh nhau không bám vùng đáy tử cung mà lại nằm sát lỗ trong của cổ tử cung. Chính vì thế, khi có các cơn co trong lúc chuyển dạ, bánh nhau sẽ không giãn đồng bộ với phần cơ gần cổ tử cung. Hệ lụy của nó là bánh nhau bị bóc tách ra khỏi niêm mạc tử cung sinh ra chảy máu hoặc mất máu nghiêm trọng khiến thai phụ bị choáng, trụy mạch, thậm chí có thể tử vong nếu không được xử lý kịp thời; thai nhi bị sinh non, ngôi thai bất thường. Mẹ bầu nên chú ý khám thai định kỳ để phát hiện vị trí bám của nhau thai, có biện pháp kiêng cữ phù hợp.

– Tiền sản giật:

Tiền sản giật (TSG) thường xảy ra vào nửa sau của thai kỳ (từ sau tuần 21) làm tăng nguy cơ thai lưu, sinh non, suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh. Mẹ bầu có thể xác định nguy cơ này thông qua xét nghiệm tiền sản giật để kịp điều trị ngăn chặn các biến chứng không đáng có.

– Ối ít

Đây là một trong những bất thường về nước ối đe dọa đến sức khỏe của thai nhi. Những thai phụ bị thiếu ối trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai rất dễ phải đối mặt với nguy cơ sinh non, sảy thai, thai lưu. Hiện tượng này xảy ra ở 3 tháng cuối thai kỳ dễ làm bé khó xoay đầu nên bị ngôi ngược khi sinh. Nguy hiểm nhất, vỡ ối sớm gây thiếu ối còn gây nhiễm trùng bào thai, nhiễm trùng ối và tử cung. Muốn tránh tình trạng ối ít, mẹ bầu hãy ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi khoa học, uống nhiều nước (nhất là nước dừa).

1.5. Nhận biết triệu chứng nguy hiểm cho thai kỳ

Ngoài những điều cần biết khi mang thai trên đây thì các mẹ bầu cũng cần đặc biệt chú ý nhận biết sớm một số triệu chứng nguy hiểm cho thai kỳ để có biện pháp can thiệp kịp thời:

*

Trang bị những điều cần biết khi mang thai giúp mẹ bầu nhận biết các triệu chứng nguy hiểm cho thai kỳ

– Đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội trong thời gian dài, ở giữa bụng hoặc trên bụng kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn có thể do: vấn đề về dạ dày, ngộ độc thực phẩm, tiền sản giật,…

– Đau bụng dưới ở một hoặc hai bên có thể cảnh báo nguy cơ mang thai ngoài tử cung, sinh non, sảy thai,…

– Sưng phù chân tay kèm theo hiện tượng giảm sút thị lực, buồn nôn, đau đầu đột ngột có thể cảnh báo tiền sản giật.

– Sốt cao 37.5 – trên 39 độ C nhưng không có triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm thì cần gặp bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức bởi nó có thể cảnh báo mẹ bầu đang bị nhiễm trùng.

1.6. Vấn đề cân nặng của người mẹ

Vấn đề tăng cân của người mẹ cũng được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Vậy tăng cân như thế nào là đủ, các mẹ có thể dựa vào chỉ số BMI chuẩn theo khuyến cáo của Viện Y học Hoa Kỳ (IOM) dưới dây:

Chỉ số BMI ở người có cân nặng bình thường so với chiều cao của mình: 18.5 – 24.9.

Điều này có nghĩa là trước khi mang thai, nếu cân nặng của mẹ bình thường thì cả thai kỳ mẹ nên tăng trong khoảng 11 – 16kg để thai nhi có được sự phát triển tốt nhất.

2. Một số khuyến cáo dành cho thai phụ

Bên cạnh những điều cần biết trên đây, khi mang thai, các mẹ bầu cũng cần lưu ý một số khuyến cáo được chuyên gia chia sẻ như:

– Tránh massage hay xoa bụng bởi nó có thể kích thích đẻ non.

– Chỉ nên siêu âm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tránh lạm dụng.

– Vận động ở mức nhẹ nhàng, vừa với sức, tránh các hoạt động mạnh hoặc không phù hợp nếu bác sĩ khuyên không nên làm.

– Dùng thuốc dưới sự tư vấn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào dù là đông hay tây y.

– Không sờ đầu ti hay xoa nắn ngực trong suốt thời gian mang thai bởi nó dễ gây co thắt tử cung sinh ra nguy cơ sinh non, động hoặc sảy thai.

– Tránh xa tiếp xúc với chó mèo bởi chúng có thể gây dị ứng, chứa vi khuẩn gây hại cho thai nhi.

– Kiêng quan hệ tình dục trong giai đoạn mới mang thai để tránh gây động thai. Thời gian sau đó có thể quan hệ bình thường nhưng nên ở tư thế phù hợp và thực hiện động tác hết sức nhẹ nhàng.

Xem thêm: Bài Tập Sau Mổ Dây Chằng Chéo Trước, Khoa Phục Hồi Chức Năng Bệnh Viện Việt Đức

Những điều cần biết khi mang thai mà chúng tôi chia sẻ chỉ được xem là thông tin tham khảo, giúp mẹ bầu tránh được những hoang mang trong lần đầu mang thai. Các mẹ bầu nên xin tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để có được những gợi ý hữu ích nhất cho một thai kỳ bình an và khỏe mạnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *