Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XII) khẳng định rõ cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng.
Thời gian tới, Tỉnh ủy sẽ quan tâm xây dựng quy trình đánh giá cán bộ thật cụ thể, thông qua kết quả, chất lượng thực hiện công việc được giao. Trong ảnh: Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hiển kiểm tra việc giải quyết thủ tục hành chính tại Sở Tài nguyên và Môi trườngNghị quyết Trung ương 7 (khóa XII) về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ vừa được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành. Phóng viên Báo Hải Dương phỏng vấn đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh về những điểm mới của Nghị quyết này và việc triển khai thực hiện ở tỉnh ta.
Đang xem: Những điểm mới của nghị quyết trung ương 7 khóa 12
– Xin đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cho biết những điểm mới của Nghị quyết Trung ương 7 về công tác cán bộ?– Kế thừa và phát huy các Nghị quyết trước đây về công tác cán bộ, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã xem xét, thảo luận và thống nhất ban hành Nghị quyết số 26 ngày 19.5.2018 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Đây là một trong những Nghị quyết rất quan trọng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết số 26 có một số điểm mới đáng chú ý sau đây:Một là, về quan điểm, Nghị quyết lần này khẳng định rõ cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Công tác cán bộ là khâu then chốt của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Mặc dù quan điểm này đã được Đảng ta nhiều lần đề cập, song trong bối cảnh hiện nay khi công tác cán bộ nhiều nơi còn đơn giản, có xu hướng khoán trắng cho ngành tổ chức xây dựng Đảng thì vấn đề này lại hết sức thời sự. Một điểm mới được xác định trong Nghị quyết là đặt việc xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược trở thành một trọng tâm trong công tác cán bộ, là vấn đề hệ trọng của Đảng, phải tiến hành thường xuyên, thận trọng, khoa học, chặt chẽ và hiệu quả. Đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ là đầu tư cho phát triển lâu dài, bền vững. Như vậy, công tác cán bộ không thể tiến hành theo phong trào mà phải làm thường xuyên, liên tục một cách khoa học. Tiếp cận công tác cán bộ trên quan điểm hiệu quả cũng là vấn đề mới được đặt ra trong Nghị quyết lần này. Từ góc độ hiệu quả cho thấy cần đánh giá cán bộ bằng sản phẩm cụ thể. Đánh giá cán bộ vì thế trở thành khâu đột phá trong công tác cán bộ.Nghị quyết cũng bổ sung quan điểm mới, đó là xây dựng đội ngũ cán bộ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo trực tiếp, toàn diện công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị. Chuẩn hóa, siết chặt kỷ luật, kỷ cương đi đôi với tạo môi trường, cơ chế và điều kiện để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung; phân công, phân cấp gắn với giao quyền, ràng buộc trách nhiệm, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực và xử lý nghiêm minh sai phạm. Điểm mới nổi bật của quan điểm này là nhận diện và xác định cách thức giải quyết hai mối quan hệ giữa chuẩn hóa, siết chặt kỷ luật, kỷ cương với xây dựng thể chế, tạo môi trường thúc đẩy đổi mới, phát huy sáng tạo của cán bộ; giữa phân cấp, phân quyền với kiểm tra, giám sát, ràng buộc quyền hạn với trách nhiệm, kiểm soát quyền lực, xử lý nghiêm sai phạm. Trong đó, cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung là một điểm thể hiện tinh thần đổi mới mạnh mẽ của Trung ương lần này.Hai là, về mục tiêu, Nghị quyết Trung ương 7 về công tác cán bộ đã xác định rõ mục tiêu chung là xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược trong thời gian tới phải có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới – thời kỳ xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nền kinh tế số, kinh tế tri thức và ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Đồng thời, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ trong bối cảnh tình hình trong nước, khu vực và thế giới diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Nghị quyết cũng xác định mục tiêu và tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ trong từng lĩnh vực cho từng giai đoạn. Trong đó, có những chỉ tiêu rất mới như: đến năm 2030, đối với cán bộ cấp chiến lược, yêu cầu phải thực sự tiêu biểu về chính trị, tư tưởng, phẩm chất, năng lực và uy tín; trên 15% dưới 45 tuổi; từ 40 – 50% đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý ở địa phương: Từ 15 – 20% cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh dưới 40 tuổi, từ 25 – 35% đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế; từ 20 – 25% cán bộ lãnh đạo chủ chốt và ủy viên ban thường vụ cấp ủy cấp huyện dưới 40 tuổi. Đối với cán bộ chuyên trách cấp xã: 100% có trình độ cao đẳng, đại học và được chuẩn hóa về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng công tác… Đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước: Nâng cao tính Đảng và ý thức tuân thủ pháp luật; sản xuất, kinh doanh hiệu quả; từ 70 – 80% có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế. Phải có cán bộ nữ trong cơ cấu ban thường vụ cấp ủy và tổ chức đảng các cấp. Tỷ lệ nữ cấp ủy viên các cấp đạt từ 20 – 25%; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp đạt trên 35%. Ở những địa bàn có đồng bào dân tộc thiểu số, phải có cán bộ lãnh đạo là người dân tộc thiểu số phù hợp với cơ cấu dân cư…
Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI đã thảo luận xây dựng Nghị quyết chuyên đề về nâng cao chất lượng và năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đến năm 2025 và những năm tiếp theoBa là, về nhiệm vụ và giải pháp, Nghị quyết nhấn mạnh đến việc nâng cao nhận thức, tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên; Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ; Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược ngang tầm nhiệm vụ; Kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong công tác cán bộ; Chống chạy chức, chạy quyền; Phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ và nâng cao chất lượng công tác tham mưu, coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về công tác tổ chức, cán bộ. Trong đó có những điểm nhấn rất mới như: Trung ương yêu cầu phải có phương pháp đánh giá cán bộ một cách khách quan, chính xác; có cơ chế tạo động lực, đổi mới sáng tạo, rèn luyện qua thực tiễn có nhiều khó khăn, thách thức lớn của đội ngũ cán bộ và đề cao giải pháp kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền, chủ nghĩa cá nhân, cục bộ địa phương, họ hàng trong công tác cán bộ; Coi đây là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để đấu tranh ngăn chặn sự tha hóa quyền lực trong bộ máy công quyền, sự suy thoái, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên để củng cố và nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta.Một điểm mới nữa, Nghị quyết lần này xác định rõ 2 trọng tâm và 5 đột phá trong công tác cán bộ. Hai trọng tâm là: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ, hiệu quả công tác cán bộ; chuẩn hóa, siết chặt kỷ luật, kỷ cương đi đôi với tạo môi trường, điều kiện để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo phục vụ phát triển và có cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược và bí thư cấp ủy, người đứng đầu các cấp đi đôi với phân cấp, phân quyền nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo, đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ quyền lực.Năm đột phá là: Đổi mới công tác đánh giá cán bộ theo hướng: Xuyên suốt, liên tục, đa chiều, theo tiêu chí, bằng sản phẩm, thông qua khảo sát, công khai kết quả và so sánh với chức danh tương đương. Kiểm soát chặt chẽ quyền lực, sàng lọc kỹ càng, thay thế kịp thời; chấm dứt tình trạng chạy chức, chạy quyền. Thực hiện nhất quán chủ trương bố trí bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương ở những nơi đủ điều kiện. Cải cách chính sách tiền lương và nhà ở để tạo động lực cho cán bộ phấn đấu, toàn tâm, toàn ý với công việc; có cơ chế, chính sách để tạo cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh và thu hút, trọng dụng nhân tài. Hoàn thiện cơ chế để cán bộ, đảng viên thật sự gắn bó mật thiết với nhân dân và phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ.Đây là những điểm rất mới của Nghị quyết Trung ương 7 (khoá XII) so với Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Xem thêm: Lưu Ý Khi Nào Bà Bầu Nên Uống Canxi Cho Bà Bầu Và Những Điều Đặc Biệt Cần Lưu Ý
– Thực hiện một số chủ trương mới của Nghị quyết, tỉnh Hải Dương có thuận lợi và khó khăn gì, thưa đồng chí?– Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XII) đề cập đến nhiều chủ trương mới nên việc triển khai thực hiện tại tỉnh ta cũng như nhiều địa phương khác sẽ có thuận lợi và cả khó khăn. Với tỉnh Hải Dương, thuận lợi ở chỗ chúng ta đã có những bài học kinh nghiệm được rút ra sau 20năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trước khi triển khai Nghị quyết Trung ương 7 về công tác cán bộ, Tỉnh ủy Hải Dương đã ban hành 2 đề án (Đề án 01 và Đề án 03) với nội dung phù hợp với chỉ đạo của Trung ương về kiện toàn lại bộ máy của hệ thống chính trị cấp xã và sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp của tỉnh theo hướng tăng tính tự chủ, giảm đầu mối. Tỉnh ủy cũng đã ban hành các kế hoạch thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị và đổi mới, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời đã thảo luận xây dựng Nghị quyết chuyên đề về nâng cao chất lượng và năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đến năm 2025 và những năm tiếp theo. Đây là những cơ sở quan trọng để tỉnh ta triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 về công tác cán bộ.Đối với một số chủ trương mới, như việc bố trí bí thư cấp ủy huyện không phải người địa phương, chúng ta đã bước đầu có kinh nghiệm khi thực hiện đối với các chức danh là Trưởng công an và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện không phải người địa phương. Thực hiện chủ trương này, chúng ta cũng sẽ có cái nhìn tổng thể hơn trong bố trí cán bộ, tạo cơ hội để người có đủ điều kiện được bố trí đúng việc, tránh được tình trạng “trống đâu, bố trí ở đó” như trước.Tuy nhiên, chúng ta cũng sẽ gặp không ít khó khăn khi triển khai thực hiện các chủ trương mới của Nghị quyết. Đó là Nghị quyết đưa ra yêu cầu về công tác cán bộ với những chỉ tiêu cụ thể về tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ…, nếu các cấp ủy không thật sự quyết tâm sẽ không thực hiện được. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ có kiến thức, am hiểu luật pháp quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập và làm việc trong môi trường quốc tế cũng là một thách thức lớn với tỉnh. Việc đánh giá cán bộ hiện vẫn là khâu yếu trong công tác cán bộ của tỉnh cũng là khó khăn khi thực hiện Nghị quyết. Nếu không có quy trình rõ ràng, cụ thể sẽ khó đánh giá chính xác. Ngoài ra, các cấp, các ngành còn chịu áp lực lớn trong sắp xếp lại đội ngũ cán bộ hiện có sau khi thực hiện tinh gọn bộ máy. Việc bố trí bí thư cấp ủy huyện không phải người địa phương, xây dựng cơ chế, chính sách để tạo sự cạnh tranh bình đẳng, thu hút nhân tài, giúp cán bộ gắn bó với công việc, với nhân dân cũng là những việc khó, tạo áp lực lớn, đòi hỏi quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là của cấp ủy các cấp.
Xem thêm: Cách Làm Đẹp Từ Nước Vo Gạo Của Phụ Nữ Nhật Bản, Rửa Mặt Bằng Nước Vo Gạo Hàng Ngày Có Tốt Không
– Tới đây, tỉnh ta sẽ tổ chức quán triệt, học tập, triển khai Nghị quyết này như thế nào thưa đồng chí?– Tỉnh ủy sẽ giao Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và các ban, ngành liên quan phối hợp tham mưu ban hành kế hoạch học tập, triển khai nghị quyết và tham mưu xây dựng chương trình hành động thực hiện nghị quyết của tỉnh với những mục tiêu, lộ trình cụ thể. Trong đó lưu ý xây dựng quy trình đánh giá cán bộ thật cụ thể, rõ thời gian, tiêu chí đánh giá. Yêu cầu cấp trên phải giao việc cho cấp dưới, thông qua kết quả, chất lượng thực hiện công việc được giao để đánh giá cán bộ. Có thể đánh giá định kỳ theo quý hoặc 6 tháng, đánh giá hằng năm. Quy trình đề bạt, bổ nhiệm cán bộ cũng phải được điều chỉnh, bổ sung. Trong đó, yêu cầu cán bộ trước khi được đề bạt, bổ nhiệm phải xây dựng được chương trình hành động, tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa cán bộ trong quy hoạch khi xem xét, bổ nhiệm. Đồng thời chuẩn bị thật tốt nhân sự, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XII).– Xin trân trọng cảm ơn đồng chí Bí thư Tỉnh ủy!