Đu đủ không chỉ là món ăn quen thuộc mà còn là một bài thuốc hay đối với sức khỏe và làm đẹp của con người. Công dụng của đu đủ rất nhiều, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những tác dụng phụ mà không phải ai cũng biết. Cùng tìm hiểu công dụng và tác hại của đu đủ trong bài viết sau đây.

Đang xem: Nhựa đu đủ xanh có độc không

*

Công dụng và tác hại của đu đủ

Công dụng của đu đủ

1. Tăng tiết sữa cho sản phụ

Nếu sản phụ ít sữa thì lấy quả đu đủ còn xanh, gọt bỏ vỏ, cắt miếng đem nấu với móng giò heo (hoặc nấu với đậu phộng) để dùng thường xuyên.

*

2. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, đu đủ có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa bệnh tim mạch. Lý do của điều này chính là nhờ vào các chất chống oxy hóa giàu có trong loại quả này. Chúng có tác dụng ngăn ngừa quá trình oxy hóa cholesterol tạo ra bám vào thành mạch máu và gây tắc nghẽn mạch.

*

Ngoài ra, vitamin E và C của đu đủ kết hợp tạo ra một hợp chất có tên là paraoxonase, có thể ức chế quá trình tạo ra cholesterol xấu (LDL). Đồng thời, các chất xơ có trong đó có tác dụng làm giảm mỡ máu, còn axit folic có khả năng chuyển hóa homocysteine thành các axit amino cần thiết. Nhờ đó, đu đủ có tác dụng tăng cường sức khỏe tim mạch rất hiệu quả.

3. Tác dụng giảm cân

Đu đủ tuy ngọt nhưng vẫn có tác dụng giảm cân rất hiệu quả. Trong 100g đu đủ chỉ chứa 32kcal. Việc ăn đu đủ sẽ giúp chúng ta hạn chế sự thèm cơm và các món ăn giàu calories khác. Vì thế, nếu muốn giảm cân, bạn có thể ăn đu đủ trước bữa ăn và giảm lượng đồ ăn trong các bữa ăn chính nhé!

4. Bổ mắt

Đu đủ là một trong những loại quả đặc trưng chứa rất nhiều vitamin A. Nhờ đó, nó giúp chúng ta có đôi mắt sáng, khỏe hơn. Vì thế, đu đủ hỗ trợ rất tốt cho chúng ta trong những ngày học thi căng thẳng, cho những bạn bị cận thị, loạn thị và ngăn ngừa mắt mờ cho cả người già.

*

5. Làm đẹp da

Bạn bối rối, ngượng ngùng khi thấy xuất hiện các vết chai sạm hay những nốt mụn cóc xấu xí trên da. Cách làm đơn giản sau sẽ giúp bạn nhanh chóng “gỡ rối” và “trả lại” cho bạn sự tự tin.

Chỉ cần lấy nhựa từ lá của cây đu đủ bôi lên vùng da bị chai hay mọc mụn. Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra hiệu quả khó tin.

*

6. Ngăn ngừa nhiễm trùng và mưng mủ

Sưng phồng luôn gây cho bạn cảm giác đau rát, rất khó chịu thậm chí dẫn tới nhiễm trùng. Trong trường hợp đó, hãy lấy nước ép của trái đu đủ xanh, đắp lên vết sưng phồng để ngăn ngừa sự nhiễm trùng và mưng mủ.

7. Tăng cường sức đề kháng

Trong quả đu đủ có chứa 2 loại hợp chất rất quan trọng là papain và chymopapain. Đây là 2 loại enzyme tiêu hóa protein rất hiệu quả, giúp làm giảm quá trình viêm nhiễm và làm lành các vết thương.

Bên cạnh đó, đu đủ còn chứa rất nhiều vitamin A, C, E và beta carotene, giúp phòng ngừa viêm nhiễm ở mức cao nhất, đồng thời giúp hệ miễn dịch làm việc hiệu quả hơn. Nhờ đó, nó giúp chúng ta tăng cường sức đề kháng, phòng chống các loại bệnh thường gặp như cảm cúm, viêm họng…

8. Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp

Vitamin C có trong thực phẩm, đặc biệt là trong đu đủ lại có tác dụng bảo vệ cơ thể trước nguy cơ mắc bệnh polyarthiritis, một dạng bệnh viêm khớp dạng thấp.

*

9. Cải thiện tiêu hóa

Đu đủ là một loại quả có vị ngọt, rất dễ ăn, đồng thời cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa. Các nhà khoa học đã tìm thấy trong đu đủ một loại enzyme có tên là papain, có tác dụng hỗ trợ và bảo vệ cho hệ tiêu hóa của chúng ta. Đồng thời, các chất xơ trong đu đủ có khả năng “thu gom” các độc tố gây bệnh trong kết tràng (thành phần chính của ruột già), bảo vệ cho tế bào được khỏe mạnh.

Nhờ đó, nó có khả năng phòng ngừa ung thư kết tràng, giúp cho hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.

Xem thêm: Ho Khạc Đờm Ra Máu Là Bị Làm Sao, Cách Chữa Nhanh Khỏi

10. Phòng chống ung thư

Các nhà khoa học còn phát hiện ra các hoạt chất chiết xuất từ lá đu đủ có khả năng thúc đẩy sự sản sinh ra tế bào lympho Th1 – tế bào đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của người.

Kết quả nghiên cứu của họ công bố vào đầu năm 2010 đã chỉ ra rằng, dịch chiết nước của lá đu đủ có khả năng ức chế sự phát triển của 10 loại tế bào ung thư thử nghiệm.

Tác dụng phụ của đu đủ

Với những công dụng của đu đủ vừa được liệt kê bên trên, giúp chúng ta phần nào biết được công dụng tuyệt vời của loại quả này. Tuy nhiên, bên cạnh đó lại là những tác dụng phụ mà ít ai biết đến:

1. Vàng da

Không những đu đủ chín, bí ngô, cà rốt, xoài… đều là những thực phẩm chứa nhiều Beta caroten. Nhiều người ăn nhiều thực phẩm này dẫn đến tình trạng vàng ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mu bàn tay, mu bàn chân do ứ đọng nhiều Beta caroten.

*

Để cải thiện triệu chứng này, bạn nên dừng ăn một thời gian. Theo dõi nếu tình trạng không được cải thiện nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân.

2. Người bị dạ dày

Ăn đu đủ chín thường xuyên sẽ kích thích hệ tiêu hoá, giảm bớt các triệu chứng khó tiêu, táo bón. Tuy nhiên, Ăn quá nhiều đu đủ sẽ làm đảo lộn hệ tiêu hóa của bạn, có thể gây ra rối loạn dạ dày với các triệu chứng như là đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, bụng trướng…

*

Thủ phạm chính của các triệu chứng này là sự dồi dào của chất xơ và nhựa đu đủ có trong dạ dày khiến dạ dày phải co bóp nhiều. Nó thậm chí còn kích thích dạ dày gây ra những trận nôn mửa.

3. Người có cơ địa dị ứng

Nếu bạn bị rối loạn hô hấp như hen suyễn, hoặc bất kỳ trường hợp dị ứng nào, hãy cẩn thận khi ăn đu đủ. Đôi khi phấn hoa có thể dính lên vỏ đu đủ nên hãy đảm bảo bạn đeo gang tay khi gọt đu đủ. Vứt vỏ và gang tay vào thùng rác ngay sau khi gọt xong. Bạn cũng nên che miệng và mũi bằng khăn để tránh dị ứng.

Dị ứng đu đủ thường có các triệu chứng sau: sưng miệng, ngứa xung quanh mặt và cổ họng, phát ban trên lưỡi, chóng mặt, nhức đầu, đau bụng, khó thở và khó nuốt.

4. Người có tiêu hóa kém

Đu đủ được coi là phương thuốc chữa táo bón tự nhiên hiệu quả nhưng nếu quá lạm dụng thì kết quả sẽ hoàn toàn ngược lại. Vì khi hàm lượng chất xơ cao, lượng nước cũng tăng lên, phân sẽ bị cứng lại gây táo bón.

*

Còn với người bị tiêu chảy cũng không nên ăn nhiều vì hàm lượng chất xơ nhiều. Nếu ăn nhiều trong thời gian này, cơ thể dễ rơi vào trạng thái mất nước trầm trọng.

5. Những người bị bệnh loãng máu

Những người bị bệnh loãng máu nên tránh ăn đu đủ vì lá đu đủ có khả năng làm loãng máu. Do đó nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào để chữa bệnh loãng máu hoặc thuốc chống đông máu như aspirin chẳng hạn, hoặc bạn vừa trải qua một ca phẫu thuật cách đây vài tuần, hãy tránh xa loại quả này do tính chống đông máu của nó.

6. Đu đủ với bà bầu

Trong thành phần của đu đủ xanh có chứa papain, đây là chất có thể phá hủy màng tế bào phôi thai. Bênh cạnh đó, đu đủ xanh cũng chứa nhiều enzym và mủ gây nên sự co thắt tử cung, từ đó gây ra sảy thai.

Xem thêm: Thức Ăn Cho Trẻ 7 Tháng Tuổi Đầy Dinh Dưỡng, Dinh Dưỡng Và Ăn Dặm Cho Trẻ 7 Tháng Tuổi

Nhiều trường hợp áp dụng cách phá thai bằng trái đủ đủ đã xảy ra những tai biến bất thường như đau bụng dữ dội, choáng, ngất, mất máu nhiều, sót thai, thai chết lưu…

Lưu ý: Hạt đu đủ rất tốt để làm thuốc trị bệnh, nhưng thông thường khi ăn bạn nên chú ý gạt bỏ hết hạt, bởi trong hạt đu đủ có chứa chất độc gọi là carpine. Với một số lượng lớn carpine sẽ làm bạn bị rối loạn mạch đập và làm suy nhược hệ thống thần kinh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *