Nhịp tim bình thường của người lớn thường được đánh giá bằng số lần tim đập trong một phút khi nghỉ ngơi. Khi tim đập quá nhanh hay quá chậm, đây đều là dấu hiệu bất thường và là lời cảnh báo cho một vấn đề sức khỏe nào đó. Vậy bạn đã biết nhịp tim trung bình của người trưởng thành là bao nhiêu hay chưa?

1. Tìm hiểu mức nhịp tim trung bình của con người

Thực tế, bởi nhịp tim là một trong những chỉ số quan trọng trong việc theo dõi tình trạng sức khỏe bản thân mỗi người. Thế nên, nhiều tài liệu nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu về vấn đề này và chỉ ra rằng, nhịp tim của người trưởng thành thường rơi vào khoảng 60 – 100 nhịp/ phút. Với những người luyện tập thể thao chuyên nghiệp, con số này thường thấp hơn, chỉ từ 60 – 80 nhịp trên phút hoặc có thể thấp hơn nữa chỉ khoảng 40 – 50 nhịp trên phút ( BPM). Đây là nhịp tim được đo ở điều kiện trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn.

Đang xem: Nhịp tim trung bình của người trưởng thành

Riêng với người cao tuổi, nhịp tim trung bình của người trên 60 tuổi chỉ nằm trong khoảng từ 60 – 80 nhịp/phút. Đây là kết quả được công bố bởi Hiệp hội Tim mạch Mỹ. Trong trường hợp nhịp tim trên 80 nhịp/phút, người cao tuổi có thể có cảm giác mệt mỏi, hồi hộp… Đây được cho là nhịp tim nhanh và cần có giải pháp thăm khám, điều trị phù hợp.

*

2. Nhịp tim trung bình của người trưởng thành thế nào là bất thường?

Nếu nhịp tim của bạn không thuộc mốc từ 60 – 100 nhịp/ phút. Rất có thể bạn đã bị rối loạn nhịp tim với biểu hiện tim đập nhanh hoặc chậm hơn so với thông thường.

Cụ thể, nếu kết quả đo nhịp tim ở trạng thái nghỉ ngơi dưới 40 bpm và trên 120 bpm, bạn nên đi thăm khám và kiểm tra sức khỏe kịp thời bởi rất có thể bạn đang mắc phải chứng bệnh nào đó.

3. Hướng dẫn đo nhịp tim đúng cách

Hiện nay, có hai phương pháp đo nhịp tim được áp dụng phổ biến gồm đo bằng tay hoặc đo bằng máy. Bạn có thể lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp cụ thể như sau.

3.1. Cách đo nhịp tim bằng tay

Đây là phương pháp đo nhịp tim truyền thống, đòi hỏi người thực hiện đo phải có kinh nghiệm mới cho ra kết quả chính xác.

Xem thêm: Tăng Tiết Mồ Hôi Vùng Đầu Mặt Và Cách Làm Giảm Ra Mồ Hôi Ở Mặt Và Cách Điều Trị

Thời điểm phù hợp để đo nhịp tim là vào buổi sáng, ngay sau khi thức dậy. Bạn hãy ngồi trên giường, thả lỏng cơ thể để tránh gây ra kết quả sai lệch. Kèm theo đó, bạn đừng quên chuẩn bị cho mình một chiếc đồng hồ hay điện thoại có tích hợp tính năng bấm giây.

Để đo nhịp tim, bạn hãy xác định vị trí bắt mạch tốt nhất. Thông thường, các vị trí được lựa chọn phổ biến gồm có cổ tay, dưới cằm hoặc cổ chân. Trong đó, cổ tay là nơi dễ bắt mạch hơn cả. Bạn hãy sử dụng ngón trỏ và ngón giữa đặt nhẹ lên cổ tay, cảm nhận mạch và xác định mạch, sau đó bấm giờ. Bạn chỉ cần đếm nhịp đập trong vòng 15 giây, sau đó nhân với 4 để cho ra kết quả nhịp tim trung bình trong vòng 1 phút.

*

3.2. Cách đo nhịp tim bằng thiết bị công nghệ

Trong vài năm trở lại đây, trên thị trường xuất hiện nhiều loại đồng hồ thông minh đi kèm tính năng đo nhịp tim vô cùng chính xác. Bạn chỉ cần kết nối đồng hồ với điện thoại thông minh. Sau đó, bạn đeo đồng hồ lên tay, mở công cụ đo nhịp tim và theo dõi kết quả thông qua điện thoại của bạn

4. Gợi ý phương pháp giúp điều hòa nhịp tim

Sau khi tìm hiểu nhịp tim trung bình của người bình thường, bạn sẽ biết được tim mình có đang “loạn nhịp” hay không. Để duy trì nhịp tim trong tầm kiểm soát theo như khuyến cáo của các chuyên gia, các bạn có thể lựa chọn và áp dụng một số phương pháp hiệu quả dưới đây.

4.1. Thay đổi chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống lành mạnh, cân đối mang lại rất nhiều lợi ích cho hệ tim mạch. Bạn nên xây dựng chế độ ăn với đầy đủ hàm lượng vitamin và khoáng chất. Cùng với đó, hãy hạn chế sử dụng các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe nói chung và hệ tim mạch nói riêng như rượu, bia, café,…

*

4.2. Tập thở đúng cách

Hãy dành thời gian cho việc luyện tập hít sâu, thở chậm bởi đây chính là giải pháp hiệu quả trong việc điều hòa nhịp tim bạn nhé. Với bài tập này, bạn sẽ cải thiện được đáng kể hiện tượng đánh trống ngực, giảm thiểu sự lo lắng. Tuy nhiên, bởi đây là bài tập khá khó nên bạn cần dành nhiều thời gian, kiên trì sẽ giúp điều tiết hơi thở tốt hơn.

Xem thêm: Clip Sex Của Nữ Sinh Trong Nhà Vệ Sinh, Lộ Clip Sex Nữ Sinh Cấp 3 Trong Nhà Vệ Sinh

4.3. Tập thể dục đều đặn

Với những người mắc chứng tim đập nhanh, có thể bạn sẽ nghĩ rằng việc tập thể dục đều đặn sẽ khiến tình trạng này thêm phần tồi tệ. Thực tế, việc tập luyện đòi hỏi cơ thể tốn nhiều năng lượng hơn, khiến tim co bóp nhiều hơn. Điều này như một cách rèn luyện trái tim, giúp tăng sự thích nghi và giảm thiểu tình trạng tim đập nhanh hiệu quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *