Không phải ai cũng hiểu được chỉ số nhịp tim bình thường, để đo nhịp tim chính xác cần lưu ý gì và nhịp tim tối đa, nhịp tim mục tiêu khi tập luyện là bao nhiêu để đảm bảo sức khỏe?

Để giúp bạn hiểu tường tận các vấn đề đó, chúng tôi mời tới chương trình bác sỹ Lê Đức Việt – Khoa nội tim mạch BV Xanh Pôn. Bác sỹ sẽ giúp quý vị giải đáp các nội dung liên quan đến nhịp tim trong bài viết dưới đây.

Đang xem: Nhịp tim ổn định là bao nhiêu

*

Bác sĩ Lê Đức Việt sẽ giải đáp cho bạn tất cả những điều nên biết về nhịp tim

Nhịp tim bình thường là bao nhiêu, cách xác định chính xác

Xin bác sỹ cho biết nhịp tim bình thường được xác định trong giới hạn nào và khi nào được coi là rối loạn nhịp tim?

Theo như Hội Tim mạch Việt Nam cũng như Bộ Y tế đã đưa ra nhịp tim trung bình của chúng ta rơi vào khoảng 60-100 nhịp/phút. Nhịp nhanh là nhịp lớn hơn 100 nhịp/phút và nhịp chậm là dưới 60 nhịp/phút. Tuy nhiên theo 1 số tài liệu của nước ngoài thì có thể quy định nhịp chậm là dưới 50 nhịp/phút.

Một số người bệnh tim mạch (tăng huyết áp, bệnh mạch vành) nói rằng nhịp tim của họ chỉ cần vượt quá 85 nhịp/phút là họ đã cảm thấy khó chịu, mặc dù chưa vượt qua giới hạn vừa trao đổi (60-100 nhịp/phút). Vậy bác sỹ có thể giải thích vấn đề này và nguy cơ mà người bệnh có thể gặp phải là gì?

Con số 60-100 nhịp/phút là tính ra trên tổng 1 quần thể của chúng ta. Nếu xét về mặt cá thể thì nhịp tim không hẳn 60-100 nhịp/phút là bình thường. Đối với trường hợp của bệnh nhân này, nhịp tim trên 85 nhịp/phút họ cảm thấy bất thường, không thoải mái. Nhịp tim như vậy là nhanh so với họ, nhanh so với cá thể người bệnh. Như vậy, bệnh nhân phải tìm mọi cách làm nhịp tim giảm xuống dưới 85 nhịp/phút, tại ngưỡng nhịp tim họ thấy bình thường nhất. Nếu trên 85 nhịp/phút, bác cảm thấy khó chịu tức là ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Trong trường hợp này người bệnh có thể gặp phải nguy cơ gì?

Trong khoảng 60-100 nhịp/phút thì bệnh nhân hoàn toàn không có nguy cơ gì, chẳng qua là làm giảm chất lượng cuộc sống. Họ cảm thấy mệt mỏi, hồi hộp, tức ngực, khó thở, thì đó là cảm nhận của bệnh nhân đem lại cho họ như vậy, chứ không có nguy cơ gì cả. Ngoại trừ trường hợp mà bệnh nhân có mắc bệnh kèm theo như xơ vữa động mạch vành, tăng huyết áp, đái tháo đường thì chúng ta cần kiểm soát nhịp tim.

Thưa bác sỹ, khi bị nhịp tim nhanh, người bệnh làm cách nào để đếm được chính xác nhịp tim của mình trong điều kiện không có máy đo nhịp tim?

Thực ra để xác định nhịp tim khá đơn giản. Mặc dù không có máy đo nhịp tim nhưng chúng ta chỉ cần có một cái đồng hồ là có thể đo được nhịp tim một cách tương đối chính xác bằng cách bắt mạch. Tư thế có thể nằm hoặc ngồi, nhưng tránh tư thế đứng. Vì tư thế đứng thường dẫn tới nhịp tim nhanh phản xạ. Khi chúng ta đứng thì theo trọng trường của trái đất, máu sẽ bị dồn xuống dưới khiến cho tim tăng co bóp để đưa máu lên và như vậy sẽ không chính xác. Thứ hai là chúng ta phải hoàn toàn trong trạng thái nghỉ ngơi ít nhất 30 phút. Vị trí bắt mạch thông thường chúng ta hay bắt mạch quay. Ngoài ra có thể bắt mạch cổ hoặc mạch bẹn nhưng đa phần nên bắt mạch quay. Đối với mạch quay, chúng ta đặt 2 đầu ngón tay trỏ và ngón giữa tại vị trí mạch quay nơi mà mạch nảy rõ nhất (mạnh nhất). Chúng ta sẽ đếm số nhịp mạch nẩy lên trong 1 phút. Mỗi lần cảm nhận trên đầu ngón tay nhịp nảy lên được coi là 1 nhịp. Lưu ý đếm trong 1 phút là chuẩn nhất. Một số tài liệu ghi là đếm trong 30 giây hoặc 15 giây rồi nhân lên. Nhưng chúng ta hãy đếm trong 60 giây, tức là 1 phút.

*

Có nhiều cách đo nhịp tim, ví dụ như bắt mạch, đo bằng máy đo huyết áp…

Xem thêm: Sự Khác Biệt Của Bức Tranh Đám Cưới Chuột Có Bao Nhiêu Con, Sự Khác Biệt Của Bức Tranh Đám Cưới Chuột

Nếu đo nhịp tim bằng máy đo huyết áp thì cần lưu ý gì để kết quả đo được chính xác thưa bác sỹ?

Trên các máy đo huyết áp, ngoài chỉ số huyết áp còn có chỉ số nhịp tim. Thông qua mạch ở bao đo huyết áp nảy lên, tạo ra phản ứng cảm ứng ở bao đo huyết áp, truyền đến bộ vi xử lý của máy huyết áp. Tuy nhiên, chỉ số huyết áp đo được có thể chính xác trong trường hợp này nhưng chỉ số nhịp tim thì có sai số nhất định. Cũng không có 1 thống kê nào là hãng này sai số bao nhiêu, nhưng có lẽ các máy đo huyết áp thế hệ mới của Nhật Bản hoặc của Châu Âu thì sai số sẽ giảm đi. Để tránh sai số như vậy thì ngoài việc đo huyết áp, đo chỉ số nhịp tim bằng máy huyết áp thì trong vài lần đầu, các bác có thể đo thủ công bằng đếm nhịp mạch như tôi vừa hướng dẫn. Sau đó xem chỉ số nhịp tim tại máy đo huyết áp là bao nhiêu, thực tế tự đo là bao nhiêu. Thực hiện vài lần để biết được sai số giữa đo bằng máy và con số thực tế. Những lần sau chúng ta sẽ áng chừng được nhịp tim của mình là bao nhiêu. Và chúng ta nên thực hiện đo ở trạng thái nằm hoặc ngồi, lúc đang nghỉ ngơi để biết được chỉ số nhịp tim bình thường khi nghỉ.

Bác sỹ tư vấn cách tính nhịp tim tối đa, nhịp tim mục tiêu

Tập thể dục thể thao là phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim hiệu quả. Tuy nhiên, có 2 chỉ số người loạn nhịp cần biết khi tập luyện đó là nhịp tim tối đa và nhịp tim mục tiêu. Vượt quá ngưỡng này người bệnh có thể gặp nguy hiểm.

Bác sỹ có thể cho biết nhịp tim tối đa khi tập luyện là bao nhiêu ạ? Với người bị rối loạn nhịp tim thì người bệnh cần lưu ý gì khi tập luyện ạ?

Theo Hội tim mạch Hoa Kỳ, nhịp tim tối đa có thể tính theo công thức = 220 – số tuổi của bạn. Ví dụ bạn 20 tuổi thì nhịp tim tối đa là 200-20=200. Cứ mỗi năm thêm tuổi thì nhịp tim tối đa của chúng ta lại giảm đi. Ý nghĩa của nhịp tim tối đa là khi chúng ta vận động gắng sức hoặc mắc một số bệnh thì cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tăng nhịp tim lên, thì ngưỡng tối đa mà tim có thể đạt được sẽ tính theo cách đó. Khi chúng ta hoạt động thể lực thì không được hoạt động quá sức.

Vậy với những người bị rối loạn nhịp tim thì bác sỹ có lưu ý gì cho họ khi tập luyện?

Nếu chỉ là các chứng rối loạn nhịp tim lành tính, ví dụ rối loạn thần kinh tim, không phải ác tính thì người bệnh có thể tập luyện bình thường theo khả năng gắng sức của người ta

Khi nhịp tim quá cao, tức là bạn đang tập quá sức. Vì thế hãy giảm bớt để đảm bảo nhịp tim vượt quá ngưỡng an toàn.

Xem thêm: Thực Hư Về Việc Uống Cà Gai Leo Có Tốt Không, Cây Cà Gai Leo Giải Độc Và Hạ Men Gan

Khi mới bắt đầu tập, có thể nhắm đến mức thấp của nhịp tim mục tiêu (50%) và từ từ tăng dần. Theo thời gian, bạn có thể đạt đến mức 85% nhịp tim tối đa một cách thoải mái

Nhịp tim tối đa = 220 – tuổi của bạn

Nhịp tim mục tiêu = 50-85% nhịp tim tối đa

*

Nhịp tim tối đa và nhịp tim mục tiêu phải nằm trong giới hạn cho phép để tránh làm loạn nhịp nặng hơn

* Nhịp tim mục tiêu là vùng nhịp tim an toàn khi tập luyện

Ví dụ: Bạn 30 tuổi thì:

Nhịp tim tối đa là 220-30 = 190 nhịp/phút

Nhịp tim mục tiêu là 50-85% của 190, tức là 95-162 nhịp/phút

Khi đó, ngưỡng nhịp tim an toàn khi bạn tập luyện thể dục dao động từ 95-162 nhịp/phút.

Tuổi Nhịp tim mục tiêu Nhịp tim tối đa
20 tuổi 100-170 n/p 200 n/p
30 tuổi 95-162 n/p 185 n/p
35 tuổi 93-157 n/p 180 n/p
40 tuổi 90-153 n/p 180 n/p
45 tuổi 88-149 n/p 175 n/p
50 tuổi 85-140 n/p 170 n/p
55 tuổi 83- 140 n/p 165 n/p
60 tuổi 80- 136 n/p 160 n/p
65 tuổi 78-132 n/p 155 n/p
70 tuổi 75-132 n/p 150 n/p

Hy vọng từ những chia sẻ trên đây của Bs Lê Đức Việt – Khoa nội tim mạch BV Xanh Pôn, bạn đã hiểu về chỉ số nhịp tim cũng như tự biết cách đo nhịp tim chính xác. Nhờ đó có thể có biện pháp xử trí kịp thời khi nhịp tim bất ổn, không đều.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *