Nhắc đến văn chương nguyễn Tuân chỉ có thế dùng một từ – Độc đáo. Đến tận hôm nay, những người yêu văn học không thể quên cá tính viết rất riêng và lối dùng chữ tài tình khó ai theo kịp của ông.
Vang Bóng một thời tuyển tập 12 tác phẩm truyện ngắn và tùy bút mang đậm cái chất Nguyễn Tuân duy mỹ, được in thành sách lần đầu năm 1940. Từ đó đến nay, sách được tái bản không biết bao nhiêu lần và được Nhã Nam đưa vào bộ sách Việt Nam danh tác cùng với Miếng ngon Hà Nội, Việc làng, Gió đầu mùa, Hà Nội băm sáu phố phường…
Đang xem: Nguyễn tuân vang bóng một thời
Ảnh: tiemchala
Cái đẹp của Vang bóng một thời nhắc nhở con người về những cái nết cũ đẹp đẽ của một dân tộc Á Đông biết quý đức, trọng tình, mến tài, đề cao chữ “nghĩa” và tôn trọng một mực cái tôn ti, nền nếp, cái nghĩa cha con, anh em, bạn bè, thầy trò.
Thứ văn chương “vang bóng một thời”
Tác giả của Hòn Đất, nhà văn Anh Đức đã từng nhận xét về văn phong Nguyễn Tuân: “Không biết chừng nào mới lại có một nhà văn như thế, một nhà văn mà khi ta gọi là một bậc thầy của ngôn từ ta không hề thấy ngại miệng; một nhà văn độc đáo, vô song mà mỗi dòng, mỗi chữ tuôn ra đầu ngọn bút đều như có đóng một dấu triện riêng”.
Thực thế, đọc đi đọc lại từng mẩu truyện hay tùy bút trong Vang bóng một thời, người đọc vẫn thấy không một từ dùng thừa, không một từ dùng sai. Người ta thầm thán phục thứ ngôn từ đẹp đẽ mà tinh tế, sâu sắc của cụ Nguyễn. Thứ văn chương mà đậm chất Á Đông ấy, với nhịp văn chậm rãi, mà sắc sảo, khó ai có thể tin tác phẩm đậm chất hoài cổ này được tác giả viết năm mới 29 – 30. Chỉ miêu tả đám than cháy trong cái hỏa lò đun nước, sao mà cũng đặc sắc!
“Những hòn than tàu cháy đều, màu đỏ ửng, cónhững tia lửa xanh lè vờn ở chung quanh.
Xem thêm: Kích Thước Trung Bình Của Cậu Nhỏ Việt Nam, Kích Thước Dương Vật Người Việt Nam Là Bao Nhiêu
Xem thêm: Bệnh Đi Tiểu Buốt Ở Phụ Nữ, Nguyên Nhân Dẫn Đến Tiểu Buốt Ở Nữ
Không khí mỗi lúc dao động càng nâng cao thêm những ngọn lửa xang nhấp nho. Hòn lửa rất ngon lành, trở nên một khối đỏ tươi và trong suốt như thỏi vàng thổi chẩy… Thỉnh thoảng, từ hòn than tự tiêu diệt buột ra một tiếng khô, rất khẽ và rất gọn. Thế rồi hòn than sống hết một đời khoáng chất. Bây giờ hòn than chỉ còn là một điểm lửa ấm ấp trong một cái vỏ tro tàn dầy và trắng xốp. Cụ Äm vuốt lại hai mái tóc trắng, cầm thanh đóm dài đảo lộn tàn than trong hỏa lò, thăm hỏi cái hấp hối của lũ vô tri vô giác.”
Đọc văn chương cụ Nguyễn, nhiều khi sởn cả da gà, vì ngôn ngữ, quá sắc sảo thường chỉ có được ở một con mắt quan sát tinh đời, một cái đầu từng đi và từng trải nhiều lắm. Bởi thế, văn chương có lẽ cũng chính là một cái đẹp thanh tao “Vang bóng một thời” mà ngày nay khó tìm được người “phù thủy ngôn từ” thứ hai như thế.