Theo kết quả khảo sát gần đây tại Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ, Thái Nguyên và Huế cho thấy tỉ lệ mắc mới nhiều loại ung thư ở Việt Nam đang ngày càng tăng. Trong số đó, ung thư máu chiếm vị trí hàng đầu về ung thư trẻ em ở hầu khắp các vùng.
Đang xem: Nguyên nhân gây ung thư máu ở trẻ em
Bệnh viện là nhà
Chúng tôi đến khoa Ung bướu (Bệnh viện Nhi Trung ương) đúng lúc các bệnh nhi bị mắc chứng ung thư máu đến giờ tiêm, truyền dịch. Bé nào nhìn thấy bác sĩ, ống truyền cũng đều sợ hãi, khóc thét. Cả bác sĩ, cha mẹ phải dỗ dành, nịnh đủ kiểu rồi phải dùng cả “bạo lực” giữ chặt thì bác sĩ mới có thể tiêm được.
Bé Phạm Thu Hạnh năm nay mới 9 tuổi, quê ở Thái Nguyên đang cặm cụi ngồi vẽ, nhìn thấy cô y tá đẩy xe tiêm đi vào đã vội vàng rụt ngay tay lại. Anh Phạm Văn Vinh, bố cháu Hạnh than thở: “Cháu lúc nào cũng đòi về đi học cùng các bạn. Tôi động viên phải chịu khó truyền mới nhanh được về, cháu chịu nghe lời, nhưng mỗi khi bắt đầu truyền lại thế, lại phải động viên, dỗ dành. Khổ, thời gian nằm viện nhiều hơn ở nhà thì làm sao mà đi học được nữa”.
Ở giường bệnh đối diện, cháu Nguyễn Kim Sơn, 13 tuổi ở Cổ Nhuế vẫn còn mặc nguyên chiếc áo đồng phục ngồi trầm ngâm. Sơn không sợ đau buốt khi truyền dịch, cậu bé chỉ mong khỏi bệnh thật nhanh để được đến trường cùng bè bạn.
Tăng nhanh không rõ căn nguyên
Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, trong mấy năm gần đây, số bệnh nhi ung thư máu có chiều hướng tăng mạnh. Theo thống kê chưa đầy đủ, ung thư máu chiếm 42% tỷ lệ trẻ em ung thư nhập viện hàng năm và số trẻ bị ung thư máu năm sau cao hơn năm trước với số mắc mới hàng năm là 180 bệnh nhi.
Bác sĩ Bùi Ngọc Lan – Phó trưởng Khoa Ung bướu cho biết, ung thư máu là bệnh phổ biến nhất trong các loại ung thư mà Khoa Ung bướu điều trị. Trung bình tại đây, bệnh nhân ung thư máu chiếm khoảng 50%. Những đợt cao điểm, tỷ lệ lên tới 70%. Chỉ 25 giường bệnh nhưng lúc nào cũng có ít nhất 50 bệnh nhi điều trị. Đa phần bệnh nhi tập trung lứa tuổi từ 3-5 tuổi.
Có chữa khỏi?
Hiện thuốc điều trị ung thư được đưa vào danh mục chi trả của bảo hiểm. Để điều trị ổn định bệnh cho một bệnh nhi, cần không dưới 20-30 triệu đồng.
Xem thêm: Lợi Và Hại Của Việc Thủ Dâm Ở Nam Giới, Tổng Hợp Tác Hại Của Thủ Dâm Ở Nam Giới
Đầu tháng 8 tới, Viện Nhi Trung ương sẽ tiến hành ghép tế bào gốc cho bệnh nhi. Đây là một tin vui với bệnh nhân ung thư máu, bởi ghép tủy được coi là một trong những phương pháp điều trị hữu hiệu cho bệnh nhân bạch cầu cấp.
Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Liêm, tại các nước tiên tiến trên thế giới, tỷ lệ bệnh nhân bạch cầu cấp có thể chữa khỏi từ 80 – 85%. Tại Việt Nam, dựa theo kết quả điều tra của Bệnh viện Nhi trong 5 năm qua, kết quả điều trị đạt khoảng 60 – 62%.
Việc điều trị cho bệnh nhi ung thư máu phụ thuộc nhiều vào thể ung thư và thời gian phát hiện bệnh sớm hoặc muộn. Tuy nhiên, theo thống kê của Khoa Ung bướu cho thấy, hầu hết bệnh nhân đến khám khi bệnh đã nặng (thiếu máu, xuất huyết…), thậm chí, có bệnh nhi tới viện khi các tế bào ác tính đã di căn sang bộ phận khác của cơ thể.
Khi bị bệnh bạch cầu, bệnh nhân có số lượng hồng cầu và tiểu cầu ít hơn người bình thường nên không có đủ hồng cầu để mang oxygen tới khắp các cơ quan trong cơ thể. Thiếu máu khiến bệnh nhi nhợt nhạt, yếu sức. Không có đủ tiểu cầu, bệnh nhi dễ bị chảy máu, bầm tím da.
“Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư thường phải qua thăm khám lâm sàng và chiếu chụp. Tuy nhiên, khi đột nhiên thấy trẻ có triệu chứng sốt, rét run và những biểu hiện giống như cảm cúm khác, bị nhiễm trùng thường xuyên, kém ăn, sưng đau hạch bạch huyết, gan, lách to, bầm tím và dễ chảy máu, sưng và chảy máu chân răng, vã mồ hôi (đặc biệt là về đêm)… cha mẹ cần đưa con đi khám ngay vì đó có thể là những dấu hiệu ban đầu của ung thư máu”, BS Bùi Ngọc Lan cảnh báo.
Ung thư máu có hai thể, những bệnh nhân có số lượng bạch cầu dưới 50.000m3/lít máu, không có biểu hiện của di căn nặng thuộc thể nhẹ. Di căn là dấu hiệu của thể bệnh nặng. Nếu đáp ứng điều trị tốt sau hai tuần bệnh sẽ có dấu hiệu thuyên giảm. Còn bệnh khỏi hẳn hay không phụ thuộc nhiều vào quá trình điều trị tiếp theo của bệnh nhân. Càng phát hiện sớm, kết quả điều trị càng hiệu quả hơn.
Xem thêm: Làm Sao Lấy Lại Được Vòng 1 Như Xưa Sau Khi Cai Sữa, Ngực Nhỏ Sau Khi Sinh
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, bệnh nhân ung thư máu cần tái khám định kỳ, bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh nhân chặt chẽ để đảm bảo ung thư không tái phát.
Phát hiện IVIG không tác dụng trong điều trị ung thư máu ở trẻ sơ sinhĂn nhiều chất xơ, giảm nguy cơ ung thư ruộtĂn nhiều chất xơ, giảm nguy cơ ung thư ruột
Nhiều phát hiện gây sốc về ung thư