Trước đây, nam nghệ sĩ từng chia sẻ cả ba và mẹ ông đều bị tiểu đường, vì thế trong một lần kiểm tra sức khỏe năm 30 tuổi, ông cũng phát hiện chỉ số đường huyết của mình vượt mức cho phép.
Chiều ngày 9/12, thông tin danh hài Chí Tài đột ngột qua đời ở tuổi 62 được quản lý cũ xác nhận khiến không ít nghệ sĩ và khán giả vô cùng bàng hoàng, đau xót. Bước đầu, nguyên nhân nam danh hài qua đời được xác nhận là do đột quỵ sau khi tập thể dục.
Trước khi mất, nam nghệ sĩ luôn ý thức được việc bảo vệ sức khỏe. Ông từng chia sẻ về thói quen sống của mình rằng: “Tôi thức dậy từ lúc 4 giờ sáng và dành thời gian tập luyện thể thao đến tận 7 giờ. Có hôm thì tôi đi bộ 6 lần từ lầu 1 đến lầu 12, có ngày thì hít đất trên 300 cái, có ngày đi bộ ở sân đá bóng”.
Đang xem: Nguyên nhân chí tài mất
Chí Tài và vợ.
Luôn xuất hiện với bề ngoài nhiều sức sống, vui vẻ, hài hước nhưng ít ai biết Chí Tài đã phải điều trị bệnh tiểu đường suốt hơn 30 năm. Nam nghệ sĩ từng cho biết, cả ba và mẹ ông đều bị tiểu đường, vì thế trong một lần kiểm tra sức khỏe năm 30 tuổi, ông cũng phát hiện chỉ số đường huyết của mình vượt mức cho phép. Kể từ đó, nam nghệ sĩ đã phải điều chỉnh lại lối sống và chế độ ăn.
Nguyên tắc sống mà Chí Tài từng thực hiện để đối mặt với bệnh tiểu đường
Tiểu đường là một bệnh chuyển hoá, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu hoàn toàn hoặc không hoàn toàn chất insulin (hormon của tuyến tuỵ) trong máu. Đây là một loại bệnh rất hay gặp và gây nhiều biến chứng ở các cơ quan trong cơ thể.
Chí Tài từng phải điều trị bệnh tiểu đường suốt hơn 30 năm.
Đã điều trị bệnh tiểu đường suốt 30 năm, Chí Tài từng chia sẻ mình đã phải thay đổi rất nhiều thói quen.
Bao gồm:
– Để “sống chung” với bệnh tiểu đường, nghệ sĩ Chí Tài đã phải giảm ăn đồ ngọt dù trước đó ông rất thích ăn chè và thường ăn nhiều cơm. Ngoài ra, ông bỏ ăn chất béo, ăn nhạt, bỏ hẳn nhậu và thuốc lá. Chú ý ăn nhiều rau, cá, đậu hũ…
– Nam nghệ sĩ uống thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ và siêng tập thể dục. Chí Tài chia sẻ, mỗi ngày mình đều cố gắng tập chống đẩy (hít đất). Nam nghệ sĩ thực hiện 140-200 cái, chia thành 10 lần, mỗi lần 14-20 cái.
Ngoài ra, ông cũng từng chia sẻ mình thường có thói quen leo 36 tầng thang bộ mỗi ngày vì cách này giúp ông đổ mồ hôi và giảm chỉ số đường huyết một cách hiệu quả.
– Chí Tài cũng cho biết, ông không giảm khẩu phần ăn đột ngột mà điều chỉnh từ từ. Ví dụ giảm từ 5-6 chén cơm/bữa xuống dần 2-3 chén/bữa. Sau đó là 1 chén/bữa. Ngoài ra, mỗi ngày, nam diễn viên còn bổ sung thêm cho mình 1-2 ly sữa có công thức chuyên biệt, phù hợp với người tiểu đường.
Bệnh tiểu đường, khi không được điều trị hiệu quả có thể đối mặt với biến chứng nguy hiểm nào?
– Biến chứng mạch máu: Gây tổn thương mạch máu do tăng lipid máu gây xơ vữa động mạch. Nếu tổn thương mạch máu lớn có thể gây ra nhồi máu cơ tim, tỉ lệ nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân tiểu đường rất cao, gây co thắt và hẹp các động mạch tứ chi, dẫn đến tắc mạch gây hoại tử.
Nếu tổn thương mạch máu nhỏ có thể gây ra rối loạn chức năng một số cơ quan như thận, tiết niệu, võng mạc mắt, nếu không được điều trị tích cực có thể dẫn đến suy thận, mù lòa…
– Biến chứng não: Có thể gây tắc mạch máu não, gây nhũn não hoặc xuất huyết não.
– Biến chứng hô hấp: Dễ bị viêm phổi, viêm phế quản do bội nhiễm vi khuẩn.
Xem thêm: Bảng Xếp Hạng Vòng Loại World Cup 2018 Khu Vực Châu Âu Sau 5 Lượt Trận
– Biến chứng tiêu hoá: Bệnh nhân tiểu đường dễ bị viêm quanh răng, viêm loét dạ dày, rối loạn chức năng gan, tiêu chảy.
– Biến chứng thận, tiết niệu như suy tiểu cầu thận, viêm bể thận cấp tính hoặc mạn tính.
– Biến chứng thần kinh.
– Biến chứng ở mắt như suy giảm thị lực.
– Biến chứng ở da như ngứa ngoài da, thường hay bị mụn nhọt, lòng bàn tay, bàn chân có ánh vàng…
Cần làm gì để phòng ngừa bệnh tiểu đường?
– Điều quan trọng là duy trì cân nặng hợp lý và cắt giảm lượng mỡ, tinh bột, đường trong khẩu phần ăn.
– Chế độ ăn cần giảm đường, tinh bột và chất ngọt, thay thế bằng chất đạm từ thịt, cá, trứng và rau xanh, hoa quả. Nên lựa chọn những loại ngũ cốc còn nguyên màng cám, gạo không nên xát kỹ.
– Không nên ăn quá no, có thể chia nhỏ các bữa ăn và nhai thật kỹ.
– Cần hạn chế ăn mặn, dùng nước ngọt có ga, bánh kẹo…
– Tập luyện thể thao đúng và phù hợp với mình.
Xem thêm: Làm Thế Nào Để Da Hết Khô – Da Khô Và Cách Chăm Sóc Da Bị Khô Tốt Nhất
– Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần cũng là cách để bạn ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.