Những ngày Tết Tân Sửu 2021 rồi cũng trôi qua, không tưng bừng như các năm trước nhưng cũng tràn ngập những lời cầu chúc tốt lành, mong một năm mới hanh thông hơn năm cũ Canh Tý nhiều tai họa. Bao giờ cũng vậy, mùa Xuân thay đổi đất trời cũng làm thay đổi tâm hồn con người, khơi dậy niềm hy vọng mới.
Đang xem: Người trung quốc ghen tị với việt nam vì điều gì?
Lựa chọn Mỹ tăng lên, Trung Quốc giảm xuống. (Hình trích báo cáo nghiên cứu The State of Southeast Asia 2021)
Có một sự thay đổi thầm lặng về quan điểm chính trị, ít người chú ý, nhưng báo hiệu một xu hướng tốt mà hôm nay chúng tôi mạn phép trình bày hầu quý vị độc giả để cùng suy nghĩ bên chén rượu đầu Xuân.
Số là trong những ngày cuối năm Tý đầu năm Sửu, Trung Tâm Nghiên Cứu Đông Nam Á (ASEAN Studies Centre at ISEAS-Yusof Ishak Institute) – một “think-tank” hàng đầu của Singapore và khu vực có làm một cuộc khảo sát ý kiến cư dân 10 quốc gia Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) về nhiều vấn đề địa chính trị liên quan tới sự phát triển của khu vực này trong những năm tháng sắp tới. Dưới tiêu đề “Tình Trạng Đông Nam Á 2021” (The State of South East Asia 2021), cuộc khảo sát ghi nhận quan điểm của người dân theo 57 câu hỏi từ đánh giá cách ứng phó với đại dịch COVID-19 của các chính phủ, nguy cơ xung đột quân sự trên Biển Đông, vấn đề sông Mekong tới việc chọn quốc gia cho con cái du học trong tương lai; trong đó tập trung vào quan điểm đối với cuộc cạnh tranh thế lực giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tại Đông Nam Á và lựa chọn mà các nước ASEAN nên theo nếu phải chọn một mô hình chính trị để phát triển.
Kết quả cuộc khảo sát đã được Trung Tâm Nghiên Cứu ASEAN công bố ngày 10 Tháng Hai và đưa lên mạng Internet tại địa chỉ www.iseas.edu.sg/wp-content/uploads/2021/01/The-State-of-SEA-2021-v2.pdf để mọi người tiện theo dõi.
Đây là năm thứ ba trung tâm này thực hiện khảo sát ý kiến quy mô lớn, và kết quả năm 2021 được so sánh đối chiếu với kết quả những năm 2019, 2020 để xác định xu hướng thay đổi theo thời gian trong quan niệm của công chúng. Thành phần được hỏi ý kiến chủ yếu là giới nghiên cứu học thuật, chiếm 45.4% tổng số người được hỏi, và quan chức chính quyền (30.7%); lớp người thanh niên và trung niên chiếm đa số, lứa tuổi 21-35 chiếm 34.9% số người được hỏi, tuổi 36-45 là 30.6%, tuổi 46-60 là 23%; trẻ em dưới 21 tuổi và người cao niên trên 60 tuổi chỉ chiếm tỷ lệ không đáng kể.
Nghiên cứu có bảy phần, nhưng đáng chú ý nhất có lẽ là quan điểm và sự lựa chọn của người dân ASEAN về vai trò và tác động của hai cường quốc đang tranh giành ảnh hưởng trong khu vực: Mỹ và Trung Quốc.
Niềm tin vào Trung Quốc giảm, Mỹ tăng
Theo khảo sát, 76.3% số người được hỏi cho rằng Trung Quốc vẫn là cường quốc có ảnh hưởng kinh tế không phải bàn cãi đối với khu vực ASEAN; 49.1% nói Trung Quốc tiếp tục là cường quốc có ảnh hưởng nhất về chính trị và chiến lược. Các tỷ lệ này giảm so với con số 79.2% và 52.2% của năm 2020 nhưng vẫn còn cao hơn rất nhiều so với các quốc gia khác. Số người đánh giá Hoa Kỳ là nước có ảnh hưởng đối với khu vực Đông Nam Á chỉ lần lượt chiếm tỷ lệ 7.4% (kinh tế) và 30.4% (chính trị, chiến lược).
Xem thêm: Công Bố Danh Sách Tập Trung Đội Tuyển Việt Nam Tiêm Vaccine Covid
Tuy nhiên trong số những người đánh giá cao ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc có tới 72.3% bày tỏ lo ngại về ảnh hưởng đó, và đại đa số (88.6%) lo ngại ảnh hưởng chiến lược của Bắc Kinh ngày càng tăng đối với khu vực Đông Nam Á.
Số người lo ngại ảnh hưởng kinh tế của Hoa Kỳ chỉ chiếm tỷ lệ 25% và lo ngại ảnh hưởng chính trị của Washington là 36.9%.
Mặc dù Mỹ đang trải qua nhiều thách thức trong việc xử lý đại dịch COVID-19 với số người tử vong và nhiễm bệnh cao hàng đầu thế giới, nền kinh tế bị đình đốn do đại dịch, xung đột sắc tộc và bạo loạn tấn công nền dân chủ, các nước ASEAN vẫn hoan nghênh ảnh hưởng chiến lược của Washington. Khảo sát cho thấy có 75% số người được hỏi hoan nghênh ảnh hưởng kinh tế, 63.1% tán thành ảnh hưởng chính trị của Hoa Kỳ tại khu vực, tăng so với 52.7% của cuộc khảo sát năm ngoái.
Tương tự, tỷ lệ số người đặt niềm tin vào Mỹ như là một đối tác chiến lược, một nguồn cung cấp an ninh cho khu vực đã tăng từ 34.9% năm ngoái lên 55.4% năm nay. Tỷ lệ người không tin tưởng vào Mỹ đã giảm từ 47% năm ngoái xuống còn 23.7% năm nay. “Quan điểm tích cực về Hoa Kỳ có thể do người Châu Á dự đoán rằng chính phủ Biden sẽ gia tăng sự gắn bó với khu vực,” các tác giả của nghiên cứu nhận định. Có tới 68.6% số người được hỏi cho rằng chính phủ Biden sẽ gia tăng tương tác với khu vực Đông Nam Á.
Trong những lĩnh vực cụ thể như tranh chấp Biển Đông, mối lo ngại của người dân Đông Nam Á đối với Trung Quốc càng bộc lộ rõ. Có tới 62.4% số người được hỏi lo ngại về tình trạng Trung Quốc quân sự hóa các hải đảo ở Biển Đông và có hành động hung hăng; 59.1% lo ngại việc Trung Quốc xâm chiếm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của các nước ven biển; 45.2% lo ngại xung đột Trung Quốc-Hoa Kỳ ở Biển Đông có thể dẫn tới khủng hoảng chính trị và đại đa số (84.6% muốn khối ASEAN giữ vững lập trường nguyên tắc trong vấn đề Biển Đông là mọi giải pháp phải phù hợp với luật pháp quốc tế).
Xem thêm: Làm Thế Nào Để Giảm Các Triệu Chứng Thiểu Năng Tuần Hoàn Não Có Nguy Hiểm Không?
Đặc biệt, có tới 77.8% số người được hỏi cho biết họ đánh giá Trung Quốc là nước theo chủ nghĩa xét lại, có tham vọng lôi kéo Đông Nam Á vào khu vực ảnh hưởng của Bắc Kinh và đang dần dần thay thế vai trò của Hoa Kỳ như là cường quốc thống trị khu vực.