Nhiều khi, những cách hạ sốt nhanh không dùng thuốc có thể khiến mẹ thất vọng vì chẳng những không “nhanh” mà còn có thể khiến bé sốt cao hơn. Vậy mẹ nên áp dụng cách hạ sốt nào vừa nhanh lại an toàn?

*

Nhiều khi, những cách hạ sốt nhanh không dùng thuốc có thể khiến mẹ thất vọng vì chẳng những không “nhanh” mà còn có thể khiến bé sốt cao hơn. Vậy mẹ nên áp dụng cách hạ sốt nào vừa nhanh lại an toàn?
Trong tất cả những “cửa ải” gian khổ của hành trình làm mẹ, bé bị sốt có lẽ chính là một trong những nỗi sợ lớn nhất khi chăm sóc con nhỏ. Không ít mẹ đã tìm đến cách hạ sốt nhanh không dùng thuốc để tránh tác dụng phụ mà chẳng ngờ rằng điều này có thể gây nguy hiểm cho con.

Đang xem: Người lớn sốt bao nhiêu độ thì uống hạ sốt

Sau đây là những cách hạ sốt nhanh không dùng thuốc mà các mẹ thường áp dụng khi chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà. Mỗi cách hạ sốt đều có những ưu nhược điểm nhất định mà mẹ nên lưu ý.
Mặc quần áo thoáng mát
Nhiều mẹ sợ trẻ lạnh khi bị sốt nên cho bé ủ kín quá mức như mặc quần áo tay dài, mang vớ và đắp mền. Điều này vô tình lại khiến thân nhiệt bé tăng cao hơn. Các lớp vải dày sẽ ngăn chặn quá trình thân nhiệt giảm xuống mức bình thường. Vì thế, một trong những cách hạ sốt nhanh không cần dùng thuốc là cho bé mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát hoặc chỉ cho bé mặc áo và tã để tránh hầm bí.
Lau nước ấm
Thay vì tắm trực tiếp, mẹ có thể lau bé bằng nước ấm để vừa vệ sinh sạch sẽ vừa giảm bớt nhiệt độ cho cơ thể. Mẹ nên dùng khăn mềm nhúng nước ấm, vắt ráo và lau khắp người bé. Các vị trí cần tập trung chườm ấm là trán, nách và bẹn. Mẹ có thể áp dụng cách này để hạ sốt nhanh không cần dùng thuốc trong vòng 10 – 15 phút.
Da kề da với bé
Mẹ nên tắm rửa sạch sẽ, mặc áo rộng rãi và đảm bảo nhiệt độ phòng không thấp hơn 28°C để tránh bị cảm lạnh. Sau đó, mẹ cởi quần áo của bé và mẹ rồi đặt bé nằm áp sát vào làn da trần trên bụng mẹ trong khoảng 1 – 2 giờ. Đây là cách hạ sốt nhanh không cần dùng thuốc giúp bé có cảm giác được bảo bọc và an ủi khi bị ốm.
Uống nhiều nước
Trẻ bị sốt rất dễ bị mất nước do thân nhiệt tăng cao. Đối với trẻ nhũ nhi, mẹ nên cho bé bú nhiều lần hơn. Trẻ lớn hơn có thể ăn cháo, súp hoặc những món dạng lỏng và uống thêm sữa, nước ép trái cây… Đây là cách hạ sốt nhanh không cần dùng thuốc có thể đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho trẻ và cân bằng mật độ chất lỏng trong cơ thể.
Ông bà lưu truyền nhiều cách hạ sốt nhanh không cần dùng thuốc với các loại thảo dược như uống nước lá tía tô, uống trà hoa cúc, đắp rau diếp cá hoặc ngải cứu, tắm nước gừng… Đây là những cách dân gian thường áp dụng trong điều kiện thiếu thốn thuốc men ngày xưa. Đặc biệt, nhiều mẹ uống nước lá tía tô rồi cho bé bú để con ít bị sốt hơn khi đi tiêm phòng
Hạn chế: Cơ địa của bé không hợp với thảo dược nên có thể gặp tác dụng phụ ngoài ý muốn. Thận trọng hỏi ý kiến BS trước khi cho bé sử dụng.
Mặc dù các cách hạ sốt nhanh không cần dùng thuốc giúp mẹ cảm thấy an tâm hơn nhưng lại chỉ nên áp dụng khi bé còn sốt nhẹ dưới 38,5°C. Nếu bé sốt cao thì các cách trên có thể không hiệu quả, thậm chí lợi bất cập hại do gặp phải nguy cơ khi không dùng thuốc hạ sốt kịp thời.

Xem thêm: Phun Môi Bị Mụn Nước Ở Môi Sau Khi Xăm Môi, Biến Chứng Khi Phun

Vì muốn làm điều tốt nhất cho con, không ít mẹ kiên quyết “không cho con dùng thuốc hạ sốt” để giảm thiểu tối đa tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu mẹ không hạ sốt đúng cách khi trẻ bị sốt cao trên 38,5°C thì có thể khiến con gặp phải các nguy cơ sau đây.
Cách hạ sốt nhanh không dùng thuốc thường chỉ có tác dụng đối với trẻ bị sốt nhẹ hoặc tăng thân nhiệt một chút. Nếu trẻ bị sốt trên 38,5°C mà không dùng thuốc hạ sốt kịp thời thì bé có nguy cơ bị sốt cao hơn nữa.
Trẻ bị sốt thường kèm mệt mỏi, chán ăn hoặc ít bú, thở nhanh, quấy khóc, ít vận động nên càng giữ nhiệt và dễ bị sốt cao hơn.
Khi áp dụng cách hạ sốt nhanh bằng các loại thảo dược, một số trẻ có thể bị ngộ độc do uống quá liều lượng hoặc trẻ bị dị ứng. Các bài thuốc dân gian tuy được lưu truyền theo kinh nghiệm nhưng không phải trẻ nào cũng đáp ứng tốt vì còn phụ thuộc vào cơ địa.
Thực tế, bác sĩ không khuyến cáo mẹ hạ sốt nhanh bằng các loại thảo dược theo kinh nghiệm dân gian vì cách này có thể tiềm ẩn những rủi ro ngoài ý muốn.
Co giật là một biến chứng hay gặp ở trẻ bị sốt cao trên 39°C. Trẻ bị co giật thường có những dấu hiệu như hai mắt trợn ngược, tay chân co cứng, sùi bọt mép… Thậm chí, trẻ có thể bị mất hoặc giảm ý thức do bị thiếu oxy não.

Xem thêm: Trung Tâm Thông Tin Mới Nhất Về Covid Tại Việt Nam, Cập Nhật Mới Nhất Tình Hình Virus Corona (Covid

Nếu cơn giật kéo dài do sốt cao thì có thể gây biến chứng lâu dài, đặc biệt đối với trẻ có bệnh động kinh tiềm ẩn
Để tránh các nguy cơ tiềm ẩn trên, mẹ cần tỉnh táo khi áp dụng các cách hạ sốt tại nhà. Mẹ có thể áp dụng cách hạ sốt nhanh không dùng thuốc khi bé sốt nhẹ nhưng phải đảm bảo thực hiện đúng cách. Trường hợp bé bị sốt trên 38,5°C thì mẹ có thể cân nhắc dùng thuốc hạ sốt Paracetamol
Mẹ có thể cho trẻ dùng paracetamol nhiều lần trong ngày nếu cần thiết. Mỗi lần dùng cách nhau 4 – 6 giờ. Tuy nhiên, mẹ không nên dùng cho trẻ quá 5 lần trong 24 giờ. Bên cạnh đó, trẻ dưới 2 tháng tuổi phải có sự chỉ định của bác sĩ mới được dùng paracetamol.
Liều lượng sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol theo hàm lượng 10 -15mg/kg cân nặng/lần uống. Theo đó: Hàm lượng 80mg dành cho trẻ 5-8kg hoặc
Phần lớn các mẹ lo sợ tác dụng phụ khi dùng thuốc hạ sốt là vì chưa tìm hiểu kỹ giới hạn nhiệt độ cho phép khi dùng. Nếu mẹ dùng thuốc hạ sốt đúng liều lượng và kịp thời thì đây sẽ là cách hạ sốt cho bé nhanh nhất mà vẫn đảm bảo an toàn. Hãy là một người mẹ hiểu biết, bạn sẽ có thể bảo vệ bé yêu vượt qua mọi cơn sốt!

TRẠM Y TẾ PHƯỜNG LINH TRUNG

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *