Bệnh tay chân miệng do virus Enterovirus gây ra. Hầu hết các trường hợp xảy ra vào mùa hè và đầu mùa thu, đối tượng mắc chủ yếu là trẻ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, người lớn vẫn hoàn toàn có thể mắc bệnh nếu bạn chưa từng bị tay chân miệng trước đây hoặc hệ miễn dịch của cơ thể bạn không thể chống lại virus gây bệnh.

Đang xem: Người lớn có bị tay chân miệng không

Virus coxsackievirus A16 và enterovirus 71 là nguyên nhân gây nên bệnh tay chân miệng. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa.

Tay chân miệng là bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, người lớn vẫn hoàn toàn có thể mắc bệnh do hệ miễn dịch của cơ thể không thể chống lại virus.

Bệnh có biểu hiện đặc trưng là sốt và xuất hiện tập trung mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân, loét miệng và phát ban trên khắp cơ thể. Bệnh tay chân miệng ở người lớn dễ gây biến chứng nguy hiểm hơn ở trẻ em, bệnh có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Đối với người trưởng thành, đối tượng dễ bị tổn thương bởi bệnh tay chân miệng nhất là nhóm phụ nữ mang thai. Phụ nữ mang thai mắc tay chân miệng có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề cho thai nhi như: Tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hay nhiễm trùng khi mang thai…

2. Những dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng ở người trưởng thành

Bệnh tay chân miệng thường bắt đầu bởi triệu chứng sốt, cảm giác thèm ăn, đau họng, mệt mỏi hoặc thậm chí hôn mê.

Sau khi bị sốt, các vết loét có thể xuất hiện và phát triển trong miệng khiến người bệnh cảm thấy đau đớn. Các vết loét này được gọi là herpangina, xuất hiện dưới dạng các đốm thường nằm ở sâu trong khoang miệng. Chúng cũng có thể bị phồng rộp và trở nên đau đớn hơn nữa. Đồng thời với các vết loét hoặc một thời gian sau khi chúng xuất hiện, tình trạng phát ban và ngứa ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân có thể xảy ra. Ban có thể lan đến cả cánh tay, chân, mông, bộ phận sinh dục, bụng và lưng của người bệnh.

Một số triệu chứng điển hình cho bệnh tay chân miệng ở người trưởng thành bao gồm:

HoSổ mũiMệt mỏi, thậm chí mê manNôn mửaĐau họngĐau nhức các cơChán ăn, ăn không ngon miệngXuất hiện các nốt phồng rộp ở lưỡi, lợi, bên trong má gây đau đớn cho người bệnh.Xuất hiện những vết ban đỏ ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc thậm chí là mông, bụng, lưng nhưng không gây ngứa.

Trong khi trẻ em thường biểu hiện một số triệu chứng của bệnh một cách tương đối rõ ràng thì người lớn thường không xuất hiện các triệu chứng.

Xem thêm: Cây Bồ Công Anh Trị Bệnh Gì ? Công Dụng Và Lưu Ý Dùng Trà Bồ Công Anh

Bệnh tay chân miệng dễ lây lan đối với mọi lứa tuổi. Việc vệ sinh cá nhân thường xuyên chính là chìa khóa để mang lại cuộc sống khỏe mạnh, hạn chế bệnh tật nói chung và bệnh tay chân miệng nói riêng.

Buồn nôn là một trong những tác dụng phụ hay gặp phải khi uống vitamin
Tình trạng nôn mửa có thể là triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở người trưởng thành

3. Bệnh tay chân miệng ở người trưởng thành lây lan như thế nào?

Bệnh tay chân miệng gây ra bởi một loại virus truyền nhiễm có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua dịch tiết ở mũi và họng bao gồm: Nước bọt, chất nhầy, dịch ở các vết loét trong miệng hoặc phân.

Ngoài ra, người bình thường cũng có thể tiếp xúc với virus thông qua các hoạt động như:

Tiếp xúc cá nhân gần gũi với người mắc bệnhHít thở không khí bị nhiễm virus do người bệnh hắt hơi hoặc hoChạm vào các đồ vật bị nhiễm virus chẳng hạn như đồ chơi của trẻ nhiễm bệnh, bàn, ghế, tay nắm cửa….Tiếp xúc với nguồn nước bị nhiễm virus như uống chung nước với người bị bệnh hoặc bơi cùng bể bơi với người nhiễm virus.

Để điều trị bệnh tay chân miệng cũng như ngăn ngừa nó lây lan, người bệnh cần được đưa đến các cơ sở y tế để các bác sĩ cung cấp những phác đồ điều trị phù hợp, đặc biệt là đối với trẻ em. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào bất thường cũng cần thông báo ngay cho các bác sĩ điều trị. Điều quan trọng là phải cung cấp nước liên tục để giúp trẻ không bị mất nước và cung cấp cho trẻ một số loại thức ăn mềm mà trẻ có thể dễ dàng hấp thu khi bị ốm.

Bệnh tay chân miệng có thể tự khỏi sau 7-10 ngày. Bệnh chưa có vắc-xin hay thuốc điều trị đặc hiệu.

Enterovirus 71 - virus gây bệnh tay chân miệng
Hình ảnh Enterovirus 71 – virus gây bệnh tay chân miệng có thể lây truyền từ người này sang người khác

4. Biến chứng của bệnh tay chân miệng

Dù tương đối hiếm gặp nhưng bệnh tay chân miệng có thể mang đến những biến chứng nặng nề liên quan đến hệ thần kinh như: Viêm màng não, viêm tủy sống nên theo các bác sĩ và chuyên gia khuyến cáo, nếu nhận thấy bất kỳ biểu hiện nào nghi ngờ mắc tay chân miệng, cần ngay lập tức đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.

Trong thời gian gần đây, các đợt bùng phát bệnh tay chân miệng nghiêm trọng trên toàn thế giới đã xảy ra do một chủng Coxsackievirus ít thường gặp hơn so với EV71 hoặc Coxsackievirus A16. Chủng virus mới này có tên là CV A6, có khả năng tác động đến cả trẻ em cũng như người trưởng thành. Chủng CV A6 được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2008 tại Phần Lan, bệnh cũng được đặc trưng bởi các tổn thương quanh miệng và tổn thương ở lòng bàn tay cũng như các vết ban ở bụng và lưng.

Tay chân miệng là bệnh có nguy cơ lây truyền cao và vẫn chưa có thuốc đặc trị. Chính vì thế, cách tốt nhất để phòng bệnh là thực hiện vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.

Xem thêm: Tất Cả Các Cách Trị Tàn Nhang Tận Gốc Bằng Tự Nhiên, 5 Cách Trị Tàn Nhang Tận Gốc Hiệu Quả Sau 2 Tuần

Chọc dịch tủy sống chẩn đoán viêm màng não
Bệnh tay chân miệng có thể gây ra biến chứng nặng về thần kinh là viêm màng não

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế namlimquangnam.net là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY. Ngoài ra, Quý khách có thể Đăng ký tư vấn từ xa TẠI ĐÂY

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *