Mỗi năm, trên thế giới, có trung bình 1,7 – 5 tỷ ca mắc tiêu chảy. Đa phần, những trường hợp này thuộc các nước đang phát triển, mà đối tượng chủ yếu là trẻ nhỏ. Bệnh gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe con người, người bệnh phải đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể, thậm chí là tử vong do mất nước nặng, nhiễm toan hoặc ngừng tim.

Đang xem: Người lớn bị tiêu chảy nên ăn gì

Bệnh tiêu chảy là hiện tượng đi ngoài từ ba lần trở lên, phân ở dạng nhão hoặc chứa nhiều nước. Khi bị tiêu chảy, người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý để mau lại sức. Dưới đây là một số gợi ý về những thực phẩm mà người bị tiêu chảy nên ăn và nên kiêng.

Mục lục

Nguyên tắc ăn uống với người bị tiêu chảyBị tiêu chảy nên ăn gì, uống gì?Bị tiêu chảy không nên ăn gì?Một số món ăn bổ dưỡng, tốt cho người bị tiêu chảyMẫu thực đơn cho người bị tiêu chảy

Hiểu nhanh về chứng tiêu chảy

Tiêu chảy (Diarrhea) là hiện tượng đi ngoài phân lỏng, số lần đại tiện nhiều hơn 3 lần/ngày.

*

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới tiêu chảy là do nhiễm trùng đường ruột. Các tác nhân gây hại có thể là vi khuẩn (E.coli, Salmonella, Shigella…), virus (Rotavirus, Adenovirus, Norwalk virus), hoặc kí sinh trùng (Entamoeba hítolytica, Giardia lambia, Cryptosporidium…). Các yếu tố gây bệnh này thường xâm nhập vào cơ thể thông qua con đường ăn uống.

Một số bệnh lí tiêu hóa điển hình như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, bệnh tuyến giáp, tiểu đường, không dung nạp đường sữa, bệnh celiac…cũng là lý do gây ra chứng tiêu chảy kéo dài.

Ngoài ra, tiêu chảy còn là tác dụng phụ do sử dụng một số loại thuốc: thuốc nhuận tràng, thuốc hóa trị ung thư, thuốc kháng axit, thuốc trị trầm cảm…

Bệnh tiêu chảy có 2 dạng:

Tiêu chảy cấp tính: Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp tính thường rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do nhiễm khuẩn đường ruột, ngộ độc thức ăn hoặc kết mạc ruột quá nhạy cảm gây ra hiện tượng này.

Tiêu chảy mạn tính: Do dạng cấp tính phát triển thành hoặc do dịch toan dạ dày bị thiếu, quá ít, do nhiễm vi rút đường ruột, do hấp thu kém bởi các bệnh khác… gây ra các biểu hiện bệnh đại tiện nhiều lần, phân loãng có máu hoặc dịch nhầy, mùi thối có thể kèm theo đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy hoặc có táo bón xen kẽ.

Tiêu chảy được điều trị chủ yếu dựa vào việc bù nước và điện giải, kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp để bệnh nhanh khỏi. Do đó, việc ăn đúng, uống đúng rất quan trọng. Dưới đây là danh sách gợi ý những dạng thực phẩm mà người bị tiêu chảy nên ăn – nên kiêng.

Nguyên tắc ăn uống với người bị tiêu chảy

Những người bị tiêu chảy, nên có chế độ ăn để bù nước và dinh dưỡng đã mất, các loại thức ăn nhẹ, mềm, dưỡng ẩm và lợi khí, giúp giảm bớt kích thích cơ học và hóa học với đường ruột. Tùy theo dạng tiêu chảy là gì mà có chế độ ăn uống phù hợp:

Tiêu chảy cấp tính

Người bệnh cần nhịn ăn để đường ruột hoàn toàn được nghỉ ngơi. Khi bệnh thuyên giảm hơn bắt đầu ăn dần các món ăn loãng chẳng hạn như nước cháo hoặc nước chè. Nếu tình trạng đi ngoài giảm bớt thì có thể ăn thêm các món khác dạng mềm, loãng rồi dần đến các món thông thường. Chế độ ăn như vậy giúp hồi phục chức năng của dạ dày và ruột, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.

Tiêu chảy mạn tính

Thức ăn dành cho người bệnh cần có nhiệt lượng cao, giàu protein và vitamin, ít lipit. Đó là những món ít bã, dễ tiêu hóa, không gây kích thích. Do đó, người bệnh nên chọn ăn cháo gạo, mì nước, bánh cuốn, bánh nướng, ăn sữa bò với số lượng ít, thịt nạc, gan, bầu dục,… Nên chế biến ở dạng hầm, luộc, om, nhúng…Các thực phẩm sử dụng cần được băm, thái nhỏ để dạ dày và đường ruột dễ tiêu hóa.

Ngoài ra, người bệnh nên chia khẩu phần ăn làm nhiều bữa trong ngày, để tránh cho dạ dày quá tải. Đồng thời, cố gắng điều chỉnh tâm trạng vui vẻ, thoải mái, bớt căng thẳng để tình trạng bệnh thuyên giảm.

Bị tiêu chảy nên ăn gì, uống gì?

Nếu muốn sớm khắc phục tình trạng tiêu chảy, bạn nên bổ sung trong thực đơn ăn uống hằng ngày những loại thực phẩm sau:

Thực phẩm có nhiệt lượng cao

Các món ăn như cháo, khoai tây, khoai lang nghiền, bột ngũ cốc,…là nhóm thực phẩm giàu tinh bột, dễ tiêu hóa, người bệnh nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày để hỗ trợ quá trình tiêu hóa, hạn chế tình trạng tiêu chảy.

Thịt gà

*

Khi tiêu chảy, cơ thể sẽ mất đi lượng một lượng protein, chất dinh dưỡng và nước do phải đi vệ sinh thường xuyên. Thịt gà là loại thực phẩm giàu đạm và dinh dưỡng. Vì thế, các bạn có thể chế biến nhiều món ăn từ thịt gà để cải thiện sức khỏe, đẩy lùi triệu chứng khó chịu do tiêu chảy gây ra.

Sữa chua

Sữa chua tuy là một chế phẩm có nguồn gốc từ sữa nhưng nó lại rất có lợi cho những người bị tiêu chảy. Sữa chua có chứa hàng tỷ lợi khuẩn probiotic. Khi những vi sinh vật có lợi này di chuyển vào đường ruột, chúng sẽ tấn công những loại hại khuẩn, giúp cho hệ vi sinh đường ruột trở lại cân bằng. Từ đó, các triệu chứng rối loạn tiêu hóa sẽ dần biến mất.

Chuối

Chuối là loại quả được xem là lựa chọn tốt nhất giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy. Với đặc tính mềm và dễ tiêu hóa chuối giúp làm dịu bao tử ngay lập tức và giải quyết ổn những bệnh lý về đường tiêu hóa.

Chuối được xem là lựa chọn tốt để chữa trị tiêu chảy bằng cách cung cấp thêm các kháng sinh cho cơ thể.

Bên cạnh đó, chuối có chứa một lượng lớn kali nên sẽ giúp cung cấp trở lại các chất điện phân mà cơ thể đang cần. Chất xơ pectin có trong chuối là loại chất xơ hòa tan, có thể hấp thu các chất lỏng đang dư thừa trong bao tử trong suốt quá trình tiêu chảy. Một loại chất xơ khác là inulin cũng có trong chuối với số lượng lớn chính là một loại probiotic, giúp khôi phục lại những vi khuẩn có ích cho bao tử.

Việt quất

*

Anthocynide – đóng vai trò như một chất chống oxy hóa, phổ biến trong những trái việt quất. Hoạt chất này có khả năng loại trừ những mầm mống vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hóa, làm giảm tình trạng viêm của đường ruột. Không những vậy, thành phần này còn có tác dụng kết dính các tế bào bên trong thành ruột, hạn chế sự bài tiết chất nhầy và các chất lỏng. Vì thế, nếu đang bị tiêu chảy, bạn nên ăn những trái việt quất để cải thiện tình hình.

Bột mì (đã được chế biến)

Bột mì được chế biến sẵn là thực phẩm không tốt cho sức khỏe bằng các loại lương thực khô nhưng với tình trạng tiêu chảy nó lại bị đảo ngược.

Bột mì chế biến sẵn nằm trong danh sách những thực phẩm ưu tiên hàng đầu dành cho người bị tiêu chảy. Vì các sản phẩm làm từ lương thực thô khi được chế biến sẽ bị lột bỏ lớp vỏ bên ngoài nên chúng sẽ dễ tiêu hóa hơn, làm dịu bao tử và hạn chế được những triệu chứng của bệnh.

Lưu ý, với những người mắc chứng không dung nạp glutein (bệnh Celiac) thì tuyệt đối không nên ăn các thực phẩm chế biến từ bột mì, lúa mạch, vì sẽ làm cho tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn.

Uống nhiều nước lọc

Nước lọc là yếu tố bổ sung không thể thiếu khi một người bị tiêu chảy. Việc cung cấp nước liên tục sẽ giúp người bệnh tránh khỏi tình trạng suy thận vì mất nước.

Nước cháo, nước gạo rang

*

Những loại nước có tinh bột giúp bổ sung năng lượng và nước cho cơ thể mà không làm dạ dày phải co bóp, hoạt động quá nhiều. Một lưu ý là bạn không nên cho quá nhiều đường hoặc muối vì có thể khiến tình trạng tiêu chảy nặng nề hơn.

Uống trà thảo mộc

Các loại trà thảo mộc có tác dụng làm dịu cơ thể và tinh thần. Để làm giảm và loại trừ bệnh tiêu chảy, hãy chú ý đến tác dụng làm dịu và giảm đau của bạc hà và hoa cúc.

Bạc hà là một phương thuốc trị co thắt đồng thời còn giúp làm thư giãn, xoa dịu các cơ bên trong ruột. Hoa cúc có thể làm giảm tình trạng viêm nhiễm và các cơn co thắt trong thành ruột.

Nước trái cây

Nước trái cây có nhiều vitamin, khoáng chất (natri, canxi, kali) và điện giải giúp người bị tiêu chảy mau chóng hồi phục sức khỏe. Các bạn có thể ép nước cam, nước chanh, nước dưa hấu, nước dừa để uống trong ngày. Lưu ý, không nên thêm đường vào trong các loại nước ép này, để tránh gây phản tác dụng khiến cho tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng hơn.

Bị tiêu chảy không nên ăn gì?

Có một số loại thực phẩm sẽ khiến cho tình trạng tiêu chảy trở nên tồi tệ hơn, đó là:

Những món ăn không đảm bảo vệ sinh

Không ăn rau sống, tiết canh, lòng lợn, các món gỏi, món tái. Vì những thực phẩm chưa được nấu chín có thể tồn tại nhiều vi khuẩn, gây hại cho dạ dày.

Thực phẩm từ bơ, sữa

*

Hiện tượng tiêu chảy khiến cho số lượng enzim lactase suy giảm trong cơ thể. Enzim lactase là thành phần rất cần tiết để tiêu hóa hàm lượng lactose – một loại đường được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa.

Xem thêm: Top 10 Tác Dụng Của Tảo Xanh Nhật Bản, Tảo Xoắn Spirulina Nhật Bản (2200 Viên)

Đường sữa không thể tiêu hóa được gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, buồn nôn và tiêu chảy. Vì vậy, khi bị tiêu chảy thì tốt nhất bạn không nên dung nạp loại thực phẩm này, nhất là các loại bơ, kem, phô mai…

Nhưng bạn vẫn có thể ăn sữa chua vì các chế phẩm sinh học có trong sữa chua sẽ giúp cơ thể bạn có được sự cân bằng vì sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Đồ ăn chứa nhiều chất béo

Thức ăn có chứa hàm lượng chất béo cao làm tăng những cơn co thắt ruột và làm cho triệu chứng của tiêu chảy nặng hơn. Vì vậy, nên tránh các loại đồ ăn như đồ ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ nếu tiêu chảy đang “ghé thăm”.

Chất làm ngọt nhân tạo

Một số loại thực phẩm chứa chất làm ngọt nhân tạo có thể làm tăng triệu chứng đầy hơi, khó chịu. Chẳng hạn như nước ngọt có gas, kẹo không đường và kẹo cao su không đường chứa sorbitol. Chúng có thể khiến cho tiêu chảy nặng hơn.

Thực phẩm gây đầy hơi

*

Các thực phẩm dễ gây tình trạng đầy hơi như: Đậu, bắp cải, súp lơ xanh và hành tây là những thực phẩm có thể khiến cho nhu động ruột rối loạn, gây tích tụ khí trong đường ruột. Do đó, khi ăn vào sẽ bị sôi bụng, tiêu chảy nhiều.

Ngoài ra, một số loại trái cây như: đào, lê, mận, các loại trái cây sấy khô (mơ, nho khô, mận khô) bạn cũng nên tránh vì chúng sẽ làm bạn bị đầy hơi và làm nặng hơn bệnh tiêu chảy.

Rượu bia, cà phê và nước giải khát có ga cần tránh

Đối với những người khỏe mạnh thì những đồ uống trên không gây ra chứng tiêu chảy. Nhưng khi bị tiêu chảy nên tránh uống rượu, cà phê, và các loại nước giải khát có ga. nên uống nước tinh khiết, nước lọc.

Một số món ăn bổ dưỡng, tốt cho người bị tiêu chảy

Cháo xương heo nấm rơm

*

Chuẩn bị nguyên liệu:

1 nắm gạo nếp3 nắm gạo tẻ300g xương ống heo100g thịt nạc heo băm nhuyễn1 nhánh gừng nhỏ100g nấm rơmHành lá, rau mùi và các gia vị khác

Hướng dẫn:

Bước 1: Cho lẫn 2 loại gạo và vo sạch, sau đó cho lên chảo rang thơm.

Bước 2:

Sơ chế các loại rau gia vị (hành lá, rau mùi) thật sạch, cắt nhỏ.Hành tím băm nhỏ rồi phi với 1 thìa dầu ăn, rồi để riêng ra bát nhỏ.Nấm rơm rửa sạch, ngâm với nước muối loãng, sau đó vớt ra xào chín với hành tím phi.Gừng cạo vỏ, rửa sạch, thái chỉ mỏng

Bước 3: Thịt nạc băm cần ướp với gia vị gồm có: 1 thìa cà phê nhỏ hạt nêm, 1 chút tiêu xay, trong khoảng 15 phút, sau đó cho lên chảo xào chín.

Bước 4: Rửa sạch xương ống heo, trụng qua với nước sôi khoảng 2 phút, sau đó vớt xương ra rồi cho vào nồi hầm với nửa lít nước trên lửa vừa phải.

Bước 5: Sau khi hầm xương xong bạn lọc nước xương hầm qua rây, dùng nước hầm xương này để nấu cháo.

Bước 6: Cho gạo rang và nước hầm xương vào nồi lớn, vặn lửa vừa phải để nấu cháo, khi cháo sôi thì mở vung kịp thời để không bị trào ra ngoài.

Tiếp tục hầm cho đến khi cháo nhừ. Khi cháo gần được bạn cho vào phần nấm rơm, gừng, thịt xay đảo đều. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi chuyển qua chế độ Warm để giữ cháo được nóng. Khi ăn cho thêm hành lá, rau mùi, tiêu xay để thêm phần hấp dẫn.

Thịt gà hầm ngải cứu

*

Chuẩn bị nguyên liệu:

1/2 con gà đã làm sạch1 mớ ngải cứu1 gói gia vị thuốc bắc1 củ gừngCác gia vị nấu ăn cần thiết

Hướng dẫn:

Bước 1: Rửa sạch thịt gà, chặt miếng vừa ăn. Ngải cứu rửa sạch, ngâm qua nước muối.

Bước 2: Gừng bóc vỏ, rửa sạch, đập dập, sau đó cho vào cùng với tiêu đen, nước mắm để ướp gà trong khoảng 30 phút để ngấm đều gia vị.

Bước 3: Cho thịt gà vào nồi áp suất, đặt lớp lá ngải xuống đáy và xung quanh thịt gà, phần còn lại để lên trên, cho các gia vị thuốc bắc vào nồi. Đổ lượng nước hầm vừa phải, sau đó hầm trong 30 phút, khi thấy thịt chín mềm là có thể lấy ra ăn.

Canh xương hầm củ quả

*

Chuẩn bị nguyên liệu:

500g sườn non1 củ khoai lang1 củ khoai tây1 củ cà rốt100g bí đỏHành lá, rau mùi tàuCác gia vị cần thiết

Hướng dẫn:

Bước 1: Sườn non rửa sạch, chặt miếng nhỏ khoảng 3 – 4cm vừa ăn. Sau đó, đặt xương vào nồi để trần qua với nước sôi cho bớt mùi tanh và tạp chất.

Bước 2: Băm nhỏ hành củ, cho vào chảo phi thơm. Sau đó trút sườn vào để xào, cho thêm chút gia vị. Cho sườn vào nồi lớn đổ lượng nước vừa phải để ninh xương.

Bước 3: Trong thời gian hầm xương, tiến hành gọt của quả, sơ chế sạch, thái miếng vuông nhỏ vừa ăn. Sau khi xương ninh được khoảng 20 phút thì cho củ quả vào hầm chung, thêm gia vị vừa ăn. Lưu ý, khoai lang và khoai tây lâu chín hơn bí đỏ, cà rốt, nên cho vào trước để nhanh nhừ. Cuối cùng cho thêm hành lá, rau mùi tàu để tăng thêm vị hấp dẫn.

Mẫu thực đơn cho người bị tiêu chảy

Thực đơn giai đoạn đầu

Từ 24 – 48h đầu, thực đơn ăn uống của người bị tiêu chảy chủ yếu là bù nước và điện giải. Ngoài việc uống oresol thường xuyên và truyền dịch thì cần có chế độ ăn lỏng, nhiều nước và khoáng để chống lại sự mất muối, mất nước.

Mẫu thực đơn:

ORS uống theo nhu cầu, càng đi nhiều càng phải uống nhiều.6 giờ 30: cháo đường 300ml (gạo 30g, đường 20g, muối 5g); táo tây nghiền hoặc ổi chín nghiền 100g.9 giờ 30: súp cà rốt 400ml (cà rốt 200g, đường 20g, muối 5g); sữa chua đậu tương 150ml (đậu tương 15g, đường 10g).12 giờ: cháo đường 400ml, táo nghiền hoặc ổi nghiền 100g.15 giờ: súp cà rốt 400ml.19 giờ: cháo đường 300ml, sữa chua đỗ tương 200ml.

Hiệu quả dinh dưỡng của thực đơn: năng lượng = 1.072kcalo. Trong đó: đạm: 16,65g; chất béo: 2,5g; bột đường: 238,8g.

Thực đơn giai đoạn hai

Ở giai đoạn này, khi bệnh nhân đã đỡ tiêu chảy nhiều lần, thực đơn ăn uống bắt đầu đa dạng hơn.

Tổng năng lượng đưa vào: 1.200kcalo trở lên. Trong đó: đạm (protein): 30g (khoảng 0,6g/kg/ngày); bột đường 250g trở lên; chất béo: 10g; muối nêm vừa miệng; nước uống theo nhu cầu, thêm nước quả.

Mẫu thực đơn:

6 giờ 30: sữa chua đỗ tương 200ml (đỗ tương 20g, đường 5g), bánh quy 50g.10 giờ: cháo thịt 400ml (gạo 60g, thịt 30g), sữa chua đỗ tương 200ml.14 giờ: súp rau nghiền (gạo 30g; khoai 100g, cà rốt 100g, thịt 30g).18 giờ: cháo thịt 400ml (gạo 60g, thịt 30g), táo tây nghiền hoặc chuối chín 100g.

Hiệu quả dinh dưỡng của thực đơn: năng lượng = 1.265kcalo. Đạm: 37,8g; chất béo: 13,2g; bột đường: 223,62g.

Thực đơn giai đoạn ba

Giai đoạn này, bệnh nhân gần như đã phục hồi hoàn toàn, thế nên chủ yếu ăn theo chế độ bình thường để tăng protein,vitamin và calo.

Mẫu thực đơn:

6 giờ 30: cháo đường (gạo 50g, đường 30g), bánh quy 50g.10 giờ: cơm 100g, thịt hấp 40g, canh rau cải (rau cải 50g).14 giờ: khoai nghiền trứng 300ml (khoai 200g, trứng gà 50g).18 giờ: phở thịt (bánh phở 200g, thịt nạc 50g), sữa chua đỗ tương 200ml (đỗ tương 20g, đường 20g).

Xem thêm: Nên Uống Nước Gì Hàng Ngày Để Đẹp Da Và Tốt Cho Sức Khỏe? 10 Thực Phẩm Đẹp Da Không Thể Bỏ Qua

Hiệu quả dinh dưỡng của thực đơn: Năng lượng = 1504,6kcalo. Trong đó: đạm: 52,27g calo từ đạm 13,5%; chất béo 11,04g calo từ chất béo 6,5%; bột đường 278,23g.

Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *