Thuốc tránh thai là biện pháp ngừa thai an toàn được nhiều nữ giới lựa chọn. Tuy nhiên, một số bạn gái không khỏi lo lắng vì sau khi ngưng thuốc, mà vẫn không thấy kinh nguyệt quay trở lại. Nhiều trường hợp tình trạng mất kinh này kéo dài ngày. Vậy ngừng thuốc tránh thai bao lâu thì có kinh lại? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Đang xem: Ngừng thuốc tránh thai bao lâu thì có kinh lại bình thường
Cơ chế và những tác dụng của thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai thực hiện các chức năng dựa trên hoạt động của các nội tiết tố sinh dục nữ. Trong thành phần của thuốc tránh thai có chứa các tế bào hormon tổng hợp gồm: Progesterone kết hợp Estrogen và Progesteron, tác động trực tiếp đến quá trình rụng trứng.
Ngoài ra, đây còn là tác động làm ảnh hưởng đến lớp nội mạc tử cung và dịch nhầy ở tử cung, âm đạo nhằm ngăn chặn tinh trùng bơi vào tử cung gặp trứng để thụ thai.
Ức chế rụng trứng
Thuốc tránh thai có khả năng ngăn chặn sự điều tiết ovestin ở cơ thể nữ giới. Từ đó, ức chế quá trình hoạt động FSH và metakentrin. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng tác động đến buồng trứng, làm cho trứng không thể rụng.
Vì trứng không rụng, nên khi tinh trùng bơi vào tử cung sẽ không gặp được trứng thể thụ thai.
Làm dày lớp dịch nhầy tử cung
Nhờ có các thành phần Progestin chứa trong thuốc tránh thai, tác động lên tuyến thể vùng cổ tử cung, khiến cho chất nhầy trở nên đặc dính và dày lên. Điều này sẽ làm cho tinh trùng khó có thể bơi vào được.
Làm mỏng lớp nội mạc, không cho trứng “làm tổ”
Sự kết hợp giữa Hormone estrogen và Progesteron tổng hợp, đưa trực tiếp vào cơ thể thông qua thuốc tránh thai. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt bình thường của nữ giới, có thể làm trễ kinh ngắn hoặc dài ngày.
Xem thêm: Cây Ké Đầu Ngựa Có Tác Dụng Của Cây Ké Đầu Ngựa, Mua Quả (HạT) Kã© ÄÁº§U Ngá»±A Á» ÄâU
Nguyên nhân là do lớp màng ở tử cung không được tăng sinh và dày lên. Từ đó, nếu trứng được thụ tinh thì không thể bám vào ở thành tử cung được.
Thông thường, thuốc tránh thai có 2 loại phổ biến:
Thuốc tránh thai hằng ngàyThuốc tránh thai khẩn cấp.Ngừng uống thuốc tránh thai bao lâu thì có kinh lại?
Nữ giới thường lầm tưởng rằng, việc ngừng thuốc tránh thai, chu kỳ kinh sẽ có trở lại ngay lập tức. Vì không am hiểu nhiều về kiến thức và tác dụng của thuốc tránh thai, nên các bạn gái luôn có tâm lý lo lắng, stress không tin tưởng vào biện pháp tránh thai này.
Thực chất, việc ngừng thuốc tránh thai bao lâu thì có kinh cũng tùy vào cơ địa của từng người. Thông thường, nữ giới sẽ có hành kinh lại vào chu kỳ tiếp theo, nhưng cũng có một số nữ giới phải chờ tới 2 – 3 tháng mới ra kinh nguyệt trở lại.
Các trường hợp ngừng sử dụng thuốc tránh thai, nhưng chưa có kinh trong chu kỳ tiếp theo, có thể bạn đang ảnh hưởng bởi các yếu tố như cơ chế hoạt động hay tác dụng phụ có trong thuốc. Đó là:
Do ảnh hưởng bởi tác dụng của thuốc tránh thai trong cơ thể. Thời gian uống thuốc, hàm lượng hấp thu và đào thải trong cơ thể còn tùy thuộc vào từng thể trạng mỗi người. Do đó, với một số nữ giới, thuốc tránh thai có thể thuốc sẽ đào thải chậm hơn, nên tác dụng vẫn còn được duy trì trong thời gian sau khi ngưng thuốc.Do ảnh hưởng bởi các nội tiết tố ngoại sinh, kiến cho cơ thể giảm hoặc không còn tiết hormon sinh dục nội sinh. Việc nữ giới ngưng thuốc, bắt buộc cơ thể cần có thời gian để thích nghi, lấy lại sự cân bằng và duy trì điều hòa nội tiết. Vậy nên, đôi khi chu kỳ kinh nguyệt của tháng tiếp theo có thể sẽ trở lại hơi chậm.Tác dụng chính của thuốc tránh thai là giúp ngừa thai ngoài ý muốn và làm điều hòa kinh nguyệt ở nữ. Nếu chị em đang gặp phải hiện tượng trễ kinh khi đã dừng việc uống thuốc thì có thể là do cơ chế điều hòa đó.
Như vậy, khi dừng sử dụng thuốc tránh thai khoảng 1 – 3 tháng nữ giới sẽ có kinh trở lại bình thường. Không nên quá lo lắng, nếu như thể trạng của bạn vẫn khỏe mạnh, không có những triệu chứng gì khác thường.
Xem thêm: 5 Loại Nước Uống Gì Để Thanh Lọc Cơ Thể Mỗi Ngày Hiệu Quả, Ứng Dụng Nhanh!
Ngoài ra, những trường hợp hy hữu, nữ giới vẫn có thể mang thai mặc dù đã sử dụng thuốc tránh thai. Vậy nên, nếu phát hiện những bất thường ở cơ thể, cần kiểm tra bằng que thử thai hoặc đến ngay các cơ sở Y tế để được Bác sĩ Chuyên khoa thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.