Ngộ độc thức ăn ở trẻ em nếu không phát hiện và xử trí kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi nhận biết các bé gặp phải tình trạng này cha mẹ cần nhanh chóng sơ cứu kịp thời để tình trạng không bị diễn tiến xấu hơn. Cùng tìm hiểu các dấu hiệu ngộ độc thức ăn ở trẻ em và hướng dẫn cha mẹ cách sơ cứu khi con em mình gặp phải tình trạng này.
Đang xem: Ngộ độc thực phẩm ở trẻ em
Các dấu hiệu ngộ độc thức ăn ở trẻ em
Khi bị ngộ độc thức ăn trẻ thường có một số dấu hiệu phổ biến dưới đây:
Buồn nôn: Sau khi ăn thực phẩm nhiễm khuẩn, độc trẻ có thể buồn nôn, nôn ngay sau vài phút, vài giờ hoặc lâu hơn.Sốt: một số trường hợp trẻ ngộ độc có thể số cao trên 38 độ C
Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn thức ăn bị nhiễm độc từ 1 giờ tới 3 ngày. Trẻ có thể nôn liên tục hoặc vài lần trong ngày. Bên cạnh đó, còn đau bụng dữ dội, đau quặn từng cơn sau đó tiêu chảy. Triệu chứng đau quặn xảy ra trước lúc đi ngoài. Tùy vào tác nhân gây ngộ độc mà dấu hiệu nôn mửa nổi bật hay tiêu chảy nổi bật hơn.
Các trẻ bị nôn nhiều và đau bụng nếu nguyên nhân do độc tố gây nên. Nếu nguyên nhân do vi khuẩn gây nên triệu chứng tiêu chảy sẽ nổi bật hơn. Tình trạng này khiến rối loạn nước và điện giải đặc biệt là trẻ em. Tình trạng sốt, đi ngoài phân nhày máu là dấu hiệu nhiễm khuẩn gây nên tổn thương ruột.
Mách bạn cách xử trí khi bé bị ngộ độc thức ăn
Khi con em mình gặp phải tình trạng ngộ độc thực phẩm cha mẹ cần xử lý kịp thời cho bé bằng cách:
Gây nôn cho trẻ
Khi thấy trẻ có dấu hiệu ngộ đôc thức ăn, điều đầu tiên cha mẹ cần cho trẻ ngừng ngay món ăn mà bạn nghi ngờ gây ngộ độc. Tiếp đó, cần gây nôn cho trẻ ngay tức thì. Nếu bé nôn được thì là một dấu hiệu tốt. Trường hợp không nôn được hoặc nôn chưa hết bố mẹ cần chủ động gây nôn cho trẻ.
Tư thế gây nôn: Cho bé nằm đầu thấp hơn người, nghiêng đầu sang một bên rồi dùng ngón tay nhấn mạnh vào cuống lưỡi để trẻ nôn thức ăn ra. Cần lưu ý làm thật khéo để tránh gây xây xát họng của trẻ
Trong quá trình gây nôn cần chuẩn bị khăn sẵn sàng để lau chùi, dùng khăn mềm lau sạch miệng của trẻ. Sau khi sơ cứu, nếu quan sát thấy tình trạng sức khỏe của trẻ chưa hồi phục cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để xử lý kịp thời.
Bổ sung oresol
Khi trẻ bị nôn khiến mất nước và rối loạn điện giải, nếu không được bù đúng cách sẽ gây mất nước trầm trọng và ảnh hưởng tới tính mạng. Pha oresol theo đúng hướng dẫn, uống ít một và không nên uống quá nhiều một lúc
Không dùng thuốc cầm tiêu chảy
Tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy khi trẻ bị tiêu chảy do ngộ độc thức ăn. Trong một số trường hợp uống thuốc cầm tiêu chảy khiến vi khuẩn, độc tố gây ngộ độc thực phẩm lưu lại trong hệ tiêu hóa của trẻ lâu hơn, gây ra đầy hơi chướng bụng khiến tình trạng ngộ độc thực phẩm càng thêm trầm trọng.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị ngộ độc thức ăn
Ngộ độc thức ăn là tình trạng khá thường gặp trong cuộc sống, trẻ em là đối tượng dễ gặp phải tình trạng này. Bên cạnh cách xử trí kịp thời, chế độ ăn uống trong giai đoạn này rất quan trọng đối với trẻ. Vậy khi bị ngộ độc thức ăn, cha mẹ cần chăm sóc và thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ như thế nào? Dưới đây là một số món ăn, thực phẩm tốt cho trẻ bị gặp phải tình trạng ngộ độc thức ăn.
Xem thêm: 1 Tuần Nên Ăn Bao Nhiêu Quả Trứng, Rốt Cuộc, Ăn Bao Nhiêu Quả Trứng Mỗi Tuần Là Tốt
Thức ăn loãng
Trẻ bị ngộ độc thức ăn, khi chế biến bữa ăn hàng ngày cho trẻ cha mẹ cần lưu ý chế biến cho trẻ dạng loãng như cháo, súp, canh…Chế biến dạng này vừa dễ ăn, dễ tiêu vừa giúp bổ sung nước cho cơ thể giúp trẻ nhanh chóng hồi phục
Thức ăn ít chất béo và chất xơ
Khi chuẩn bị nguyên liệu cho bữa ăn nên lựa chọn những thực phẩm ít chất béo, ít chất xơ giúp hệ tiêu hóa của trẻ dễ hấp thu hơn. Các thực phẩm như ngũ cốc, lòng trắng trứng, khoai tây, cơm, bánh mì…được ưu tiên trong thực đơn của bé
Chất béo và chất xơ là những chất khó tiêu hóa cho đường ruột đặc biệt trong trường hợp đường ruột của trẻ đang có vấn đề. Vì vậy, trong chế độ ăn nên hạn chế lựa chọn những thực phẩm này để tránh làm gia tăng gánh nặng cho đường ruột và giảm bớt những khó chịu ở trẻ.
Chuối
Trong chuối có chứa thành phần kali dồi dào làm giảm cảm giác buồn nôn ở trẻ. Hơn thế nữa, chuối là thực phẩm dễ tiêu hóa phù hợp với trẻ đang bị ngộ độc thực phẩm bổ sung năng lượng. Mẹ có thể cho trẻ ăn chuối chín hoặc xay sinh tố cho trẻ ăn mỗi ngày.
Gừng
Đây là loại gia vị rất phổ biến đối với bữa ăn của người Việt, gừng hỗ trợ hiệu quả các bệnh lý về đường tiêu hóa mà trẻ thường mắc phải đặc biệt là tình trạng ngộ độc thức ăn.
Khi chế biến thức ăn cho trẻ, cha mẹ có thể cho thêm chút gừng giúp làm dịu dạ dày đồng thời làm giảm các triệu chứng buồn nôn và khó chịu xảy ra ở trẻ. Hoặc có thể cho trẻ uống chút nước gừng pha loãng hoặc nước ép gừng pha mật ong nhiều lần trong ngày mang lại hiệu quả tốt.
Táo
Một trong những thực phẩm tốt cho trẻ khi bị ngộ độc thức ăn là táo vì đây là trái cây lý tưởng giúp trẻ đối phó với những triệu chứng khó chịu do ngộ độc thức ăn gây ra.
Xem thêm: Cảm Giác Cực Khoái Ở Phụ Nữ Kéo Dài Bao Lâu? 5 Loại Cực Khoái Ở Phụ Nữ Và Cách Đạt Được
Bên cạnh đó, cha mẹ cần lưu ý chia nhỏ bữa ăn cho trẻ mỗi ngày. Tuyệt đối không nên ép trẻ ăn quá nhiều và ăn quá nhanh khiến tình trạng của trẻ càng thêm nặng.
Phòng ngừa ngộ độc thức ăn cho bé
Cha mẹ cần lưu ý khâu chọn thực phẩm cho bé, chọn thực phẩm còn tươi mới, không nên sử dụng thực phẩm đông lạnh, thực phẩm ôi thiuBảo quản thực phẩm đúng cách, không nên để thực phẩm sống và chín cùng nơiĐảm bảo vệ sinh khi chế biến thực phẩm cho trẻ, đảm bảo nấu chín thức ăn cho trẻ không cho trẻ ăn thức ăn còn táiVệ sinh trước khi tiếp xúc với trẻ, rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến và cho trẻ ămĐảm bảo vệ sinh sạch sẽ dụng cụ nấu nướng và nhà bếpMôi trường sống của trẻ cần thông thoáng, sạch sẽ, vệ sinh đồ chơi cho trẻ em