Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối với người bị tiêu chảy, nó quyết định đến 40% tỉ lệ điều trị bệnh thành công. Vậy người bị tiêu chảy nên ăn gì, kiêng gì để hạn chế tổn thương và giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục.
Đang xem: Nên ăn gì khi bị tiêu chảy
1. Tiêu chảy là gì?
Tiêu chảy là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng nếu tần suất đi ngoài đột nhiên tăng lên thì bạn cần chú ý tới sức khỏe hệ tiêu hóa của mình.
Một người khỏe mạnh có thể đi đại tiện 1-2 lần/ngày, phân thành khuôn, không lỏng nát hoặc cứng rắn. Trong trường hợp đi ngoài ra nước nhiều lần trong ngày kèm theo các biểu hiện khác như đau bụng, đầy hơi, phân sống… thì có thể bạn đang gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa, cụ thể là tiêu chảy.
Tiêu chảy thường được phân chia làm hai loại: tiêu chảy cấp tính hoặc mạn tính. Tiêu chảy cấp tính là tình trạng đi vệ sinh liên tục trong một vài ngày, còn tiêu chảy mạn tính bao gồm các triệu chứng như đi ngoài kéo dài, buồn nôn, nóng ruột, đi ngoài có bọt và đại tràng có thể bị co thắt.
2. Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy
2.1. Tiêu chảy do nhiễm trùng
Phần lớn trường hợp bị tiêu chảy là do nhiễm vi khuẩn, virus khi ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh như ăn rau sống, gỏi, đồ tái sống, sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, giữ vệ sinh kém hoặc tiếp xúc với động vật chứa vi khuẩn Salmonella, Clostridium, khuẩn tụ cầu, các loại giun sán… Mầm bệnh từ bên ngoài đi vào cơ thể, gây nhiễm trùng đường tiêu hóa và dẫn tới tiêu chảy.
2.2. Ngộ độc thực phẩm
Một nguyên nhân gây tiêu chảy phổ biến nữa là do bị ngộ độc thực phẩm. Người bệnh ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, nấm mốc, ôi thiu hoặc chứa nhiều chất phụ gia độc hại. Biểu hiện thường gặp là đau quặn bụng, tiêu chảy nhiều lần kèm theo nôn mửa, sốt, chóng mặt… Một số trường hợp nặng có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
2.3. Tiêu chảy do thuốc
Dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài có thể làm tăng hại khuẩn, gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột và dẫn tới tiêu chảy.
2.4. Mắc bệnh về đường ruột
Một số bệnh về tiêu hóa như bệnh viêm ruột, bệnh Crohn (viêm ruột từng vùng), hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày… cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy.
3. Bị tiêu chảy nên ăn gì?
3.1. Chuối
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, chuối chứa một loại enzym có tác dụng nhuận tràng và kích thích hệ tiêu hóa, rất tốt cho người bị tiêu chảy. Đặc biệt, trong chuối chín chứa hàm lượng chất xơ pectin khá cao. Chúng có tác dụng kích thích nhu động ruột, làm lành niêm mạc bị tổn thương, góp phần làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón… rất hiệu quả.
3.2. Thực phẩm giàu tinh bột
Thực phẩm giàu tinh bột như cháo, khoai lang… vừa dễ ăn vừa giúp quá trình tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời, những thực phẩm này chứa ít chất xơ sẽ giúp chất thải rắn hơn và thành khuôn, giảm thiểu tình trạng tiêu chảy.
3.3. Táo
Táo là loại quả ưa thích của rất nhiều người. Không những ngon miệng, dễ ăn mà chúng chứa hàm lượng chất xơ hòa tan pectin giúp làm chậm quá trình bài tiết của đường ruột, làm giảm các triệu chứng tiêu chảy. Bên cạnh đó, chúng còn chứa lượng đường tự nhiên cùng các vitamin C lớn, giúp bù đắp dinh dưỡng do sự mất cân bằng điện giải của cơ thể. Do đó, người bị tiêu chảy có thể ăn táo hoặc sử dụng sốt táo hàng ngày sẽ giúp làm các triệu chứng tiêu chảy và ổn định tiêu hóa.
3.4. Việt quất
Tương tự như táo, việt quất cũng rất tốt đối với tiêu hóa. Loại quả này chứa hàm lượng lớn chất anthocyanin, có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong đường ruột, làm giảm các tổn thương do viêm nhiễm.
Ngoài ra, việt quất còn có tác dụng làm se, giúp kết dính các tế bào bên trong thành ruột và hạn chế sự bài tiết các chất lỏng, làm giảm các triệu chứng của tiêu chảy. Đây cũng là một nguồn cung cấp chất xơ hòa tan dồi dào, làm dịu nhẹ quá trình tiêu hóa thức ăn.
3.5. Sữa chua
Tăng cường thực phẩm có chứa probiotics mỗi ngày như sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa. Trong quá trình lên men, một số vi khuẩn trong sữa chua tạo ra enzym proteaza, giúp hệ tiêu hoá làm việc tốt hơn. Mặt khác, đường lactose chuyển hóa thành acid lactic trong sữa chua cũng giúp tăng số lợi khuẩn trong đường ruột.
3.6. Thịt gà
Thịt gà là loại thực phẩm bổ dưỡng, rất giàu protein, sắt, kẽm, selen và vitamin… Do đó, bạn có thể chế biến thành gà thành các món ăn khác nhau để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, nhanh chóng phục hồi sức khỏe khi bị tiêu chảy.
Tuy nhiên, nên hạn chế món gà chiên, gà quay bởi chúng phải sử dụng nhiều dầu mỡ, dễ gây chứng khó tiêu và không tốt cho người bị tiêu chảy.
3.7. Bánh mì nướng
Bánh mì nướng có thể ngăn ngừa các triệu chứng tiêu chảy vì nó làm chậm quá trình tiêu hóa của dạ dày, giúp giảm nhu động ruột, đồng thời cung cấp carbohydrate để bổ sung năng lượng cho người bệnh.
3.8. Bổ sung nước
Trong điều trị tiêu chảy, điều quan trọng nhất là đề phòng mất nước. Các bác sĩ khuyên bệnh nhân bị đi ngoài nhiều lần nên uống nhiều nước hơn bình thường. Tốt nhất là uống nước đun sôi để nguội hoặc các dung dịch chế từ thực phẩm như nước cháo muối, nước gạo rang, nước cơm… Trường hợp đi ngoài nhiều, bị mất nước nên sử dụng oresol để bổ sung chất điện giải, tránh mất nước, kiệt sức và giúp phục hồi sức khỏe tốt hơn.
Xem thêm: Như Thế Nào Là Ăn Uống Khoa Học ? Như Thế Nào Là Chế Độ Ăn Uống Khoa Học
3.9. Nước cháo, nước gạo rang
Nước cháo loãng, nước gạo rang có tác dụng bổ sung nước và điện giải rất tốt. Khi bị tiêu chảy, bạn có thể uống loại nước này để ngăn chặn tình trạng mất nước và giảm tình trạng tiêu chảy hiệu quả. Một lưu ý là bạn không nên cho quá nhiều đường hoặc muối vì có thể khiến tình trạng tiêu chảy nặng nề hơn.
3.10. Uống trà thảo mộc
Một trong những cách làm giảm đau bụng đi ngoài hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua đó là uống trà thảo mộc. Loại trà này rất tốt trong việc chữa lành tổn thương do viêm nhiễm, điều hòa nhu động ruột, giảm triệu chứng đau bụng, chướng hơi, tiêu chảy hiệu quả. Bạn có thể mua trà đóng gói và sử dụng ngày 2-3 lần.
3.11. Nước trái cây
Nước ép hoa quả giúp bổ sung lượng lớn vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, chuối chứa các loại carbohydrates dễ tiêu hóa đồng thời rất giàu kali và chất điện giải thường bị mất khi tiêu chảy. Ngoài ra, chất pectin có trong chuối giúp hấp thụ chất lỏng ở ruột và giúp giảm số lần đi ngoài. Ngoài chuối, bạn cũng có thể uống nước ép cam, bưởi, lựu, táo, ổi, nước dừa… cũng rất hiệu quả.
4. Không nên ăn gì khi bị tiêu chảy?
Ăn uống không hợp lý, sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh. Tuy nhiên, nếu kiêng khem quá mức có thể làm cơ thể thiếu dinh dưỡng, suy nhược, sức đề kháng kém, từ đó bệnh có nguy cơ tái phát trở lại. Vậy bị tiêu chảy không nên ăn gì để tránh cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn?
4.1. Những món ăn không đảm bảo vệ sinh
Người bị tiêu chảy nên hạn chế ăn đồ tái sống như rau sống, tiết canh, lòng lợn, các món gỏi, nem chua… bởi chúng có thể chứa nhiều vi khuẩn, kí sinh trùng, rất dễ gây đau bụng và làm cho tình trạng tiêu chảy trở nên nghiệm trọng hơn.
Hạn chế ăn hải sản bởi chúng có chứa rất nhiều chất có khả năng gây dị ứng cũng như có một lượng lớn các ấu trùng và kí sinh trùng gây bệnh nếu không được chế biến kỹ. Khi được đưa vào cơ thể, chúng có thể gây ra các bệnh giun sán, ảnh hưởng đến sức khỏe của hệ tiêu hóa, thậm chí gây ngộ độc.
4.2. Thực phẩm từ bơ, sữa
Các sản phẩm từ sữa như pho mát, bơ và kem nên hạn chế sử dụng hằng ngày vì nhóm thực phẩm này gây kích ứng ruột, làm bệnh kiết lỵ trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên, có thể thay thế các sản phẩm từ sữa bò bằng các sản phẩm từ sữa đậu nành, sữa hạnh nhân.
4.3. Đồ ăn chứa nhiều chất béo
Hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ như dăm bông, lạp xưởng, xúc xích, khoai tây chiên và các loại nước sốt, nước thịt cá… Đây là những thực phẩm khó tiêu và làm các triệu chứng tiêu chảy của người bệnh thêm trầm trọng. Hãy thay thế bằng thị nạc và chế biến dưới dạng xay để cơ thể hấp thu được tốt hơn.
4.4. Chất làm ngọt nhân tạo
Một số loại thực phẩm chứa chất làm ngọt nhân tạo có thể làm tăng triệu chứng tiêu chảy, đầy hơi, khó chịu như nước ngọt có gas, bánh kẹo, kem… Do đó, bạn cũng nên hạn chế tiêu thụ những sản phẩm này để tránh làm bệnh nặng hơn.
4.5. Thực phẩm gây đầy hơi
Bệnh nhân bị tiêu chảy được khuyến cáo không nên ăn các thức ăn khó tiêu, dễ sinh hơi như rau cải, súp lơ, bắp cải…
4.6. Rượu bia, cà phê và nước ngọt
Cũng nên hạn chế sử dụng khi bị tiêu chảy. Bởi chúng gây kích thích đường ruột, khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Nếu có hiện tượng không dung nạp lactose thì không nên tiêu thụ các sản phẩm từ sữa, các sản phẩm lên men, các loại bánh kẹo, mật ong, socola… bởi chúng có thể là tác nhân gây chướng bụng, tiêu chảy.
5. Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người tiêu chảy
Để hỗ trợ việc điều trị đạt hiệu quả và giúp cơ thể nhanh hồi phục, bạn cần ghi nhớ một số nguyên tắc sau đây khi xây dựng chế độ ăn uống:
Chế độ ăn uống cần đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể để nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Ban đầu nên ăn thức ăn dạng lỏng, mềm chủ yếu là bột ngũ cốc nghiền, thịt nạc xay nhuyễn, cháo, súp… Những thực phẩm giàu tinh bột sẽ làm giảm tiêu chảy, giúp cơ thể phục hồi nhanh. Đến khi bệnh có chuyển biến tốt thì ăn tăng dần các món ăn đặc như cháo đặc hoặc cơm.Người bệnh nên ăn thành nhiều bữa nhỏ để không gây áp lực cho hệ tiêu hóa và các chất dinh dưỡng cũng được hấp thu dễ dàng hơn. Nên ăn vào một giờ cố định, không nên bỏ bất cứ bữa nào cho dù không thấy đói, ăn chậm nhai kỹ, không để bụng quá no hoặc quá đói.Không sử dụng các thức ăn dễ lên men, gây sinh hơi trong ruột. Thay vào đó nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để hỗ trợ hệ tiêu hóa và giúp ổn định đường ruột. Việc chế biến thức ăn cần thanh đạm, hạn chế dùng dầu mỡ, gia vị cay nóng,…Đối với trẻ nhỏ đang bú mẹ thì nên tiếp tục cho bé bú và tăng số lần bú.Tăng cường bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột từ sữa chua hoặc các loại men vi sinh chứa Probiotics và Prebiotics. Điều này rất cần thiết vì khi tiêu chảy, người bệnh sẽ bị rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, gây khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn. Vì thế, ta cần phải bổ sung lợi khuẩn để giải quyết tình trạng này.
6. Một số món ăn hỗ trợ điều trị, phục hồi cho người tiêu chảy
6.1. Cháo thịt dê
Nguyên liệu:
200g thịt dê200g xương dê100g gạo tẻ½ bát đậu xanhGừng, sả, tỏi băm nhuyễn, hành lá, rau thơm, lá tía tôGia vị: muối, hạt nêm, nước mắm, dầu ăn, tiêu xay
Cách nấu cháo thịt dê:
Thịt dê rửa sạch, thái miếng vừa ăn. Rửa thịt dê với rượu trắng để khử mùi hôi.Ướp phần thịt dê với hành tím, sả, gừng và gia vị muối, hạt nêm, mắm trong 20 phút để gia vị thấm đều.Xương dê rửa sạch lại với nước sạch, ninh cùng vài lát sả và gừng.Ngâm đậu xanh trong khoảng 2 tiếng để đậu mềm và nhanh chín hơn trong quá trình nấu.Bắc chảo, phi thơm hành tím, gừng, sả, tỏi băm nhuyễn rồi cho thịt dê vào xào qua trong 5 phút. Khi thấy thịt đã thấm gia vị và săn lại thì tắt bếp.Tiếp đến, cho gạo, đậu xanh và phần thịt dê đã xào vào nồi. Đun đến khi sôi lại thì vặn lửa liu riu để gạo chín nhừ.Khi thấy gạo, đậu xanh nở mềm, thịt dê chín và có mùi thơm thì nêm gia vị vừa ăn và cho hành lá, tía tô vào khuấy đều rồi tắt bếp.
6.2. Canh bao tử hạt sen
Nguyên liệu:
1 cái dạ dày lợnHạt sen bỏ tâm senCác loại gia vị cần thiết
Cách thực hiện:
Dạ dày đem xát muối, rửa đi rửa lại cho thật sạch, trần sơ với nước sôi khoảng 5 phút rồi vớt ra ngâm trong chậu nước đá. Cách này giúp dạ dày vừa trắng vừa giòn.Ninh dạ dày với nước sôi cho tới khi mềm thì vớt ra, để ráo, xắt miếng nhỏ vừa ăn.Hạt sen ninh nhừ (nếu dùng hạt sen khô thì ngâm nước trước khi ninh). Khi hạt sen đã chín thì cho dạ dày vào, nêm nếm gia vị cho vừa miệng rồi múc ra ăn khi còn nóng.
6.3. Thịt gà hầm lá ngải
Nguyên liệu:
1/2 con gà đã làm sạch1 nắm ngải cứu1 gói gia vị thuốc bắc1 củ gừngCác gia vị nấu ăn cần thiết
Hướng dẫn:
Rửa sạch thịt gà, chặt miếng vừa ăn. Ngải cứu rửa sạch, ngâm qua nước muối.Gừng bóc vỏ, rửa sạch, đập dập, sau đó cho vào cùng với tiêu đen, nước mắm để ướp gà trong khoảng 30 phút để ngấm đều gia vị.Hầm thịt gà bằng nồi áp suất, đặt lớp lá ngải xuống đáy và xung quanh thịt gà, cho các gia vị thuốc bắc vào nồi. Đổ lượng nước hầm vừa phải, sau đó hầm trong 30 phút, khi thấy thịt chín mềm là có thể lấy ra ăn.
6.4. Cháo xương heo nấm rơm
Nguyên liệu:
1 nắm gạo nếp3 nắm gạo tẻ300g xương ống lợn100g thịt lợn nạc băm nhuyễn100g nấm rơmHành lá, rau mùi, gừng và các gia vị khác
Cách làm:
Hành lá, rau mùi rửa sạch, cắt nhỏ, hành tím băm nhỏ để ra bát riêng.Xương ống rửa sạch rồi hầm với nửa lít nước. Sau khi hầm xương xong bạn lọc nước xương hầm qua rây, dùng nước hầm xương này để nấu cháo.Ướp thịt nạc với hạt nêm, tiêu trong 15 phút, sau đó cho lên chảo xào chín.Nấm rơm rửa sạch, cắt khúc, ngâm với nước muối loãng, sau đó vớt ra xào chín với hành phi.Cho gạo và nước hầm xương vào nồi, hầm cho đến khi cháo nhừ. Khi cháo gần được bạn cho nấm rơm, gừng, thịt xay đảo đều. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi chuyển qua chế độ giữ ấm. Khi ăn thì cho thêm hành lá, tiêu, rau mùi để tăng hấp dẫn.
6.5. Canh xương hầm củ quả
Nguyên liệu:
500g sườn non1 củ khoai lang1 củ khoai tây1 củ cà rốt100g bí đỏHành lá, rau mùi tàuGia vị: hạt nêm, muối, bột ngọt…
Hướng dẫn:
Sườn non rửa sạch, chặt miếng nhỏ vừa ăn.Hành củ băm nhỏ, phi thơm, sau đó xào qua với sườn, nêm chút gia vị. Cho sườn vào nồi lớn đổ lượng nước vừa phải để ninh.Sơ chế các loại củ quả, thái miếng vuông nhỏ vừa ăn. Khi ninh xương được khoảng 20 phút thì cho củ quả vào hầm chung, nêm gia vị vừa ăn. Lưu ý, cà rốt, bí đỏ nhanh chín hơn nên cho vào sau để canh chín đều. Khi ăn thì cho thêm hành lá, rau mùi tàu để tăng thêm vị hấp dẫn.
Trên đây là những thực phẩm cũng như món ăn tốt cho người bị tiêu chảy mà bạn có thể áp dụng để giúp cơ thể nhanh phục hồi. Tuy nhiên, đối với người bị tiêu chảy, lợi khuẩn thường bị suy yếu, do đó cần bổ sung trực tiếp các vi khuẩn có ích cho đường ruột. Trong đó, sử dụng men vi sinh là phương pháp tối ưu để giúp đẩy lùi triệu chứng tiêu chảy và bảo vệ hệ tiêu hóa.
Xem thêm: Các Khoản Thu Đầu Năm Của Học Sinh Tiểu Học, Tphcm Quy Định Các Khoản Thu Đầu Năm Học Mới
Nếu các lợi khuẩn có trong thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày rất dễ bị tiêu diệt khi đi qua dịch dạ dày, thì lợi khuẩn trong men vi sinh được bảo vệ bởi lớp bao kép của công nghệ bào chế LAB2PRO. Điều này giúp bảo vệ vi khuẩn có lợi và “thức ăn” của chúng hoàn toàn “nguyên vẹn” trước dịch axit của dạ dày. Từ đó giúp tái tạo lại sự cân bằng vi khuẩn trong ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.