Bạn đã bao giờ muốn biết đến tác dụng của trứng gà đến sức khỏe chưa? Có bao giờ bạn tự hỏi ăn bao nhiêu quả một tuần sẽ đảm bảo dinh dưỡng? Bạn không cần phải lo lắng nữa, hôm nay mẹo vào bếp của Điện máy XANH sẽ chia sẻ đến bạn các thông tin về tác dụng cũng như cách ăn hiệu quả. Nào cùng tìm hiểu thôi.
Đang xem: ăn trứng gà bao nhiêu quả / tuần là đủ? ăn quá nhiều trứng có sao không?
1. Tác dụng của trứng gà đối với sức khỏe con người
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵMột nghiên cứu cho thấy những người ăn trứng mỗi ngày có thể giảm 26% nguy cơ đột quỵ xuất huyết và giảm 28% nguy cơ tử vong từ loại đột quỵ này. Ngoài ra, ăn trứng còn giúp giảm 12% nguy cơ mắc bệnh tim mạch và thiếu máu cục bộ.Tốt cho sức khỏe mắtChất Lutein và Zeaxathin có trong trứng được biết đến là những chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng tích cực đến sức khỏe mắt, ngăn ngừa nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Đồng thời, trong trứng còn chứa nhiều vitamin A được chứng minh là tốt cho mắt.Điều hòa lượng cholesterolLecithin là nguồn chất béo tự nhiên được tìm thấy nhiều nhất trong lòng đỏ trứng mà ở trong các thực phẩm khác không có hoặc rất ít. Chất béo này tham gia vào quá trình hình thành các tế bào và dịch thể của tổ chức não giúp điều hòa lượng cholesterol, thúc đẩy các quá trình phân tách cho cholesterol và đào thải các thành phần ra khỏi cơ thể.Tăng cường khối lượng cơ bắp và sức khỏe xươngLòng trắng trứng được biết đến là một trong những thực phẩm giàu protein và canxi, có tác động rất tốt trong việc xây dựng cơ bắp, tăng cường sức khỏe xương. Do đó, việc bổ sung lòng trắng trứng trong khẩu phần ăn được cho là cần thiết đối với trẻ nhỏ.Giảm cânĐối với người bị bệnh béo phì được khuyên rằng nên ăn lòng trắng trứng thường xuyên bên cạnh quá trình luyện tập. Do hàm lượng protein cao trong trứng có tác dụng ngăn ngừa sự thèm ăn, tăng cảm giác no lâu và thúc đẩy mức năng lượng tốt cho cơ thể. Kết hợp trứng gà vào buổi sáng sẽ giúp bạn có đủ năng lượng cho một ngày làm việc đấy.
2. Trứng gà nên ăn mấy quả 1 tuần để đảm bảo sức khẻo
Theo nghiên cứu, lượng trứng gà ăn vào để đảm bảo sức khỏe là tùy thuộc vào từng đối tượng khác nhau. Nhưng hầu hết ai cũng có thể sử dụng nó được. Theo độ tuổi thì ta có lượng ăn như sau:Đối với trẻ nhỏ dưới 5 – 6 tháng thì một tuần chỉ nên ăn 3 lần, mỗi lần khoảng 1/2 lòng đỏ trứng gà đánh nhuyễn để nấu bột hoặc nấu cháo.Với trẻ trên 7 tháng tuổi mỗi khẩu phần ăn nên có 1/2 lòng đỏ trứng gà.Trẻ từ 8 – 9 tháng tuổi, mỗi bữa ăn cần bổ sung 1 lòng đỏ trứng gà.
Xem thêm: Bệnh Máu Nhiễm Mỡ Cần Kiêng Gì Và Không Nên Ăn Gì? Gan Nhiễm Mỡ: Cần Kiêng Những Gì
Từ 10 – 12 tháng có thể cho trẻ ăn 1 quả trứng trong mỗi bữa ăn.Trẻ từ 1 – 2 tuổi ăn từ 3 – 4 quả/ tuầnNgười lớn trong 1 tuần chỉ nên ăn từ 3 – 4 quả trứng gà.Với người cao huyết áp hoặc cholesterol trong máu cao, mặc dù vẫn được khuyên là không nên ăn nhưng qua nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng trứng không làm tăng huyết áp nhưng chỉ nên ăn 1 – 2 lần/tuần.
3. Những lưu ý khi ăn trứng gà
Hạn chế ăn trứng gà sống hay luộc quá chínTrứng gà sống khi ăn vào cơ thể thì khả năng hấp thu nó ở dạ dày và tá tràng là rất kém. Do không được hấp thu ở dạ dày và tá tràng nên khi xuống ruột, nó sẽ bị phân hủy ở đại tràng và hình thành các chất độc gây hại cho cơ thể.Mặt khác, trong trứng sống còn chứa vi khuẩn gây hại là Salmonella, loại vi khuẩn này không chỉ được tìm thấy trên vỏ trứng mà ngay cả bên trong lòng trứng nó vẫn có thể tồn tại và khả năng gây ngộ độc của loài này là rất cao.Luộc trứng quá chín có thể làm biến tính protein và làm bề mặt lòng đỏ xuất hiện một lớp màu xanh xám do chất sắt trong trứng tạo ra. Lớp chất này cũng không tốt và khiến cơ thể khó hấp thu.Không ăn trứng gà luộc để qua đêmĐối với trứng đã luộc còn nguyên vỏ, bạn có thể bảo quản nó trong tủ lạnh và sử dụng ngay ngày hôm sau để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, với trứng đã bóc vỏ thì khi để qua đêm sẽ dễ bị oxy hóa, chất dinh dưỡng bị biến đổi gây cảm giác khó ăn và dễ đầy bụng, khó tiêu.Không ăn quả hồng sau khi ăn trứngĂn hồng sau khi ăn trứng là một trong những nguyên nhân khiến bạn ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày ruột cấp tính. Triệu chứng thường gặp là buồn nôn, ói mửa, đó là do cơ thể bạn phản ứng lại với chất độc.Trong trường hợp bạn không nôn được, bạn nên uống nước nhiều lần để thúc đẩy quá trình nôn mửa. Hoặc có thể sử dụng nước ép gừng tươi hòa với nước ấm và uống thuốc nhuận tràng để đào thải chất độc.Hạn chế ăn trứng với sữaTrong sữa chứa một loại đường gọi là Lactose, loại đường này được tiêu hóa nhờ các men lactase ở màng ruột tiết ra để cắt nhỏ lactose thành glucose.Còn trong trứng thì chứa nhiều protein, phân giải các axit amin. Khi kết hợp trứng với sữa sẽ xảy ra tình trạng khó tiêu do cơ thể không hấp thu được đường lactose. Nếu nặng hơn, có thể dẫn đến sôi bụng, tiêu chảy và đi ngoài phân chua.
Xem thêm: Cách Làm Trắng Da Mặt Cho Nam, Bí Quyết Làm Trắng Da Cực Nhanh Cho Nam Giới
Uống nước chè sau khi ăn trứngViệc uống nước chè sau khi ăn trứng có thể dẫn đến tăng nguy cơ tích trữ các chất độc hại trong cơ thể.Nguyên nhân chủ yếu là do trong lá chè có chứa axit tannic khi kết hợp cùng protein trong trứng sẽ tạo thành hợp chất làm chậm hoạt động của nhu động ruột, kéo dài thời gian tích trữ phân trong ruột, gây chướng bụng, nếu nặng hơn có thể gây táo bón kéo dài.