Nhiều người cho rằng cái mỉm cười mê hoặc của Mona Lisa là món quà của Thiên Chúa. Trong thực tế, nó là công sức nghiên cứu, sáng tạo suốt 16 năm của Leonardo da Vinci.

Vừa là họa sĩ, vừa là nhà khoa học kiêm nhà giải phẫu học, Leonardo da Vinci không chỉ theo đuổi nghiệp vẽ mà còn khám phá cơ học, âm nhạc, quang học, thậm chí cả địa chất, vũ khí. Bằng cách vận dụng bộ hiểu biết sâu rộng, ông tạo nên nụ cười thế kỷ trên môi nàng Mona Lisa.

Đang xem: Nàng mona lisa và nụ cười bí ẩn

1. Cần 16 năm để hoàn thành

Leonardo da Vinci (1452-1519) thích là người biết tất cả. Mọi thứ khiến ông tò mò và ông đều bằng mọi cách tìm hiểu cặn kẽ, sau đó ứng dụng vào sáng tạo.

Bức tranh Saint Jerome in the Wilderness (Thánh Jerome ở nơi hoang dã) là kết quả của nghiên cứu xương sọ và răng người.

Bức tranh The Last Supper (Bữa tiệc ly) là công sức của nhiều thời gian mày mò các khía cạnh quang học, sự thay đổi của ánh sáng khi khác điểm nhìn.

Thành công lớn nhất trong việc kết hợp nghệ thuật, khoa học, quang học, ảo ảnh của Leonardo là Mona Lisa, bức tranh ông bắt đầu vẽ từ năm 1503, liên tục dành nhiều tâm huyết cho đến khi qua đời vào 16 năm sau đó.

Bằng phân tích khuôn mặt, mô tả cơ môi, hoạt động của võng mạc, Leonardo da Vinci thể hiện toàn bộ sự tương tác của hình ảnh với ánh sáng, trở thành họa sĩ thực tế ảo tiên phong.

Sự kỳ diệu từ nụ cười của Mona Lisa là ở chỗ nó phản ứng với mọi điểm nhìn của người chiêm ngưỡng. Ngay cả khi đã quay mặt đi, nụ cười bí ẩn đầy khó hiểu vẫn đọng trong tâm trí.

*

Họa sĩ Giorgio Vasari (1511-1574) từng nói nguyên mẫu của Mona Lisa là Lisa del Giocondo, vợ của một thương gia buôn lụa. Để vẽ nàng, Leonardo da Vinci cho người múa hát làm Lisa vui, nhờ đó luôn giữ nụ cười.

“Kết quả”, Vasari khẳng định, “nụ cười mỉm là cách khiến hình tượng Lisa trở nên thần thánh hơn con người”. Ông tuyên bố Mona Lisa là sản phẩm của các kỹ năng siêu nhiên được ban tặng bởi Thiên Chúa.

Khác với tuyên bố của Vasari, nụ cười của Mona Lisa không dính dáng gì đến Thiên Chúa. Nó là sản phẩm của nhiều năm nỗ lực nghiên cứu giải phẫu và quang học của Leonardo da Vinci.

2. Chuẩn bị bảng gỗ

Trên tấm ván mỏng được xẻ từ giữa một thân cây dương, Leonardo phết một lớp chì trắng thay vì chỉ tráng hỗn hợp phấn và thuốc màu thông thường.

Ông biết rõ lớp lót này phản chiếu ánh sáng tốt hơn, từ đó tăng ấn tượng về độ sâu, độ sáng và độ thực. Một số tia sáng sẽ xuyên qua lớp sơn vẽ tới lớp sơn lót và phản xạ. Nó đánh lừa cặp mắt, khiến chúng ta cảm giác hình ảnh sống động như thật.

Giống như Jan van Eyck, họa sĩ Hà Lan thế kỷ 15, Leonardo da Vinci sử dụng men tráng có tỷ lệ thuốc màu trộn với dầu rất nhỏ.

Kỹ thuật của ông là phết lớp lót cực kỳ nhẹ nhàng, chậm rãi, liên tục bổ sung các lớp tiếp theo trong suốt nhiều tháng, thậm chí nhiều năm.

*

Bức họa Mona Lisa và Leonardo da Vinci

Nhờ sự kỳ công này, Leonardo tạo ảo giác hình ảnh ba chiều, cho thấy sự tinh tế của bóng và làm mờ các đường viền theo phong cách sfumato (cách vẽ sắc thái mờ hòa vào nhau). Nét vẽ của ông rất mỏng, nhiều lớp, nhiều nét riêng biệt mà mắt thường không phân biệt được.

Với bóng mờ hình thành khuôn mặt Mona Lisa, đặc biệt là xung quanh nụ cười của nàng, Leonardo da Vinci sử dụng hỗn hợp sắt và mangan để tạo sắc tố đen. Ông là họa sĩ đầu tiên dùng hai vật liệu này.

Theo một nghiên cứu sử dụng tia huỳnh quang X, độ dày của lớp men màu nâu trên má Mona Lisa chỉ từ 2-5 micromét, phần tối nhất vào khoảng 30 micromét. Nó được tán không đều để khiến cho nước da trông thực hơn.

3. Giải phẫu xác chết

Để hoàn thiện nụ cười của Mona Lisa, trong suốt nhiều năm, Leonardo da Vinci dành nhiều đêm trong nhà xác Bệnh viện Santa Maria Nuova.

Ông lột bỏ lớp da xác chết, tỉ mẩn nghiên cứu các cơ và gân. Leonardo da Vinci muốn biết nụ cười, trên phương diện sinh học, bắt đầu thế nào.

Ông phân tích mọi chuyển động có thể từ tất cả các thành phần của khuôn mặt, xác định tính năng kiểm soát cơ của mỗi sợi gân. Leonardo da Vinci cũng đặc biệt quan tâm não và hệ thần kinh, cách chúng chuyển đổi cảm xúc thành các cử động vật lý.

Trong các dây gân và cơ bắp, Leonardo da Vinci tập trung nhiều nhất và gân và cơ kiểm soát chuyển động môi.

*

Hình giải phẫu cơ mặt và cơ tay của Leonardo da Vinci

Việc tìm hiểu khá khó khăn vì cơ môi rất nhỏ, lại nhiều, bám sâu vào da. “Cơ môi trên người nhiều hơn trên các động vật khác”, Leonardo da Vinci chỉ ra. Dù vậy, ông vẫn mô tả các cơ mặt và dây gân với độ chính xác tuyệt vời.

Sau khi tìm hiểu, Leonardo da Vinci phác họa hình ảnh giải phẫu chi tiết. Cơ mặt, cơ cánh tay, cơ kiểm soát môi cũng như nhiều biểu hiện khác được thể hiện rõ nét qua hình vẽ.

Mỗi hình vẽ đều được Leonardo da Vinci cẩn thận chú giải. Ông cho thấy nụ cười được hình thành thế nào, vai trò của xương hàm, các bắp thịt và cơ xung quanh ra sao.

Nhờ sự tỉ mẩn của ông, không khó để nhận ra con đường mà cảm xúc chuyển biến thành biểu cảm trên nét mặt.

Xem thêm: Những Điều Cần Biết Về Thuốc Chữa Viêm Gan B Tốt Nhất Hiện Nay

Ông đặt tên “cơ bực dọc” là H, “cơ đau đớn, buồn bã” là P, cho biết những cơ này không chỉ di chuyển môi mà còn kéo theo hoạt động của lông mày, từ đó tạo nên nếp nhăn.

Leonardo da Vinci còn đối chiếu sự tức giận trên khuôn mặt người với khuôn mặt ngựa. Ông lưu ý chọn ngựa làm mẫu so sánh vì ngựa có cơ mặt lớn, tương tự với cơ mặt của đàn ông.

*

Hình giải phẫu cơ môi người và cơ môi ngựa của Leonardo

Có lẽ, ngoài Leonardo da Vinci, không họa sĩ nào từng phân tích giải phẫu cơ thể người, sau đó so sánh với ngựa!

Chuyến du hành vào thế giới giải phẫu cho phép Leonardo da Vinci đào sâu cơ chế sinh lý của người khi mỉm cười hoặc nhăn nhó.

Ông tập trung vào vai trò của các dây gân trong việc truyền động lực đến các cơ, đặt ra câu hỏi: Dây gân hộp sọ nào bắt đầu từ não và dây gân nào bắt đầu từ tủy sống?

Ông miêu tả các biểu hiện của giận dữ: “Lỗ mũi co rút, hình thành các đường rãnh ở mũi, nâng vòm môi trên để lộ răng”.

Sau khi có kết quả từ giải phẫu xác chết, Leonardo da Vinci thử nghiệm trên chính mình, quan sát chuyển động trên má, môi, cách cơ môi ảnh hưởng đến má.

Ông phát hiện chúng ta có thể cử động môi dưới riêng biệt nhưng không thể làm vậy với môi trên. Đây không phải khám phá gì to tát song đối với tác giả của Mona Lisa, nó là điều cực kỳ đáng chú ý.

*

Cận cảnh đôi môi Mona Lisa cho cảm giác nàng không cười

Các cử động của môi liên quan đến nhiều cơ khác nhau, bao gồm cả cơ trực tiếp lẫn cơ gián tiếp, Leonardo da Vinci khẳng định. Ông phác họa hình bán diện, môi bị bong vảy. Có thể nói Leonardo là người đầu tiên vẽ giải phẫu nụ cười.

Trên đầu bức họa giải phẫu môi là hình ảnh nụ cười mang tính chất nghệ thuật hơn là giải phẫu học. Nó là nụ cười mỉm quyến rũ, bí ẩn. Dưới môi dưới của nụ cười này là một số đường nhăn, cái mà chúng ta sẽ thấy ở Mona Lisa.

4. Kiến thức quang học

Các tia sáng không chỉ hội tụ tại một điểm duy nhất trong mắt mà bao trùm toàn bộ võng mạc. Khu vực trung tâm của võng mạc, tức đồng tử, có khả năng nhìn thấy các chi tiết nhỏ nhất.

Nếu chúng ta nhìn thẳng vào một đối tượng, chúng ta sẽ thấy đối tượng rõ nét hơn. Nếu chỉ nhìn mà không tập trung, hình ảnh trở nên mờ nhạt.

Với lập luận này, Leonardo da Vinci muốn tạo nên một nụ cười mà mức độ tập trung của cái nhìn sẽ đem lại những ấn tượng khác.

Góc miệng của Mona Lisa mơ hồ giống hình phác họa nụ cười trong bức tranh vẽ giải phẫu cơ môi của Leonardo da Vinci.

Nếu nhìn thẳng vào đôi môi này, mắt bạn sẽ nắm bắt mọi chi tiết, kể cả những chấm phá nhỏ nhất, thấy Mona Lisa hình như không phải đang cười.

Tuy nhiên, khi nhìn đôi mắt, cặp má hoặc phần nào đó trên khuôn mặt Mona Lisa, bạn lại thấy nàng cười. Những nét nhỏ ở góc miệng không được rõ ràng, nhưng, bạn sẽ thấy bóng mờ ở khóe môi. Hiệu ứng bóng ở hai bên mép khiến chúng ta có ảo giác đôi môi nàng sắp nở ra nụ cười rạng ngời nhất.

Theo Margaret Livingstone, chuyên gia khoa học thần kinh, nụ cười rõ nét này rõ ràng hơn nhiều so với các hình ảnh tần số thấp, càng rõ ràng hơn so với hình ảnh tần số cao.

Vì vậy, nếu nhìn vào các bộ phận khác hoặc tay Mona Lisa, ấn tượng của bạn về đôi môi sẽ bị chi phối bởi tần số thấp. Nhờ đó, bạn có cảm giác Mona Lisa dường như tươi vui hơn.

5. Vẫn khó nắm bắt

Nhận thức cuối cùng của Leonardo da Vinci về bản chất con người là “không thể nắm bắt”. Nụ cười của Mona Lisa biểu hiện xuất sắc điều này. Cảm xúc bên ngoài không cho thấy nội tâm. Chúng ta không bao giờ có thể hiểu tường tận cảm giác của ai đó. Họ sẽ luôn có phần sfumato, là một tấm màn bí ẩn.

Leonardo da Vinci từng viết và thuyết trình bài diễn văn giải thích tại sao Mona Lisa nên được xem là tác phẩm nổi bật nhất trong mọi hình thức nghệ thuật, hơn cả thơ ca, điêu khắc, lịch sử.

Ông lập luận các họa sĩ luôn thể hiện nhiều hơn là mô tả thực tế. Họ kết hợp quan sát với trí tưởng tượng, vượt tầm thực tế. Tranh vẽ không chỉ bao quát tự nhiên mà còn bao quát cả những vô hạn mà tự nhiên không thể tạo ra.

Leonardo da Vinci dựa vào kinh nghiệm thực tiễn nhưng cũng đam mê viễn tưởng. Ông thưởng thức vẻ đẹp bằng cả trí tưởng tượng bay bổng của một họa sĩ thiên tài.

Đứng giữa giao lộ giữa khoa học và nghệ thuật, tài năng của Leonardo da Vinci thỏa sức khiêu vũ, đôi khi lại nhảy vọt lên, tách biệt hoàn toàn khỏi thực tại.

Mona Lisa không chỉ là nghệ thuật, mà còn là khoa học. Trong suốt 16 năm miệt mài, nó là sự tích lũy tài năng, trí tuệ của Leonardo, thể hiện mối liên hệ giữa chúng ta với thế giới.

*

Vitruvian Man, một trong những bức họa phổ biến của Leonardo

Giống như Vitruvian Man đứng trên hình vuông trái đất và đường tròn thiên đường, Mona Lisa là nhận thức sâu sắc của Leonardo da Vinci về bản chất con người. Nụ cười của nàng chứa đựng sự khôn ngoan bất biến của nhân loại, bất chấp tuổi tác.

Nó trở nên nổi tiếng không chỉ bởi tài nghệ đỉnh cao của họa sĩ mà còn vì người chiêm ngưỡng có thể cảm nhận được cả cảm xúc của đối tượng được họa thành tranh lẫn cảm xúc riêng mình.

Xem thêm: Cách Ngâm Và Sử Dụng Rượu Bìm Bịp Có Tác Dụng Gì, Cách Ngâm Và Sử Dụng Rượu Bìm Bịp

Với tất cả học giả, nhà phê bình, người nghiên cứu bỏ công sức và thời gian tìm hiểu về bức họa Mona Lisa, khám phá trên mọi lĩnh vực quang học, giải phẫu, công nghệ, vũ trụ… Mona Lisa đều đáp lại bằng nụ cười.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *