Mặc dù chưa thực sự bước vào mùa hè, song khi mùa hè thực sự tới, nó mang theo những đợt nắng nóng gay gắt, gây cảm giác khó chịu, chán ăn và mệt mỏi. Ăn gì để cho mát mà vẫn bổ dưỡng trở thành bài toán được đặt ra hàng ngày cho những người nội trợ. Thực tế, món ăn cho mùa hè không thiếu, nhưng công dụng thực sự và cách sử dụng nó không phải ai cũng biết.
Đang xem: Mùa hè nên ăn gì cho mát
Ăn gì cho mát ngày hè
Hệ quả từ nắng nóng
Những ngày nắng quả thực là cực hình với sự chịu đựng của cơ thể con người. Không những phải đối mặt với ảnh hưởng của tia cực tím-loại tia có sức đâm xuyên cao, làm rối loạn hô hấp và tim mạch, gây ra tình trạng say nắng, cơ thể còn phải thường xuyên bài tiết chống lại sự oi bức. Khi nhiệt độ cơ thể và môi trường tăng cao, nhịp tim, hô hấp đều tăng, mồ hôi tiết ra nhiều khiến dưỡng chất của cơ thể mất đi trầm trọng.
Nhu cầu tự nhiên để tự bảo vệ cơ thể trong ngày nắng là uống thật nhiều nước. Nhưng mồ hôi ra không những làm cho cơ thể mất nước mà còn mất đi một lượng đáng kể các loại muối khoáng khác. Vì vậy, nếu uống nước thông thường thì chỉ bù được nước chứ không bù được lượng muối khoáng đã mất. Muối khoáng cũng như các vitamin cần thiết chỉ được hấp thụ lại thông qua thức ăn và các đồ uống từ hoa quả. Thật nguy hiểm nếu trong những ngày nắng nóng không biết cách ăn uống để khắc phục điều đó. Không ít người cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, thậm chí là bị say nắng do không cung cấp đầy đủ dưỡng chất và sức đề kháng cho cơ thể.
Nêm gia vị cho ngày nắng
Có rất nhiều người không để ý rằng, tối kị nhất với thời tiết nắng nóng là những thức ăn giàu năng lượng, nhất là dầu mỡ và đường bột vì chúng càng làm cơ thể nóng hơn. Nên tránh hoặc hạn chế dùng các thực phẩm như thịt dê, thịt chó, thịt hoẵng, thịt chim sẻ, long nhãn, vải, hẹ, hành tây, hạt tiêu, nhục quế, gừng, đại hồi, lạc rang, rượu trắng… Các món lên namlimquangnam.netn như: cà pháo muối, kim chi, dưa muối cũng không nên ăn nhiều. Thay vào đó, người nội trợ cần chăm sóc cả gia đình bằng cách tăng cường ăn hoa quả và uống nhiều nước. Một người bình thường uống 1,5 lít nước/ngày, nhưng vào mùa nóng phải uống gấp 2 lần con số ấy. Ngoài ra, ưu tiên số một khi chọn trái cây để bổ sung khoáng chất và làm mát là những loại có chứa nhiều vitamin C như: dưa hấu, cam, thanh long, táo, cà chua… Các loại quả này có thể ăn trực tiếp, ép lấy nước uống hoặc làm sinh tố đều rất tốt.
Theo GS.TS Dương Trọng Hiếu – chủ nhiệm Ðông phương y quán, các loại thực phẩm nhẹ và dễ tiêu hóa để loại bỏ nhiệt bên trong và bổ sung nước cho cơ thể thường được lựa chọn theo ba nhóm:
Nhóm thứ 1: Bao gồm cá, thịt nạc, trứng, sữa và các sản phẩm đậu nành… là những loại thực phẩm chứa hàm lượng protein cao. Thời tiết nóng nực, protein trong cơ thể con người có thể tiêu thụ nhiều. Vì vậy, nó là cần thiết đối với bạn để bổ sung đầy đủ protein trong mùa nóng.
Nhóm thứ 2: Các loại cháo. Vào mùa nóng, bạn có thể ăn cháo đậu xanh, cháo đậu đen, vừng…. Ðây là những thực phẩm cung cấp nước và giải nhiệt rất tốt cho cơ thể.
Nhóm thứ 3: Bao gồm hầu hết các loại rau tươi và trái cây có chứa nước và vitamin dồi dào. Nên ăn nhiều các loại rau củ quả giàu kali gồm: rau má, cà chua, mồng tơi, rau đay, diếp cá, cải xoong…. Trung bình mỗi ngày một người nên ăn ít nhất 200g trái cây và 300g rau xanh. Tuy nhiên, một số loại hoa quả có chứa nhiều đường như: mít, vải, nhãn, xoài… thì nên hạn chế.
Một lưu ý khác cực kì quan trọng nhưng khá nhiều người mắc phải. Khi đi ngoài trời nắng hoặc mệt mỏi, con người thường có thói quen ăn kem hoặc uống nước ngọt để hạ nhiệt cơ thể nhanh. Thực tế, đây là một thói quen không tốt. Ăn kem có thể làm giảm nhiệt độ của dạ dày và ruột gây ra tiêu chảy và đau bụng. Uống nước ngọt có thể bị tổn thương lá lách và dạ dày, giảm sự thèm ăn và làm ảnh hưởng tới các chức năng của dạ dày và ruột. Vì vậy, trong mùa nóng có thể uống nước ép trái cây và nước lọc thay vì nước ngọt để bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết và cải thiện sức khỏe của cơ thể.
Cẩm nang thực phẩm đối phó với mùa hè
Ăn gì là tốt nhất trong ngày hè? Dưới đây là một vài gợi ý cho những người nội trợ.
Có nhiều món ăn, vừa bổ dưỡng, vừa mát, cung cấp nước và vitamin cần thiết để đối phó với nắng nóng. Người xưa đã có câu:
“Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”
Có lẽ hiện tại, chẳng ai dùng râu tôm và ruột bầu nữa, nhưng canh bầu nấu tôm vẫn là một trong những món ăn tuyệt vời của mùa hè. Tôm chứa rất nhiều vitamin, muối khoáng với đầy đủ dinh dưỡng, cộng với lượng nước và vitamin từ quả bầu, giúp cơ thể cân bằng về nhiệt, khiến cơ thể có cảm giác ăn ngon, bù lại lượng nước và muối khoáng đã mất . Tương tự, các loại canh nấu cùng hến, trai-những thực phẩm có tính hàn cao-có tác dụng cân bằng âm dương, khiến cơ thể mát và đầy sức sống.
Canh chua cũng là lựa chọn số một của những người nội trợ trong mùa nóng. Trước bữa ăn, nên uống một bát canh chua. Axit trong canh chua giúp cho namlimquangnam.netn tiêu hóa được kích thích gây cảm giác thèm ăn, khiến bữa ăn trở nên ngon hơn. Nước nội sinh được tiết ra bù lại lượng nước đã mất trong quá trình bài tiết của cơ thể. Chất axit trong canh chua còn có khả năng ức chế vi khuẩn có thể giết chết vi khuẩn S. pyogenes (hay còn được gọi là vi khuẩn liên cầu tiêu huyết beta nhóm A) trong thời gian ngắn. Nó còn có tác dụng phòng ngừa những bệnh truyền nhiễm đường ruột như thương hàn, kiết lỵ… Mùa hè, cơ thể dễ mệt mỏi, khó chịu, nhưng ăn canh chua hoặc dấm chua đều có thể nhanh chóng làm giảm mệt mỏi, duy trì năng lượng.
Không chỉ các món canh, loại rau tốt nhất để đối phó với mùa hè chính là mướp đắng. Nhiệt độ cao thường khiến nhiều người có cảm giác uể oải, mệt mỏi, tức ngực, chóng mặt, chán ăn, sụt cân. Lúc này, ăn những món rau có vị đắng sẽ tốt cho sức khỏe. Bởi vì thực phẩm vị đắng giàu bazơ tự nhiên, axit amin, các chất đắng, vitamin và khoáng chất có tác dụng tiêu nóng, giải nhiệt, giảm mệt mỏi, nâng cao tinh thần và bảo vệ dạ dày. Các món như mướp đắng, rau đắng, cần tây, bách hợp, hạt sen chính là lựa chọn thông minh trong mỗi bữa ăn.
Một bữa ăn không thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất nếu thiếu thịt. Mặc dù mùa hè nên hạn chế ăn các loại thịt để tránh nóng, song dựa vào phương pháp chế biến và loại gia cầm, chúng ta vẫn có thể giảm thiểu tối đa hạn chế đó và ăn theo sở thích. Ưu tiên lớn nhất là thịt vịt. Thịt vịt không chỉ giàu các dưỡng chất như protein, sắt cần thiết cho con người mỗi ngày mà còn có thể phòng ngừa và chữa bệnh. Ngoài ra, vịt thuộc loại thủy cầm, nên tính lạnh, đặc biệt thích hợp với những người đang bị nóng trong người.
Thực tế cho thấy, việc ăn nhiều hoa quả là biện pháp tích cực để bổ sung nước và khoáng. Bên cạnh đó, chúng ta không thể rời xa các loại đồ uống. Song lựa chọn hàng đầu không phải là đồ uống lạnh, cũng không phải là bia hay cà phê mà là trà nóng bình thường. Ðây là phương án vừa an toàn, hiệu quả mà lại tiết kiệm. Trong lá trà rất giàu kali, vừa giải khát vừa giảm mệt mỏi. Theo thí nghiệm của các chuyên gia Anh, khả năng giải nhiệt của trà nóng có thể còn vượt xa các sản phẩm đồ uống lạnh, đó là lựa chọn thích hợp nhất trong các loại đồ uống giải khát.
Thời tiết mùa hè nóng bức khiến cơ thể mệt mỏi và dễ mắc bệnh hơn. Nhưng chỉ cần chú ý một chút trong chuyện ăn uống là bạn đã có thể bảo vệ sức khỏe của mình và những người trong gia đình. Việc thay đổi món và cách chế biến thường xuyên cũng như hạn chế đồ rán, xào trong ngày hè sẽ khiến cơ thể khỏe khoắn và thèm ăn hơn rất nhiều. Thích nghi với thời tiết chính là chìa khóa của một người nội trợ giỏi.
Mùa hè, ăn gì uống gì để mát gan, đẹp da?
Nhờ thường xuyên áp dụng cách bà ngoại dạy, da tôi căng mọng, hết sạch mụn, mát gan, cơ thể không bị bốc hỏa nữa…
Năm nào cũng vậy, mùa hè đến thì cùng với không khí nóng bức, tôi cũng mắc không biết cơ man nào là bệnh tật! Đầu tiên phải kể đến là việc làn da của tôi nổi loạn thực sự, mụn mọc khắp cơ thể, da dẻ lúc nào cũng nhớp nháp mồ hôi.
Cùng với nó là cảm giác ngứa khắp người! Chính vì vậy mà tính nết của tôi cũng thay đổi hẳn. Mẹ gọi tôi là mắm tôm cũng bởi vì hễ có người động vào mình là tôi lại gào thét, dễ nổi quạu vô cùng.
Ra hàng thuốc, ngoài các loại thuốc chữa mụn mà tôi thấy loại nào cũng càng uống càng thêm vô vọng vì mụn nhiều không xuể, thì các cô dược sĩ kê cho tôi rất nhiều các loại thuốc bổ thận mát gan.
Khổ tôi, uống mãi cũng không thấy khỏi hẳn được….
Hè năm nay tôi về quê, cái nắng ruộng đồng còn gay gắt hơn ở thành phố. Tôi sợ nhà quê không có điều hòa mát mẻ, bệnh mùa hè của tôi lại càng trầm trọng. Tuy vậy, tôi đã nhầm…
Nhờ thường xuyên áp dụng cách bà ngoại dạy, da tôi căng mọng, hết sạch mụn, mát gan, cơ thể không bị bốc hỏa nữa…Ảnh minh họa |
Quê ngoại tôi ở gần chân núi Ba Vì Hà Nội, xung quanh là rừng cây, gió hè rất mát. Ở nhà, ngoại nói, cách ăn uống của người thành phố rất độc hại, vậy nên con người mới không được khỏe.
Vì vậy, thay bằng những món ăn nhanh và đồ chiên nhiều dầu mỡ, ngoại thiết đãi chị em tôi bằng những món ăn quê bình dị mát mẻ như bí xanh luộc, canh hến, canh trai.
Mỗi sáng tôi được uống một cốc sữa dê ngon lành, sữa dê tươi rất tốt cho làn da. Đồ ăn thì dân dã nhưng rất sạch. Ngoại cũng cấm tôi ăn hoa quả nóng như vải nhãn xoài, còn dứa, thanh long, sữa chua… thì ngoại khuyến khích tôi ăn.
Xem thêm: Thời Điểm Nên Uống Mật Ong Vào Lúc Nào Là Tốt Nhất Chưa? Lợi Ích Khi Uống Nước Ấm Pha Mật Ong
Ngoài ra, tôi phải đi ngủ sớm, dậy sớm, không trang điểm, sinh hoạt điều độ, tập thể dục mỗi ngày vào buổi chiều.
Bí mật giúp gan khỏe hơn là việc ngoại đun nước lá cho tôi uống mỗi ngày. Hôm thì là nước lá vối, hôm là nước quả La Hán, hôm là nước hoa A-ti-sô… vừa ngon vừa bổ.
Cứ như vậy, 2 tuần trôi qua, tôi hết hẳn mụn, làn da đẹp hơn rất nhiều, tính tình cũng dễ chịu hơn. Vì thế mà tôi thích ở nhà ngoại hơn là trở về thành phố!
Hè này, mọi người cũng nên học cách ăn gì uống gì của ngoại tôi để giúp sức khỏe của mình tốt hơn nhé!
Tham khảo một số thực phẩm mát bổ ngày nóngBí đao là món ăn rất tốt trong mùa nóng bởi nó tính mát, giúp thanh nhiệt, giảm tác hại của nắng nóng, sinh tân dịch. Có thể nấu canh hoặc ép lấy nước uống.
Theo dinh dưỡng học cổ truyền, mùa hè thuộc hành hỏa, dễ làm hao thương dương khí. Quá trình chuyển hóa thay cũ đổi mới diễn ra rất mạnh mẽ, cơ thể mất nhiều tân dịch do bài tiết mồ hôi. Nên ưu tiên những thực phẩm làm mát sau:
Dưa hấu: Vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt giải nóng, trừ phiền chỉ khát rất tốt. Vỏ quả dưa hấu, còn gọi là tây qua bì, cũng là một vị thuốc có công dụng thanh nhiệt, dùng dưới dạng sắc, hãm uống thay trà hoặc chế thành các món gỏi ăn khá ngon.
Đậu xanh: Vị ngọt, tính mát, thanh nhiệt giải độc, tiêu nắng nóng. Dùng dưới dạng cháo, chè hoặc giá đỗ.
Đậu ván trắng: Vị ngọt, tính bình, kiện tỳ ích khí, là loại thực phẩm đặc biệt tốt cho những tháng cuối mùa hạ và đầu mùa thu. Nhà y học Lý Thời Trân cho rằng đậu này có thể cầm tiêu chảy, thanh nhiệt, làm ấm tỳ vị, trừ thấp nhiệt và làm hết chứng tiêu khát.
Mướp đắng: Vị đắng, tính hàn, có công dụng giải nhiệt, dùng làm đồ ăn thức uống vào mùa hè rất tốt. Người ta thường dùng mướp đắng dưới dạng ăn sống, luộc, xào với trứng, nhồi thịt băm hoặc thái phiến, phơi khô, hãm uống thay trà.
Bầu: Vị ngọt, tính bình, có công dụng thanh nhiệt, lợi niệu, giải khát. Canh bầu nấu với tôm là một món ăn dân dã nhưng lại có công dụng giải nhiệt và bồi bổ rất tốt.
Dưa chuột: Vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, sinh tân chỉ khát, lợi tiểu tiện, là một trong những loại quả được dùng rất phổ biến ở nhiều nơi trong mùa hè dưới dạng ăn sống, làm nộm, chế thành dưa góp hoặc dưa muối cả quả (loại dưa chuột bao tử). Dưa chuột còn có thể xào với một số loại thịt thành những món ăn khá hấp dẫn.
Củ đậu (củ sắn): Vị ngọt, tính mát, có công dụng giải nhiệt, sinh tân chỉ khát, giải rượu rất tốt. Người ta thường dùng củ đậu để ăn sống, làm gỏi, nấu canh, xào với thịt hoặc rửa sạch rồi ép lấy nước uống giải khát.
Mã thầy: Vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt, dùng ăn sống hoặc ép lấy nước giải khát rất tốt, đồng thời có tác dụng dự phòng tích cực một số bệnh lý viêm nhiệt mùa hè như viêm họng, viêm amiđan, viêm phế quản, viêm phổi, viêm môi, miệng, viêm dạ dày, ruột…
Rau dền: Vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, bổ khí trừ phiền, hoạt thai, lợi đại tiểu tràng. Đây là loại rau chứa rất nhiều chất khoáng cần cho quá trình sinh trưởng, phát dục của thanh thiếu niên.
Rau cần: Vị ngọt mặn, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt lợi niệu, là loại rau lý tưởng trong mùa hè cho những người bị vữa xơ động mạch, cao huyết áp và bệnh lý tuyến giáp trạng.
Ngó sen: Dân gian thường dùng ngó sen dưới dạng sắc uống thay trà, làm gỏi hoặc rửa sạch rồi ép lấy nước uống.
Nấm rơm: Vị ngọt, tính hàn, có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều chất đạm, sinh tố C và các acid amin rất cần thiết cho cơ thể, có công dụng bồi bổ và thanh nhiệt tiêu thử. Đây là thực phẩm lý tưởng trong mùa hè cho những người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu và các bệnh lý gan mật.
Mía: Vị ngọt, tính lạnh, dùng rất tốt trong mùa hè để phòng chống các chứng viêm nhiệt có biểu hiện miệng khô, họng khát, sốt cao mất nước, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện táo…
Lê: Cổ nhân mệnh danh quả lê là Thiên sinh cam lộ ẩm, nghĩa là có tác dụng như một bài thuốc cổ có tên là Cam lộ ẩm.
Quả dâu: Quả dâu vị ngọt, tính hàn mà bổ huyết trừ nhiệt, là vị thuốc bổ huyết ích âm. Đây là một loại quả nên dùng nhiều trong mùa hè dưới dạng sirô dâu làm nước giải khát, trà dâu hoặc chế thành mứt dâu.
Nho: Là một trong những loại quả chứa rất nhiều nước, có khả năng thanh nhiệt, trừ phiền, giải khát trong mùa hè rất tốt.
Chanh: Dùng rất tốt trong mùa hè cho những người hay bị rối loạn tiêu hóa, chán ăn mệt mỏi, họng khô miệng khát, dễ bị nôn nấc, phụ nữ có thai hoặc thai động không yên.
Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Mát Xa Đầu Khi Bị Đau Đầu Hiệu Quả, Massage Giảm Đau Đầu Tức Thì
Nên tránh hoặc hạn chế dùng các thực phẩm như thịt dê, thịt chó, thịt hoẵng, thịt chim sẻ, long nhãn, vải, hẹ, hành tây, hạt tiêu, nhục quế, gừng, đại hồi, lạc rang, rượu trắng…Thực đơn món ăn mùa hè ngon mát và đơn giản dễ làmSau khi bị sốt nên ăn gì để tốt cho sức khỏe?Ăn hoa quả gì tốt cho sức khỏeMua hè bà bầu nên mặc gì cho thoải máiBà bầu có nên ăn dưa hấu?(St)