Mô hình kiến trúc là một công cụ hữu ích trong môi trường giảng dạy và học kiến trúc.

Đang xem: Mô hình kiến trúc bằng giấy

Trong khuôn khổ đồ án môn học, phần lớn sinh viên vẫn đang còn lầm tưởng mô hình kiến trúc là bước cuối cùng để thể hiện chi tiết và đầy đủ phương án thiết kế của mình. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong số những cách thức mà mô hình kiến trúc có thể được sử dụng.

Sau đây là một vài kinh nghiệm làm mô hình kiến trúc mà sinh viên cần tham khảo

Lên kế hoạch cho mô hình kiến trúc

Bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất đối với bất kỳ dự định làm mô hình kiến trúc nào đó là thiết lập một mục tiêu rõ ràng. Làm mô hình cho cái gì, mục đích của mô hình là gì, những gì mô hình cần phải truyền tải thông tin ? Rất ít người có đủ tiền và các nguồn vật liệu làm mô hình để làm một mô hình thể hiện đầy đủ mọi thứ cho một dự án. Do đó cần chọn một khía cạnh nào đó của thiết kế mà mô hình có thể thể hiện tốt nhất.

Ngay từ bước lên ý tưởng đồ án, một mô hình kiến trúc đơn sắc có thể thể hiện hình khối tổng thể và bố cục mặt bằng cho thiết kế và làm thế nào để thiết kế đó đặt vào bên trong bối cảnh chung của nó, điều này sẽ đập ngay vào mắt người xem sự hiểu biết tổng thể ngay cho đồ án, thể hiện được một bố cục tổng thể của một mặt bằng, một thiết kế trong một bối cảnh nhất định. Các yếu tố như màu sắc, các chi tiêt vật liệu làm mô hình có thể giải thích thông qua bản vẽ bổ xung, mảng màu, hình ảnh,…

*

Ý tưởng thiết kế cũng có thể phát sinh trong quá trình làm việc với những module hình khối cơ bản.

*

Dựng mô hình cùng với quá trình phát triển và hoàn thiện ý tưởng đồ án là cách trực quan nhất để quan sát và cảm nhận cùng lúc ba chiều không gian.

Những sơ đồ ý tưởng được thể hiện dưới dạng mô hình kiến trúc.

*

Một cách tiếp cận khác là để cho bản vẽ hiển thị bối cảnh tổng quan chung của dự án và sử dụng một mô hình kiến trúc để minh họa một trong số những khía cạnh chi tiết. ( một điểm nhấn trên mặt đứng hay mô hình mặt cắt để hình dung các cấu trúc không gian bên trong)

*

Trong suốt quá trình làm đồ án kiến trúc, mô hình giúp sinh viên cụ thể hóa, hiểu rõ và hoàn toàn có thể kiểm soát phương án thiết kế của mình. Do đó để đạt dược kết quả tốt nhất, mô hình phải được thay đổi, chỉnh sửa, thể hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau trong suốt quá trình làm đồ án.

*

Điều quan trọng nhất khi làm đồ án kiến trúc là phải hiểu và xác định rõ ràng làm mô hình để làm gì và thông điệp muốn truyền tải thông qua mô hình là gì hơn là một sản phẩm chỉnh chu sau cùng.

Mô hình kiến trúc nên chọn tỉ lệ thế nào

Khi đã có quyết định mô hình của mình cần minh họa những gì, bước kế tiếp khá quan trọng là tính toán kỹ lưỡng diện tích của khu vực làm mô hình và mình muốn trình bày chi tiết đến mức nào để cho ra một tỉ lệ thích hợp cho mô hình.

Nếu mục đích của mô hình chỉ là để trình bày chính công trình thì bạn có thể xem xét tỉ lệ 1:200 hoặc thậm chí tỉ lệ 1:100. Ở các tỉ lệ này bạn có thể hiển thị các cửa sổ, cửa đi, ban công…Tuy nhiên, nếu mục đích của bạn là để minh họa cho một khu vực cụ thể hoặc yếu tố chi tiết của công trình bạn cũng có thể cần phải tiến đến cái to hơn một lần nữa, tỉ lệ 1:50 quy mô hoặc thậm chí ở tỉ lệ 1:20.

Xem thêm: Sự Thật 'Chết Người' Về Thần Dược Cao Hổ Cốt Bao Nhiêu Tiền 1 Lạng ?

Bất kể mục đích của mô hình của bạn là gì, có thể hiểu được rằng tỉ lệ sẽ cho phép bạn làm việc thực dụng, các lựa chọn khả thi cho đồ án cụ thể của bạn.

Phương pháp làm mô hình kiến trúc và vật liệu

Trước tiên phải biết khả năng của mình, có thể làm được gì với khoảng thời gian, không gian, vật liệu và phương tiện mà mình có sãn. Không nên cố gắng làm một mô hình quá chi tiết mà mình biết sẽ không hoàn thành được. Rất nhiều trường hợp sinh viên đã không hoàn thành mô hình kiến trúc của mình, đơn giản là do họ quá chăm chuốt và cố gắng trình bày quá nhiều dẫn đến tiêu tốn quá nhiều thời gian, công sức và tiền bạc khiến cho những phần quan trọng khác của kế hoạch phải hoàn thành một cách vội vã hoặc không làm một chút nào.

Điều ở đây muốn nói sinh viên là phải có được sự cân bằng hợp lý để tập trung thực hiện và trình bầy tổng thể một cách đầy đủ.

Về màu sắc, nếu như đủ tự tin về cách phối màu cho mô hình hay đó là một phần sống động của những gì mà mô hình của bạn đang cố gắng để trình bày. Còn không thì nên để cho mọi thứ đều là đơn sắc(Ví dụ: trắng, có thể trông rất kiến trúc, phong cách và an toàn cho bài trình bày của mình, vì việc sử dụng màu sắc không khéo và linh hoạt có thể khiến mô hình trở nên tồi tệ hơn.

Mô hình kiến trúc của bạn phải luôn trình bày trên một chân nền tốt, vững chắc và góc cạnh vuông vức điều này có thể cải thiện được vẽ bề ngoài cho mô hình của mình.

Vật liệu làm mô hình nên chọn những vật liệu mềm, dễ cắt như bìa hoặc xốp, những gì tương tự thông dụng có thể tại những cửa hàng như gỗ balsa, gỗ bồ đề, dao, kéo,.. Nếu như không muốn động vào máy móc.

Nếu muốn đạt được một sự hòan thiện cho mô hình của mình thì những đường cắt nên cố gắng cắt vuông vắn, tỉ mĩ cho từng khâu làm việc vì khi một giai đoạn sai sẽ kéo theo những giai đoạn sai theo.

Để anh toàn và đẹp khi cắt, nên cẩn thận cắt bằng vài đường cắt cho dù dao bạn cắt có tốt đến đâu.

Xem thêm: Hải Dương: Xôn Xao Clip Sex Học Sinh Lớp 10 Hải Dương : Xin Cưới Để

Điều cuối là dùng mọi khả năng có thể để tìm kiếm loại vật liệu cần thiết cho mô hình của mình bởi vì một vài vật liệu sẽ rất khó khăn để tìm thấy trên thị trường.

Hãy nhớ những điều trên đây để rút ngắn khoản thời gian cho đồ án hoặc những dự án mô hình của mình. Chúc may mắn !

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *