Những lớp học với phần lớn học sinh là trẻ trai không còn là chuyện hiếm ở nhiều địa phương. Ảnh: NAM SƯƠNG
Nếu xét về tỷ số giới tính nói chung (tổng số nam giới trên 100 nữ giới) thì hiện tại, nam giới ở nước ta vẫn ít hơn nữ giới, do tác động của chiến tranh. Tuy nhiên, nếu xét về tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) – được tính bằng số trẻ em trai được sinh ra trên 100 trẻ em gái – thì những năm gần đây ở nước ta đã diễn ra thực trạng mất cân bằng nghiêm trọng, dự báo những hệ lụy khôn lường, tác động tiêu cực đến đời sống xã hội trong tương lai.

“Tỷ số nóng” và những đặc thù ở Việt Nam

Thực trạng mất cân bằng TSGTKS ở Việt Nam thật sự nóng lên từ năm 2006. Mặc dù khởi đầu muộn hơn các nước trong khu vực châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Ðộ khoảng 20 năm nhưng tốc độ gia tăng TSGTKS ở Việt Nam nhanh hơn rất nhiều. Bình quân tốc độ gia tăng TSGTKS hằng năm của các nước trên đây chỉ từ 0,4% đến 0,5%, nhưng ở Việt Nam ngay từ những năm đầu tiên xuất hiện thực trạng này, tốc độ gia tăng TSGTKS đã lên cao bất thường, từ 1% đến 1,5%. Quy luật gia tăng TSGTKS ở Việt Nam cũng giống các nước khác, đó là xuất hiện vào giai đoạn xã hội nở rộ các dịch vụ siêu âm, mở rộng các dịch vụ hành nghề y tế tư nhân và thuận tiện, dễ dàng trong nạo phá thai.

Đang xem: Mất cân bằng giới ở việt nam

Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam có những nét đặc thù khác với các nước trong khu vực, đó là ở Việt Nam hiện tượng này cao ngay từ lần sinh đầu tiên, chứng tỏ các bà mẹ đã chọn lọc giới tính ngay từ lần sinh đầu. Ðặc biệt, tình trạng mất cân bằng TSGTKS diễn ra nghiêm trọng nhất ở nhóm kinh tế khá giả. Trong khi ở nhóm nghèo nhất (chiếm khoảng 20% dân số) TSGTKS ở mức bình thường là 105,2 thì ở nhóm trung bình, nhóm giàu và nhóm giàu nhất tình trạng mất cân bằng TSGTKS lại rất nặng nề. Cụ thể, TSGTKS ở nhóm giàu là 111,7 và ở nhóm giàu nhất là 112,9. TSGTKS thấp nhất ở nhóm phụ nữ không biết chữ (107) và tăng dần theo trình độ học vấn, lên đến 114 ở nhóm các bà mẹ có trình độ cao đẳng trở lên. Những phụ nữ có trình độ học vấn cao biết chủ động sử dụng các biện pháp tránh thai và điều chỉnh số con mong muốn; những phụ nữ này thường lại có điều kiện kinh tế tốt hơn để có thể chi trả dịch vụ lựa chọn giới tính trước sinh và họ thỏa mãn được cả hai mục tiêu: quy mô gia đình nhỏ và có con trai.

Có ba nhóm nguyên nhân cốt lõi của việc gia tăng TSGTKS, đó là tâm lý ưa thích con trai trong xã hội; ảnh hưởng từ giảm sinh và tác động của các yếu tố kinh tế, phúc lợi xã hội; Sự phát triển của các dịch vụ y tế hiện đại, các điều kiện chẩn đoán giới tính trước sinh và phá thai chọn lọc giới tính.

Tâm lý ưa thích con trai dẫn đến nhu cầu lựa chọn giới tính trước sinh là hiện tượng phức tạp, tổng hợp các quan niệm truyền thống kế thừa từ quá khứ và các giá trị xã hội hiện đại phát sinh từ những chuyển đổi gần đây trong xã hội. Việt Nam cũng như một số nước châu Á, bị ảnh hưởng lớn bởi tư tưởng Nho giáo truyền thống với quan niệm con trai nối dõi tông đường,… đã làm cho tâm lý ưa thích con trai trở nên mãnh liệt. Quan niệm “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi cá nhân, các cặp vợ chồng, gia đình và dòng họ.

Áp lực giảm sinh với khuyến cáo mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1-2 con cũng là nguyên nhân gián tiếp tác động đến thực trạng này. Ðể sinh ít con mà vẫn đảm bảo có con trai như mong muốn, các cặp vợ chồng không thể áp dụng “quy luật dừng” là sinh đến khi nào có con trai mới thôi, nên họ đã sử dụng các dịch vụ lựa chọn giới tính trước sinh nhằm đáp ứng được cả hai mục tiêu nói trên. Bên cạnh các chính sách ưu tiên đối với nữ giới chưa thật thỏa đáng thì chế độ an sinh xã hội hiện nay chưa bảo đảm, 70% dân số nước ta còn sống ở nông thôn, hầu hết không có lương hưu khi về già, rất cần sự chăm sóc, phụng dưỡng của con cái mà theo quan niệm của xã hội hiện nay, trách nhiệm đó chủ yếu thuộc về con trai, vì thế họ sẽ cảm thấy bất an khi chưa có con trai, bởi con trai là “giá trị bảo hiểm cho tuổi già”.

Hệ lụy sâu sắc

Việc lựa chọn giới tính trước sinh phản ánh tình trạng bất bình đẳng giới sâu sắc. Việc gia tăng TSGTKS không những không cải thiện được vị thế của người phụ nữ mà thậm chí còn làm gia tăng thêm sự bất bình đẳng giới như: nhiều phụ nữ phải kết hôn sớm hơn, tỷ lệ ly hôn và tái hôn của phụ nữ sẽ tăng cao, tình trạng bạo hành giới, mua dâm, mua bán phụ nữ sẽ gia tăng,… Vì thế TSGTKS được coi là một trong những chỉ báo quan trọng để đánh giá mức độ bình đẳng giới.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng lưu ý các nhà lập chính sách về các hệ lụy trong tương lai của tình trạng mất cân bằng giới tính. Rõ ràng là tình trạng thiếu hụt số trẻ em gái gần đây sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt phụ nữ ở tất cả các nhóm tuổi trong tương lai. Cấu trúc dân số trong những thập kỷ tới sẽ mang dấu ấn của việc lựa chọn giới tính hiện tại, tạo nên một tình trạng nhân khẩu – xã hội chưa từng có tiền lệ với quy mô dân số nam vượt trội trong một thời gian dài. Theo các nhà khoa học xã hội, tác động chính của hiện tượng mất cân bằng giới tính sẽ liên quan tới quá trình hình thành và cấu trúc gia đình, đặc biệt là hệ thống hôn nhân. Nam giới trẻ tuổi sẽ bị dư thừa so với tỷ lệ nữ giới đang giảm dần trong cùng một thế hệ, và kết quả là họ có thể phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng khi tìm kiếm bạn đời. Sẽ diễn ra tình trạng trì hoãn hôn nhân trong nam giới hoặc gia tăng tỷ lệ sống độc thân. Ðiều này sẽ tác động ngược lại truyền thống gia đình phụ hệ (theo họ cha) trong tương lai. Một tỷ lệ lớn nam giới độc thân sẽ không thể duy trì gia đình phụ hệ như trước đây.

Xem thêm: Ưu Nhược Điểm Của Thắt Ống Dẫn Tinh Có Ảnh Hưởng Gì Không, Nam Giới Có Nên Thắt Ống Dẫn Tinh Không

Những “kịch bản” cho tương lai

Tác động nhân khẩu học của TSGTKS trong tương lai ở Việt Nam có thể diễn ra theo những kịch bản khác nhau:

Kịch bản “Không can thiệp”: TSGTKS toàn quốc sẽ lên đến 125 vào năm 2020 và chắc chắn không dừng lại ở đó mà sẽ duy trì mức cao này đến năm 2050. Theo kịch bản này, đến năm 2050 sẽ dư thừa khoảng 4,3 triệu nam giới.

Kịch bản “Quá độ”: TSGTKS sẽ tăng lên khoảng 120 vào năm 2020 sau đó giảm dần và trở về mức 105 vào năm 2030.

Kịch bản “Can thiệp tích cực”: TSGTKS sẽ được kiểm soát ở mức cao nhất khoảng 115 vào năm 2020 sau đó khống chế, giảm dần và trở về mức 105 vào năm 2025.

Trên thực tế, các xã hội hiện đại ở Ðông Á đã chứng kiến sự cải thiện tình trạng bất bình đẳng giới trong những thập kỷ vừa qua. Thí dụ như Nhật Bản, mặc dù vẫn còn những sự khác biệt cố hữu giữa nam giới và nữ giới trong nhiều lĩnh vực kinh tế và xã hội, nhưng điều kiện của phụ nữ đã dần được cải thiện trong 50 năm qua thông qua các cơ hội giáo dục và việc làm. Hàn Quốc là quốc gia có sự gia tăng TSGTKS nhanh chóng trong những năm 1980 cũng có những cải thiện tương tự.

Ðể làm giảm tình trạng mất cân bằng TSGTKS, chúng ta phải tiến hành đồng bộ các giải pháp: từ truyền thông chuyển đổi hành vi, các giải pháp về kinh tế như chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, bảo đảm an sinh xã hội,… đến việc xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, theo chúng tôi, bản chất của công tác DS-KHHGÐ nói chung, can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính nói riêng, như Ðảng ta đã khẳng định, là một “cuộc vận động lớn”. Vì thế, giải pháp truyền thông chuyển đổi hành vi trong đó có việc tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục người dân thấy hết được nguy cơ của việc mất cân bằng TSGTKS để mọi người tự giác thực hiện, không tham gia vào quá trình lựa chọn trước sinh mới thật sự mang lại hiệu quả bền vững.

Xem thêm: Cách Uống Nước Trà Xanh Nhiều Có Tốt Không, Trà Xanh Với Sức Khỏe

*

Cộng tác viên dân số xã A Túc (Quảng Trị) tuyên truyền vận động bà con thực hiện KHHGÐ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *