Bà bầu bị đi ngoài mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng rất dễ gây nên tình trạng mất nước nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Do đó mẹ cần phải biết được nguyên nhân để có thể xử lý tình trạng này nhanh. chóng và an toàn.
Đang xem: Mang thai bị đau bụng đi ngoài
Bà bầu bị đi ngoài hay mẹ bầu bị tiêu chảy là hiện tượng không hiếm gặp. Một nghiên cứu được thực hiện trên 3628 phụ nữ cho thấy có 14.3% mẹ bầu từng bị ít nhất một lần trong thời gian mang thai.
Những nguyên nhân khiến bà bầu bị đi ngoài
Tình trạng bà bầu bị đi ngoài nhiều lần trong ngày thường xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản dưới đây:
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu phải thay đổi chế độ ăn uống để cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi. Sự thay đổi đột ngột lượng thức ăn hấp thụ có thể khiến bụng và dạ dày mẹ khó chịu, từ đó gây nên tình trạng mẹ bầu bị đi ngoài.
Ăn uống không khoa học là nguyên nhân khiến bà bầu bị đi ngoài khi mang thai
Nhạy cảm với các loại thức ăn mới
Nhạy cảm với thức ăn khiến không ít mẹ bầu khổ sở trong suốt thai kỳ, những thực phẩm trước khi mang thai có thể không ảnh hưởng nhiều nhưng khi mang thai có thể gây đầy hơi, chướng bụng, nặng hơn là khiến mẹ bầu đau bụng, đi ngoài nhiều lần.
Các loại vitamin bổ sung khi mang thai
Việc bổ sung các loại vitamin khi mang thai là rất cần thiết cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, một số loại vitamin có tác dụng phụ khiến dạ dày khó chịu, chướng bụng và khiến mẹ bầu bị đi ngoài.
Thay đổi hormone khi mang thai
Khi mang thai, hoocmon trong cơ thể mẹ sẽ thay đổi, đặc biệt là sự gia tăng progesterone, điều này là ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, nhu động ruột sẽ kéo dài thời dài làm việc, từ đó dẫn đến tình trạng thức ăn nằm lại trong dạ dày lâu hơn gây đầy hơi, khó chịu ở phần bụng dưới. Hoocmon thay đổi cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến mẹ bị đau bụng đi ngoài.
Cơ thể không dung nạp được lactose
Khi mang thai, mẹ sẽ phải tăng cường uống sữa dành cho bà bầu. Một số mẹ gặp phải tình trạng cơ thể không dung nạp được lactose. Khi mắc phải chứng bệnh này, việc ăn uống các thực phẩm làm từ sữa thì đường lactose trong đó sẽ không phân hủy được và chuyển xuống ruột già. Các vi khuẩn sẽ phân hủy lượng lactose thành chất lỏng và khí, từ đó khiến mẹ bị đau bụng đi ngoài.
Khi mang thai mẹ bị thay đổi hoocmon nên sẽ khiến bà bầu bị đi ngoài
Bà bầu bị đi ngoài có nguy hiểm không?
Bị đi ngoài khi mang thai có thể kéo dài từ 1-10 ngày tùy thuộc nguyên nhân. Mẹ bầu bị đi ngoài thường kèm theo tình trạng nôn mửa, nhất là trường hợp mẹ bị đi ngoài do vi khuẩn tả hoặc do virus Rota. Đi lỏng và nôn mửa quá nhiều sẽ khiến cho mẹ cảm thấy mệt mỏi, mất nước và suy kiệt rất nhanh, tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây sốc mất nước và nhiều mối nguy hiểm khác, thậm chí đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai nhi.
Các triệu chứng đau bụng đi ngoài thường gặp như đau bụng vùng quanh rốn, đôi khi có thể đau dữ đội và mỗi cơn đau lại mót đi ngoài phân lỏng. Nguy hiểm hơn là các cơn đau bụng có thể kích thích tử cung co bóp, đe dọa sự an toàn của thai nhi.
Phụ nữ mang thai, sức đề kháng kém hơn nên khi bị đau bụng đi ngoài sẽ nặng hơn những người bình thường, do đó mức độ nguy hiểm cũng cao hơn. Ngoài việc ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ, thai nhi trong bụng cũng chịu ảnh hưởng. Người mẹ bị mệt, kém ăn, suy kiệt có thể khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển và nặng hơn nữa có thể khiến thai chết lưu trong bụng mẹ.
Xem thêm: Vì Sao Trẻ Bị Chàm Sữa: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Điều Trị Và Cách Phòng Ngừa
Như vậy, trong trường hợp bà bầu bị đi ngoài khi mang thai nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Nhiều trường hợp do cấp cứu muộn phải dùng nhiều thuốc, kháng sinh để điều trị. Điều này có thể khiến mẹ bị sảy thai hoặc nguy cơ để lại di tật cho thai nhi cũng sẽ cao hơn bình thường.
Thăm khám bác sĩ để có biện pháp xử lý khi bà bầu bị đi ngoài
Cách đối phó với tình trạng bà bầu bị đi ngoài khi mang thai
Ngoài việc thăm khám bác sĩ, để khắc phục tình trạng bà bầu bị đi ngoài có thể thay đổi chế độ dinh dưỡng của mình để giải quyết hiệu quả tình trạng đi ngoài nhiều lần.
Hạn chế thực phẩm dễ gây đi ngoài
Mẹ bầu cần lưu ý tránh xa các thực phẩm dễ gây đi ngoài như đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng và các sản phẩm từ bơ sữa, nước uống có gas, caffeine, trái cây sấy khô, thực phẩm, các loại thịt đỏ…
Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh
Mẹ nên bổ sung những thực phẩm lành mạnh như chuối, táo, khoai tây, cà rốt, thịt heo, thịt gà, sữa chua có chứa lợi khuẩn… sẽ giúp cân bằng vi khuẩn ở đường ruột và cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.
Uống đủ nước
Mẹ bầu cần đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày để tránh mất nước, nhất là khi gặp phải tình trạng bà bầu đi ngoài nhiều lần trong ngày. Phụ nữ mang thai nên uống ít nhất khoảng 2-3 lít nước mỗi ngày.
Sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy
Trường hợp này, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, tuyệt đối không nên tùy tiện sử dụng khi chưa sự cho phép của bác sĩ để tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra đối với cả mẹ và thai nhi.
Uống đủ từ 2-3 lít nước mỗi ngày sẽ giúp phòng tránh được tình trạng bà bầu bị đi ngoài khi mang thai
Biện pháp phòng ngừa bị đi ngoài khi mang thai
Mặc dù hiện tượng bà bầu bị tiêu chảy không quá nguy hiểm nhưng các mẹ bầu tuyệt đối không được thờ ơ, hãy chủ động phòng ngừa để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ khỏe con phát triển ổn định. Theo đó, các mẹ nên áp dụng những phương pháp sau:
Uống nhiều nước: vì đau bụng tiêu chảy sẽ làm người bệnh mất nước. Tránh các loại nước hoa quả, nước ngọt, nước có gas…Nghỉ ngơi nhiều hơn: tiêu chảy gây ra khá nhiều phiền toái và khó chịu, cơ thể luôn mệt mỏi.Ăn uống an toàn, vệ sinh: Bà bầu cần thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn các loại rau sống chưa rửa sạch, tuyệt đối không ăn gỏi, tiết canh hay thịt tái sống… Hạn chế ăn uống ở hàng quán khi chưa thật sự tin cậy về khâu chế biến thực phẩm có đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hay không.Tránh nhóm thực phẩm giàu gia vị hay ẩn chứa lượng chất béo vượt ngưỡng cho phép.Hạn chế những loại cá biển, tôm, ốc hoặc các thực phẩm từng khiến mẹ bầu bị đau bụng, tiêu chảy.Sữa chua: đây là thực phẩm khá tốt cho sức khỏe và có thể giúp mẹ bầu đẩy lùi tiêu chảy.Trường hợp tiêu chảy ở bà bầu kéo dài kèm các triệu chứng mệt mỏi khác, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, điều trị kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
Với những chia sẻ trên đây chắc hẳn các mẹ bầu đã hiểu rõ về hiện tượng đi ngoài khi mang thai. Nếu các mẹ vẫn còn những thắc mắc cần được giải đáp thì hãy liên hệ trực tiếp với Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được tư vấn cụ thể. Các mẹ cũng đừng quên đăng ký dịch vụ thai sản trọn gói tại Thu Cúc để thai kỳ được chăm sóc toàn diện và có một hành trình vượt cạn nhẹ nhàng, thoải mái. Liên hệ trực tiếp qua tổng đài 1900 55 88 96 để được tư vấn cụ thể.
Thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai
Thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi do cơ thể không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết để nuôi mẹ và bé.
Xem thêm: Giải Pháp Nâng Cao Y Đức Của Người Thầy Thuốc Hien Nay, Ngẫm Về Y Đức Của Người Thầy Thuốc!
Nguyên nhân không có phôi thai
Hiện tượng không có phôi thai là hiện tượng trứng đã thụ tinh nhưng không thể phát triển thành phôi thai. Vậy nguyên nhân không có phôi thai là gì, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nên ăn gì vào buổi sáng để tốt cho dạ dày và giúp cả ngày tràn đầy năng lượng
Bạn không thể xem nhẹ tầm quan trọng của bữa sáng vì đây là thời điểm cần cung cấp năng lượng cho cơ thể sau một đêm dài. Vậy nên ăn gì vào buổi sáng để tốt cho dạ dày và khởi động ngày mới?
BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ THU CÚCBỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ THU CÚC
286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà NộiCấp cứu (24/24): 0243 728 0888 Xem bản đồ tại đâyGiờ làm việc:6h:30 đến 17:00 từ Thứ 2 – Chủ nhậtPhòng khám Nội – đa khoa từ 6:30 – 17:00Phòng khám Nhi từ 8:00 đến 17:00Cấp cứu: 24/24Khoa Phụ Sản từ 7:00 – 19:00. Trực sinh: 24/24Khám Ung bướu: 8:00 – 17:00Khám Tai Mũi Họng: 8:00 – 20:00Khám Răng hàm mặt: 8:00 – 17:00
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ THU CÚC