SKĐS – Ba tháng đầu của thai kỳ, cơ thể phụ nữ bắt đầu có những thay đổi đồng thời có nhiều băn khoăn, lo lắng, nhất là những phụ nữ lần đầu làm mẹ. Do đó, hiểu được thai kỳ sẽ giúp bà mẹ mang thai chủ động hơn.

Ba tháng đầu của thai kỳ (12 tuần đầu tiên) cơ thể phụ nữ trải qua nhiều thay đổi. Phụ nữ thường bắt đầu lo lắng về nhiều thứ như ăn gì, cần xét nghiệm tiền sản nào, có thể tăng bao nhiêu cân, làm thế nào có thể đảm bảo em bé luôn khỏe mạnh…

Hiểu được thai kỳ theo từng tuần có thể giúp thai phụ đưa ra quyết định sáng suốt và chuẩn bị cho những thay đổi lớn ở phía trước.

Đang xem: 3 Tháng Đầu Mang Thai 3 Tháng Đầu

Một thai kỳ kéo dài khoảng 40 tuần. Thời kỳ mang thai được chia thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn 3 tháng, tam cá nguyệt thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Ba tháng đầu của thai kỳ là khoảng thời gian giữa sự thụ tinh của trứng bởi tinh trùng và tuần thứ 12 của thai kỳ.

1. Điều gì xảy ra với cơ thể phụ nữ trong ba tháng đầu của thai kỳ?

*

Ba tháng đầu thai kỳ thường ốm nghén nặng với các biểu hiện buôn nôn, nôn.

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, cơ thể phụ nữ trải qua nhiều thay đổi. Cơ thể tiết ra hormone ảnh hưởng đến hầu hết mọi cơ quan trong cơ thể.

Dấu hiệu đầu tiên có thể mang thai là bị chậm kinh. Khi vài tuần đầu tiên trôi qua, một số phụ nữ gặp phải như mệt mỏi, đau bụng, tâm trạng lâng lâng, ngực hơi căng, ợ nóng, buồn nôn, nôn, tăng cân, đau đầu, thèm ăn một số loại thực phẩm nhưng cũng sợ một số loại thực phẩm và có hiện tượng táo bón.

Trong thời gian này, thai phụ có thể cần nghỉ ngơi nhiều hơn hoặc ăn nhiều bữa nhỏ hơn. Tuy nhiên, một số phụ nữ hoàn toàn không cảm thấy những triệu chứng này.

2. Thai nhi thế nào trong ba tháng đầu của thai kỳ?

Ngày đầu tiên của thai kỳ cũng là ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Khoảng 10 đến 14 ngày sau, trứng được phóng thích, kết hợp với tinh trùng và xảy ra quá trình thụ thai. Em bé phát triển nhanh chóng trong tam cá nguyệt đầu tiên. Thai nhi bắt đầu phát triển não và tủy sống, các cơ quan bắt đầu hình thành. Tim của em bé cũng sẽ bắt đầu đập trong tam cá nguyệt đầu tiên. Cánh tay và chân bắt đầu nhú trong vài tuần đầu, đến cuối tuần thứ tám, ngón tay và ngón chân bắt đầu hình thành. Vào cuối tam cá nguyệt đầu tiên, các cơ quan sinh dục của em bé đã hình thành.

3. Khi nào nên đi khám trong ba tháng đầu thai kỳ?

*

Thai phụ nên đi khám mỗi tháng một lần trong ba tháng đầu của thai kỳ.

Khi mới biết mình có thai, cần đi khám để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Nếu bạn chưa sử dụng vitamin trước khi sinh, hãy bắt đầu ngay lập tức. Tốt nhất, thai phụ nên đi khám mỗi tháng một lần trong tam cá nguyệt đầu tiên.

Trong lần khám đầu tiên, bác sĩ sẽ xem xét tiền sử sức khỏe đầy đủ, thực hiện khám sức khỏe tổng thể và vùng chậu, siêu âm để xác nhận mang thai, thực hiện các xét nghiệm cần thiết, đo huyết áp thai phụ, ước tính ngày dự sinh, sàng lọc các yếu tố nguy cơ như thiếu máu, kiểm tra mức độ tuyến giáp, kiểm tra cân nặng của thai phụ.

Xem thêm: Người Bị Tiểu Đường Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì? Bệnh Tiểu Đường Cần Kiêng Gì

Khi được khoảng 11 tuần, bác sĩ sẽ thực hiện một xét nghiệm gọi là quét độ mờ da gáy. Thử nghiệm sử dụng siêu âm để đo đầu của em bé và độ dày của cổ em bé. Các phép đo có thể giúp xác định khả năng con bạn sinh ra với một chứng rối loạn di truyền được gọi là hội chứng Down và cũng có thể sàng lọc di truyền…

4. Cách giữ sức khỏe trong ba tháng đầu thai kỳ

*

Thai phụ nên bổ sung sắt, canxi từ ba tháng đầu thai kỳ.

Điều quan trọng là thai phụ phải nhận thức được những điều nên làm và những điều cần tránh khi mang thai để chăm sóc bản thân và thai nhi đang phát triển.

Dưới đây là các biện pháp thai phụ cần thực hiện trong tam cá nguyệt đầu tiên:

Bên cạnh việc khám thai định kỳ, để bảo đảm sức khỏe tốt cho bản thân và thai nhi, thai phụ nên thực hiện một chế độ ăn lành mạnh nhiều trái cây, rau quả, các dạng protein ít chất béo và chất xơ, đầy đủ dinh dưỡng. Chú ý ăn đủ calo (nhiều hơn bình thường khoảng 300 calo). Uống đủ nước, bổ sung vitamin theo hướng dẫn của bác sĩ. Thường xuyên tập luyện, vận động phù hợp. Giữ tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, sự phát triển của trẻ từ khi còn trong bào thai liên quan chặt chẽ đến tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe của thai phụ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ và giai đoạn trước khi bà mẹ có thai.

Những điều nên tránh trong tam cá nguyệt đầu tiên:

Tập thể dục nặng nhọc hoặc rèn luyện sức mạnh có thể gây nguy cơ chấn thương và ảnh hưởng xấu đến cho dạ dày.Uống rượu, caffeine ( tốt nhất không nên uống rượu và không uống quá một tách cà phê hoặc trà mỗi ngày)Hút thuốc và các chất gây nghiện.Không ăn rau mầm sống, cá sống, các loại cá to có hàm lượng thủy ngân cao hoặc hải sản hun khói. Không sử dụng sữa chưa tiệt trùng; các loại thịt nguội…Không tiếp xúc với phân mèo để ngừa nguy cơ lây bệnh ký sinh trùng gọi là bệnh toxoplasma.

Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao cần chú ý:

Mang thai có nguy cơ cao có nghĩa là có nhiều khả năng xảy ra các biến chứng hơn. Các yếu tố có thể làm cho nguy cơ mang thai cao bao gồm phụ nữ trên 35 tuổi, thừa cân, nhẹ cân, bị huyết áp cao, đái tháo đường, HIV, ung thư hoặc các rối loạn tự miễn dịch khác hoặc mang thai đôi hoặc đa thai…

Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao có thể cần đến bác sĩ thường xuyên hơn để bảo đảm thai kỳ ổn định.

Xem thêm: Đắp Mặt Cà Chua Đắp Mặt Có Tác Dụng Gì ? Có Những Bí Quyết Làm Đẹp Nào Từ Cà Chua

Ngừa nhiễm trùng trong thai kỳ để giảm rủi ro cho mẹ và thai nhi

SKĐS – Mang thai có thể khiến phụ nữ dễ mắc một số bệnh nhiễm trùng và cũng có thể làm cho những bệnh nhiễm trùng sẵn có trở nên trầm trọng hơn cho dù đó là nhiễm trùng nhẹ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *