– Ở Giải thưởng Cánh Diều 2016 này không có phim nhà nước tham gia tôi không buồn, và chúng ta cũng không nên buồn, vì theo xu hướng hiện nay của điện ảnh thế giới, thì vai trò nhà nước chỉ mang tính chất tác động, hỗ trợ, quan sát, cụ thể như ở Pháp và Hàn Quốc. Còn ý kiến thiếu kịch bản hay, thì rõ ràng lâu nay chúng ta đang đi trên con đường văn minh, phương tiện hiện đại nhưng không có bản đồ, nên chúng ta cứ đi lạc hướng, đi lẩn quẩn. Nói về việc học hỏi kinh nghiệm, tôi không thấy được sự kết nối chia sẻ giữa người đi trước với thế hệ sau, do đó chúng ta thiếu sợi dây kết nối, mà thiếu sự kết nối đó chính là bi kịch của phim ảnh nước nhà.

Bà Nguyễn Thị Hồng Ngát – Phó Chủ tịch Hội đồng Duyệt phim quốc gia kiêm Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam thì cho rằng:

– Cá nhân tôi cảm thấy vui vì điện ảnh tư nhân đi lên nhưng cũng không vui khi điện ảnh nhà nước đi xuống. Đặc biệt, các hãng phim ở phía Bắc đa số vắng bóng, như Hãng phim Truyện Việt Nam, Hãng phim Giải phóng (ngoài 5 phim đề tài miền núi kinh phí thấp được thi ở thể loại phim truyền hình dài tập và ngắn tập). Việc không có một bộ phim truyện điện ảnh nhà nước nào được sản xuất trong năm qua đáng phải để cho giới chuyên môn suy nghĩ.

Đang xem: Lễ trao giải cánh diều vàng 2016

*

Nếu làm một bảng thống kê về tin vui sẽ thấy, qua rất nhiều năm mà điện ảnh chỉ mới có 2 tín hiệu vui nhỏ bé, đó là phim đã được chiếu thường xuyên ở rạp chứ không phải chỉ chiếu vào dịp Tết như trước đây nữa. Và khán giả đã thích đến rạp xem phim. Hội Điện ảnh TP. Hồ Chí Minh cũng đã năng động hơn trong việc tìm khán giả, giới thiệu phim mới thường xuyên ở một vài trung tâm, câu lạc bộ trên địa bàn; tổ chức trao đổi về phim ảnh, đó là sự năng động đáng khuyến khích. Tuy nhiên, mỗi năm có từ 50 đến 60 bộ phim được chiếu ở rạp, nhưng chất lượng phải nói là ở mức trung bình và kém. Phân tích điều này, giới chuyên môn phim kết luận: với phim điện ảnh kịch bản còn yếu và hiếm kịch bản phim thu hút, hấp dẫn. Điều này được “minh họa” bằng việc nhiều nhà sản xuất phải bỏ tiền mua kịch bản nước ngoài về làm lại hoặc Việt hóa. Phần nhiều các phim hiện nay chọn đề tài về tâm lý xã hội, xen một ít hành động, kinh dị, hài… khai thác tập trung vào đời sống thành thị. Nông thôn ít được đề cập đến.

Còn phim truyền hình thì thiếuvắng đề tài chính luận, dòng phim chính luận đang có xu hướng ít hơn so với những năm trước, thay vào đó phim tâm lý xã hội, phim về tình yêu lớp trẻ và phim điều tra, vụ án, xã hội đen lại tăng đột biến (năm nay có 550 tập phim truyền hình của các hãng phim gửi về dự thi. Phim điều tra vụ án thì chịu ảnh hưởng của phim nước ngoài, chỉ nói về giới xã hội đen nhiều. Có ý kiến cho rằng, sở dĩ Phim truyền hình thiếu vắng đề tài chính luận là vì các nhà làm phim, nhà sản xuất đều chạy theo thị trường và thị hiếu của khán giả. Nhưng phục vụ thị trường và thị hiếu của khán giả là rất tốt, nhưng nếu tất cả các nhà làm phim, nhà sản xuất đều chạy theo đề tài thị trường thì lại gây tác dụng ngược.

Giải thưởng Cánh Diều 2016 được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh hướng tới tiêu chí: “Đề cao tác phẩm điện ảnh, phim truyền hình có dấu ấn sáng tạo trong nghệ thuật thể hiện, mang đậm bản sắc dân tộc, giàu giá trị nhân văn và đạt hiệu quả xã hội tích cực”. Đây là “cuộc đua” của 19 phim điện ảnh, 20 phim truyền hình, 13 phim hoạt hình, 39 phim tài liệu, 11 phim khoa học, 16 phim ngắn cùng 5 công trình nghiên cứu, lý luận – phê bình điện ảnh.

Kết quả giải thưởng cánh diều 2016

Phim: Hai đứa trẻ, Zippo, Mù tạt và em, Sài Gòn anh yêu em, Cậu bé Ma-nơ-canh là những phim đã đoạt Cánh Diều Vàng ở các hạng mục phim tài liệu, truyền hình và điện ảnh, hoạt hình.

Bộ phim điện ảnh Sài Gòn anh yêu em (đạo diễn Lý Minh Thắng) đã nhận được tới 5 giải thưởng tại Cánh Diều 2016, trong đó có giải thưởng quan trọng là Phim điện ảnh xuất sắc nhất.

Cánh Diều Bạc thuộc về các phim: 12 chòm sao – Vẽ đường cho yêu chạy (đạo diễn Vũ Ngọc Phượng) và Tấm Cám – Chuyện chưa kể (đạo diễn Ngô Thanh Vân); Câu chuyện ngôi nhà (đạo diễn – NSƯT Vũ Hoài Nam – phim này cũng đoạt giải Đạo diễn xuất sắc); Lạc giữa quê nhà (đạo diễn Võ Anh) và Ba mùa; Quay phim điện ảnh và truyền hình của tác giả NSƯT Phạm Thanh Hà. XX2061 (đạo diễn Phạm Thu Thủy), Áo đồng phục (đạo diễn Nguyễn Hoàng Phương – Nguyễn Nhật Thủy), Rito Rito (đạo diễn Nguyễn Ngọc Thảo Ly); Xin chào Lucy (đạo diễn Hoàng Lộc) và Chú chó máy (đạo diễn – NSƯT Phạm Ngọc Tuấn). Chiều ngang qua phố cũ (đạo diễn Trịnh Lê Phong) và Dòng nhớ (đạo diễn Trương Dũng).

Xem thêm: Bị Đau Bụng Tiêu Chảy Nên Ăn Gì Và Kiêng Ăn Gì Tốt, Nhanh Khỏi?

Giải thưởng “Diễn viên chính xuất sắc” cho thể loại “Phim truyền hình” thuộc về ba nghệ sĩ: NSƯT Minh Trang (phim Chiều ngang qua phố cũ), Hồng Đăng và Lã Thanh Huyền (phim Zippo, mù tạt và em).

Nam diễn viên chính xuất sắc nhất thể loại phim điện ảnh là Hà Hiền vai Cường phim Sút. Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất thể loại phim điện ảnh là Vũ Phương Anh (Jun Vũ) vai My phim 12 chòm sao – Vẽ đường cho yêu chạy.

Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất thể loại phim điện ảnh thuộc về Huỳnh Lập vai Mỹ Mỹ phim Sài Gòn anh yêu em và nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất thể loại phim điện ảnh thuộc về Nguyễn Đỗ Quỳnh Chi vai Chi phim 12 chòm sao – Vẽ đường cho yêu chạy.

Bằng khen cho các phim: Cha cõng con (đạo diễn Lương Đình Dũng); Sút (đạo diễn Việt Max) và Bao giờ có yêu nhau (đạo diễn Dustin Nguyễn). Tik Tak Anh yêu em (đạo diễn Trần Kamy); Nuôi cấy tinh tử trong điều trị vô tinh nam (đạo diễn Phạm Hồng Thắng); Việt Nam thời bao cấp – Tập 1: Tem phiếu và sổ gạo, Tập 2: Phá rào (đạo diễn Trần Tuấn Hiệp), Tôi đẹp! Bạn cũng thế (đạo diễn Lê Mỹ), Chuyện ngày hôm qua (đạo diễn Đặng Thị Linh – Phạm Hồng Thăng) và Người thầy (đạo diễn Huỳnh Bá Phúc); Bóng tối – The Shadow (đạo diễn Hà Việt Phương – Nguyễn Quốc Việt), Linh (đạo diễn Nguyễn Trà My), Tầng trên (đạo diễn Nguyễn Sương Mai); Lựa chọn cuối cùng (đạo diễn Vũ Hồng Sơn), Biên cương (đạo diễn Nguyễn Đức Việt), Nguyệt thực (đạo diễn Nguyễn Trọng Hải) và Lời nguyền (đạo diễn Nguyễn Xuân Hiệp).

Giải “Đạo diễn xuất sắc phim truyện điện ảnh” thuộc về Vũ Ngọc Phượng phim 12 chòm sao – Vẽ đường cho yêu chạy.

Xem thêm: Muốn Thụ Thai Nhanh Phải Làm Sao, Muốn Có Con, Có Thai Nhanh Phải Làm Thế Nào

Ngoài các hạng mục trao giải như mọi năm, lễ trao giải năm nay đã tôn vinh cả 2 nghệ sĩ có cống hiến lớn cho điện ảnh dân tộc, đó là đạo diễn – NSND Nguyễn Khắc Lợi và NSND Trần Phương.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *