Kinh nguyệt không đều có thai không, làm sao biết ngày rụng trứng, nên uống thuốc gì… Tất cả những thắc mắc của chị em sẽ được giải đáp ngay sau đây.

Đang xem: Làm sao để kinh nguyệt ra đều

Kinh nguyệt không đều là gì

*

Kinh nguyệt không đều là gì (ảnh minh họa)

Hành kinh là hiện tượng sinh lý bình thường ở nữ giới trong độ tuổi sinh đẻ. Một người khỏe mạnh bình thường sẽ có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 18 – 32 ngày. Số ngày hành kinh khoảng từ 3 – 7 ngày với lượng máu kinh khoảng từ 50 – 80ml.

Do vậy, nếu chị em có các biểu hiện như:

Hành kinh sớm, trễ kinh hoặc vô kinh. Lượng máu ra nhiều, ra ít, màu sắc không bình thường. Số ngày hành kinh dài hơn 7 hoặc ít hơn 3…

Thì đó là hiện tượng kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt.

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì là do thay đổi của nội tiết tố, hoạt động của buồng trứng chưa ổn định và kéo dài trong 2 -3 năm đầu hành kinh.

Ở các chị em trong độ tuổi sinh đẻ, nếu có hiện tượng kinh nguyệt không đều kéo dài thì có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa như: Viêm nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung, u nang buồng trứng… Các bệnh này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thiên chức làm mẹ của chị em.

Triệu chứng kinh nguyệt không đều

Các biểu hiện của kinh nguyệt không đều là:

Chu kỳ kinh nguyệt ít hơn 21 ngày hoặc dài hơn 35 ngày. Số ngày hành kinh ít hơn 3 hoặc dài hơn 7 ngày. Lượng máu kinh mất đi có thể quá ít hoặc quá nhiều. Máu kinh có màu sắc bất thường: nâu đen, đen, vón cục. Có hiện tượng ra máu giữa 2 kỳ kinh. Mỗi lần hành kinh đau bụng dữ dội, đau lưng, mệt mỏi. Mất kinh, hoặc vô kinh…

Nguyên nhân kinh nguyệt không đều

*

4 nguyên nhân chính gây rối loạn kinh nguyệt

Kinh nguyệt không đều là bệnh gì: các bệnh đa nang buồn trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung… có thể gây ra hiện tượng đau bụng kinh, ra máu giữa các kỳ kinh, kinh nguyệt không đều có màu nâu đen. Mang thai: mang thai có thể gây ra mất kinh. Do vậy nếu trễ kinh > 10 ngày mà trước đó chị em có quan hệ tình dục thì nên kiểm tra xem mình có thai hay không. Kinh nguyệt không đều sau sinh: Sữa mẹ có chứa prolactin. Chất này gây ức chế hormone sinh sản dẫn đến kinh nguyệt ra ít hoặc không có kinh. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ hết khi con bạn cai sữa. Thừa cần, tăng, giảm cân nhanh: thừa cân tac động đên hormone gây ra các ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Tăng giảm cân quá nhiều hoặc quá nhanh có thể gây ra mất kinh, mệt mỏi, đâu đầu, rụng tóc. Stress: Stress, căng thẳng quá mức khiến cho quá trình tiết dịch và rụng trứng khôn ổn định gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều ra máu đen. Các nguyên nhân khác: tập thể dục quá sức, mắc bệnh tuyến giáp, phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh… là những người dễ bị rối loạn kinh nguyệt.

Kinh nguyệt không đều có sao không

Rối loạn kinh nguyệt làm thay đổi nộ tiết tố nữ, gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và nhan sắc của chị em như:

Da xanh xao, dễ bị nám, tàn nhang, nổi mụn, lão hóa sơm. Cơ thể mệt mỏi, dễ mắc các bệnh xương khớp. Hay cáu gắt, giảm trí nhớ. Giảm khả năng thụ thai, có thể dẫn đến vô sinh – hiếm muộn. Có thể mắc các bệnh phụ khoa như: đa nang buồn trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung…

Kinh nguyệt không đều có thai không

*

Kinh nguyệt không đều có thai không

Kinh nguyệt không đều vẫn có thai. Tuy nhiên, khả năng thấp và tiềm ẩn nguy cơ gây vô sinh. Bởi:

Rối loạn kinh nguyệt dẫn đến hoạt động của buồng trứng bị thay đổi, các nang trứng không chín và phóng đúng chu kỳ. Do vậy làm giảm khả năng thụ thai. Bên cạnh đó, rối loạn loạn kinh nguyệt do mắc các bệnh phụ khoa nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.

Do vây, ngay khi có những dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt chị em nên đi khám để xác định nguyên nhân gây bệnh. Từ đó có hướng điều trị triệt để chứng bệnh này.

Kinh nguyệt không đều làm sao biết có thai

Kinh nguyệt không đều làm nhiều chị em khó xác định mình có bị chậm kinh không. Do đó, để nhận biết có thai hay không chị em cần dựa vào những dấu hiệu mang thai khác như:

Hiện tượng ra máu khi trứng làm tổ trong tử cung: Nếu bạn bị ra máu nhẹ vào khoảng 6 – 12 ngày sau kỳ kinh. Đó có thể là dấu hiệu trứng đã thụ tinh và làm tổ trong thành tử cung. Đau ngực: Sự thay đổi hoocmon do trứng thụ tinh làm ngực sưng to và mềm. Cảm giác mệt mỏi: khi cơ thể thích nghi với việc mang thai chị em thường cảm thấy mệt mỏi. Thèm ăn hoặc sợ đồ ăn: Sự thay đổi hoocmon trong cơ thể kiến bạn them ăn hoặc sợ đồ ăn. Một số dấu hiệu khác: Cảm giác buồn nôn, đau đầu, đau lưng, đi tiểu nhiều…

Để xác định chính xác nhất chị em vấn nên sử dụng que thử thai thại nhà hoặc đi khám bác sĩ.

Kinh nguyệt không đều phải làm sao

*

Khi bị rối loạn kinh nguyệt nên làm gì

Khi có những dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt, thì việc đầu tiên chị em nên làm là đi khám phụ khoa. Điều này giúp xác định chính xác hiện tượng kinh nguyệt không đều có phải do mắc bệnh phụ khoa không, từ đó có hướng điều trị cụ thể.

Bên cạnh đó chị em nên thực hiện tốt các lưu ý sau đây:

Thay đổi thực đơn hằng ngày: một chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp cơ thể tăng sức đề kháng, nội tiết tố nữ ổn định. Uống nhiều nước: Bổ sung đủ 2l nước mỗi ngày, giúp cơ thể hoạt động trơn tru và đường huyết ổn định. Tập thể dục thường xuyên: Các bài tập nhẹ đều đặn giúp chị em có một hệ tuần hoàn khỏe mạnh, chao đổi chất tốt, ngăn ngừa rối loạn nội tiết. Không sử dụng chất kích thích: rượu bia, thuốc lá, chất kích thích là những thứ gây hại đến sức khỏe phụ nữ. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ nhất là trong những ngày đèn đỏ.

Kinh nguyệt không đều uống thuốc gì

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt. Một trong số đó là thuốc tránh thai. Các loại thuốc điều hòa kinh nguyệt có nguồn gốc thuốc tránh thai là những nội tiết tố: Progesterone, Oestrogen… Có tác dụng điều chỉnh nội tiết tố nữ, hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt.

Việc sử dụng thuốc có thể giúp kinh nguyệt trở lại bình thường. Tuy nhiên, chị em cần lưu ý:

Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Không lạm dụng thuốc vì có thể dẫn đến vô sinh – hiếm muộn. Chị em bị bệnh gan, tim mạch, đang cho con bú… không được phép sử dụng.

Vì lý do an toàn: chúng tôi không tiện nêu tên các loại thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt có nguồn gốc là thuốc tránh thai tại đây. Chị em nên đi khám phụ khoa và tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào.

Bên cạnh các loại thuốc tân dược có nguồn gốc là thuốc tránh thai, thì thực phẩm chức năng cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt tại nhà hiệu quả. Có thể kể tên 1 số loại thực phẩm chức năng sau:

PM H-Regulator. Maganda. Love Women.

*

Thực phẩm chức năng Eluna

Những thực phẩm chức năng này có tác dụng hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều do mất cân bằng nội tiết tốt khá tốt. Tuy nhiên, trường hợp bệnh do các nguyên nhân bệnh lý thì các sản phẩm trên không có tác dụng.

Xem thêm: Bài Tập Luyện Sau Mổ Dây Chằng Chéo Trước (Dcct), Luyện Tập Sau Mổ Đứt Dây Chằng Chéo

Chữa kinh nguyệt không đều tại nhà

Cách chữa rối loạn kinh nguyệt tại nhà từ xưa đến nay vẫn được rất nhiều người áp dụng và cho thấy hiệu quả tốt. Có rất nhiều bài thuốc khác nhau. Bạn đọc có thể tham khảo một số bài thuốc phổ biến như:

Điều hòa kinh nguyệt tại nhà bằng ngải cứu

*

Điều hòa kinh nguyệt tại nhà bằng ngải cứu

Ngải cứu là thảo dược mang tính ấm, có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, ổn định thân nhiệt hiệu quả. Dùng ngải cứu để chữa kinh nguyệt không đều sẽ giúp làm giảm đau bụng kinh, chu kỳ kinh nguyệt sẽ đều dần trở lại.

Cách thực hiện: Lấy 10g ngải cứu khô đem đun sôi với 200ml nước. Đun cô lại đến khi còn khoảng 100ml thì tắt bếp. Dùng nước đó uống 2 lần/ngày. Tuần uống 3 ngày. Kiên trì thực hiện cho đến khi kinh nguyệt đều hẳn.

Chữa rối loạn kinh nguyệt bằng mùi tây

*

Dùng mùi tây được xem là một trong những cách chữa rối loạn kinh nguyệt tại nhà đem lại hiệu quả

Dùng mùi tây được xem là một trong những cách chữa rối loạn kinh nguyệt tại nhà đem lại hiệu quả rất cao. Bài thuốc được áp dụng nhiều nhất chính là uống nước ép rau mùi tây.

Cách thực hiện: Chuẩn bị 10g hạt mùi tây khô. Cho hạt mùi tây vào nồi đun sôi với khoảng 600ml nước. Đun cho cạn bớt đến khi chỉ còn 300ml nước thì tắt bếp.

Mỗi ngày uống 3 lần và dùng liên tục trong khoảng 5 – 7 ngày. Cách 1 tuần lại thực hiện. Thực hiện đều đặn đến khi kinh nguyệt ổn định.

Trị kinh nguyệt không đều đơn giản nhờ gừng

*

Gừng cũng là một trong những loại thảo dược có tính ấm, điều hòa thân nhiệt hữu hiệu

Nếu đang gặp vấn đề rối loạn kinh nguyệt, chị em có thể sử dụng gừng để sớm khắc phục. Gừng cũng là một trong những loại thảo dược có tính ấm, điều hòa thân nhiệt hữu hiệu.

Cách thực hiện: Gừng đem rửa sạch, đập dập nát và đem nấu với khoẳng 100ml nước. Đun sôi hỗn hợp và để ấm rồi mới uống, Ngày nên uống 3 lần/ngày.

Tuy nhiên, do gừng có tính nóng nên cũng không nên lạm dụng mà chỉ dùng với liều lượng như đã đề cập để tránh bị nóng hoặc táo bón. Kiên trì thực hiện bạn sẽ sớm cải thiện được tình trạng kinh nguyệt không đều.

Râm bụt giúp chữa kinh nguyệt không đều

*

Cách dùng râm bụt giúp chữa kinh nguyệt không đều

Có thể chị em chưa biết nhưng rễ và vỏ cây râm bụt được dùng để chữa rối loạn kinh nguyệt hiệu quả tại nhà rất tốt.

Cách thực hiện: Chuẩn bị khoảng 200g rễ và vỏ cây râm bụt. Đem rửa sạch và nấu cùng 500ml nước. Đun sôi, để nguội và uống 2 lần/ngày. Thực hiện cách này, bạn sẽ sớm đem lại kết quả tốt với việc điều trị kinh nguyệt không đều.

Xem thêm: Thuốc Trị Viêm Đại Tràng Kích Thích, Hội Chứng Ruột Kích Thích

Kinh nguyệt không đều nên ăn gì

Chị em bị rối loạn kinh nguyệt nên lưu ý bổ sung những thực phẩm sau đây vào món ăn hằng ngày:

*

Những thực phẩm tốt cho người bị rối loạn linh nguyệt

Gừng: gừng chứa nhiều vitamin C và Magie có tác dụng giảm đau, tăng co bóp tử cung, điều hòa kinh nguyệt. Nghệ tươi: nghệ tươi giúp điều hòa hormone, chống co thắt, chống viêm, giảm đau, điều hòa kinh nguyệt. Đu đủ xanh: Trong đu đủ sanh có chứa carotene, đây là thành phần quan trong tham gia vào quá trình điều hòa estrogen, do đó làm chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn. Rau mùi tây: loại rau này có tác dụng làm tăng cường lưu thông máu, giúp niêm mạc tử cung hồi phục sau kinh nguyệt. Mướp đắng: mướp đắng chứa nhiều vitamin B1, B2, B3, C, sắt, photpho… giúp bổ sung dinh dưỡng và điều hòa kinh nguyệt hiệu quả. Đường thốt nốt: đường thốt nốt chứa nhiều sắt, một khoáng chất rất quan trọng tham gia vào quá trình tạo máu. Do đó, sử dụng loại đường này giúp cải thiện tình trạng thiếu máu, từ đó giúp chu kỳ kinh nguyệt ổn định hơn.

Trên đây là những chia sẻ của chân nguyên về chứng kinh nguyệt không đêu. Hy vọng qua bài viết này chị em có thêm những kiến thức bổ ích giúp phòng tránh và điều trị rối loạn kinh nguyệt hiệu quả. Mọi thắc mắc vui lòng commet bên dưới hoặc liên hệ với chúng tôi để được giải đáp. Đừng quên chia sẻ những kiến thức này đến với mọi người.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *