Làm sao để hết gân tay nhanh để giữ được bàn tay và đôi chân của bạn luôn trẻ trung, không bị nổi “ gân” và luôn giữ được sự mềm mại, không nếp nhăn?

Trong nhịp sống hiện đại, nhu cầu làm đẹp không chỉ dừng lại ở gương mặt, làn da, mái tóc hay vóc dáng nữa mà bàn tay, đôi chân cũng trở thành mối quan tâm cần được nâng niu và chăm sóc. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta “lãng quên” chăm sóc chúng và một ngày nào đó chúng ta chợt nhận ra việc chăm sóc vẻ đẹp bàn tay, đôi chân của mình quan trọng tới nhường nào.

Đang xem: Làm sao để gân tay nổi lên

*

Hiện tượng giãn tĩnh mạch chi dưới

Nếu bạn nổi gân tay nhiều thì có thể bạn bắt đầu có các dấu hiệu của chứng giãn tĩnh mạch và phồng tĩnh mạch (hay còn gọi là chứng suy tĩnh mạch). Đây là bệnh thường gặp, nhất là ở các nước phương Tây có lối sống công nghiệp. Bệnh có tỷ lệ tăng cao cùng với tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam và có liên quan tới các yếu tố nguy cơ khác như: tư thế đứng nghề nghiệp, béo phì, chế độ ăn thiếu vitamin, yếu tố gia đình và yếu tố cơ địa. Hệ thống mạch bao gồm động mạch từ tim đi nuôi cơ thể và tĩnh mạch có chức năng mang máu từ ngoại biên về tim bằng hai mạng lưới tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu. Chúng được nối với nhau bằng mạng lưới mao mạch. Noisc cách khác, mạng lưới tĩnh mạch nông là tập hợp của các mao mạch tĩnh mạch lớp bì, tạo thành chỗ chứa máu càng lớn khi đi vào tổ chức mỡ dưới da nên dễ bị ảnh hưởng bởi tư thế đứng. Mạng lưới tĩnh mạch nông giữ nhiệm vụ mang 1/10 lượng máu trở về chi, đóng vai trò quan trọng trong điều hoà nhiệt và liên quan chặt chẽ với bệnh giãn và phồng tĩnh mạch. Suy tĩnh mạch nguyên phát ở người trẻ tuổi là do các rối loạn của sự tuần hoàn trở về của hệ thống tĩnh mạch nông. Còn suy tĩnh mạch ở người lớn tuổi thường là tổn thương hoặc lão hoá hệ thống tĩnh mạch nông do hậu quả của loạn sản tĩnh mạch, chèn ép tĩnh mạch, di chứng của huyết khối, suy van tĩnh mạch…

Tình trạng giãn phồng tĩnh mạch ở người trẻ tuổi hay gặp ở những người hoạt động thể thao với cường độ cao do làm tăng lượng máu trong cơ gây giãn tối đa hệ thống mao mạch và tăng áp lực trong hệ thống tĩnh mạch và làm các tĩnh mạch nông ở da giãn ra (mà nhiều người thường gọi là ’’nổi gân xanh’’ ở tay và chân, thực ra đó không phải là gân (gân nối xương với cơ) mà đó chính là hình ảnh tĩnh mạch giãn. Tình trạng này lặp lại nhiều lần sẽ làm hệ thống tĩnh mạch nông giãn càng to, ảnh hưởng đến thẩm mỹ nhưng không gây trở ngại gì cho sức khoẻ và sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng giãn phồng tĩnh mạch này không được cải thiện, sẽ dẫn đến hậu quả suy tĩnh mạch mạn tính với các búi giãn phồng tĩnh mạch (hay gặp nhất ở các chi dưới: khoeo chân), đau nặng bắp chân, hay bị chuột rút, tê bì, nóng rát các chi… Như vậy để phòng chứng giãn phồng tĩnh mạch, cần phải tránh tư thế đứng lâu, có băng chun bảo vệ cẳng chân, cẳng tay khi tập thể thao với cường độ cao; tránh chế độ ăn thiếu vitamin. Nếu có biểu hiện phồng giãn tĩnh mạch nhiều, phải làm các xét nghiệm chẩn đoán như chụp tĩnh mạch, siêu âm doppler mạch, đo áp lực tĩnh mạch khi vận động, thăm dò vi tuần hoàn ở da… để có các biện pháp điều trị tích cực như băng ép, dùng các thuốc tác dụng tĩnh mạch hoặc phẫu thuật mạch máu.

Chị Loan, 46 tuổi, quận Phú Nhuận, chân bị nổi gân xanh, có chen lẫn những sợi chỉ màu đỏ, chị bắt đầu bị từ năm 30 tuổi nhưng bây giờ thì nổi rõ rệt hơn. Hiện tượng này khiến chị rất lo lắng. Bản chất của hiện tượng này chính là do giãn tĩnh mạch ngoại vi của chân.Các tĩnh mạch xuyên nối hệ thống tĩnh mạch nông và sâu, kèm theo các mao mạch nhỏ li ti dưới da cũng có nhiệm vụ đưa máu đi nuôi cơ thể và đưa máu đã hết chất dinh dưỡng cũng như oxygene trở về tim. Các mao mạch này giãn nở thành từng chùm xanh dưới da như mạng nhện. Nó làm giảm đi chất lượng cuộc sống, nhất là vấn đề thẩm mỹ đối với các phụ nữ trẻ.

*

Các tĩnh mạch hiện rõ dưới da bàn tay và to phòng lên khi lưu lượng máu ở đó gia tăng vì vận động nhiều, và trong những lúc cánh tay ở vị thế duỗi xuống. Những người vận động bàn tay nhiều thì lớp mở ở mu bàn tay cũng giảm thiểu nên các tĩnh mạch hiện rõ hơn.

Hiện tượng giãn tĩnh mạch chi của chị Loan trên gợi ý bệnh lý giãn tĩnh mạch chi dưới do rối loạn mãn tính tĩnh mạch nông. Bệnh có biểu hiện giãn nở tĩnh mạch dưới da một phần hay toàn bộ hệ tĩnh mạch Hiển trong và Hiển ngoài. Thành tĩnh mạch bị yếu, dẫn đến giãn tĩnh mạch, sung huyết tĩnh mạch và van tĩnh mạch, làm hoạt động kém. Khi đó, áp lực máu tĩnh mạch cao làm tụ máu cẳng chân, gây phù chân (thường vào buổi chiều).

Bệnh nhân thường đau âm ỉ, cảm giác nặng, chèn ép ở vùng tĩnh mạch giãn nhiều. Triệu chứng tăng khi đứng, giảm khi nâng cao cẳng chân. Ngoài ra, có thể có chàm loét ở vùng cổ chân.

Gân tay, từ đâu ngươi tới?

Tại Việt Nam, chứng nổi gân tay thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ trung niên, ít hơn ở phụ nữ trẻ tuổi. Nhưng ở các nước phương Tây- do cơ địa và yếu tố di truyền từ gia đình, bàn tay phụ nữ phương Tây thường không đẹp.

*

Nữ hoàng nhạc Pop Madona được coi là sao nữ có bàn tay xấu xí nhất

Theo kết luận y khoa, ngoài yếu tố tuổi tác, gân tay nổi nhiều là dấu hiệu của chứng giãn tĩnh mạch và phồng tĩnh mạch (hay còn gọi là chứng suy tĩnh mạch). Thêm nữa, hiện tượng nổi gân tay còn liên quan tới các yếu tố nguy cơ khác như: nghề nghiệp, béo phì, chế độ ăn thiếu vitamin, yếu tố gia đình và yếu tố cơ địa.

Tại Mỹ, một bác sĩ phẫu thuật mạch tên là Constantinos Kyriakides là bác sĩ đầu tiên thực hiện cuộc điều trị “Endovenous Laser Ablation” (có thể dùng để điều trị giãn tĩnh mạch ở chân, tay vào năm 2010) đã nói rằng: sự xuất hiện của những tĩnh mạch trên tay là một vấn đề khá phổ biến đối với phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ mảnh mai, những người thường xuyên tập thể dục, có thân hình vừa vặn, săn chắc vì họ không đủ chất béo ở dưới da để che phủ những tĩnh mạch này.

Nếu như các tĩnh mạch lồi ra ở chân có nguy cơ cao đối với sức khỏe thì đa phần tĩnh mạch nổi ở tay đều không có bất kỳ ảnh hưởng nào nhưng vì chúng xuất hiện ở trên bàn tay nên rất mất thẩm mỹ. Đối với những phụ nữ trung niên, gân tay góp phần tố cáo tuổi tác thật của họ.

Thủ thuật thẩm mỹ có thể hô “biến” các đường gân tay

Hẳn là mọi người đều đã từng nhìn thấy những bức hình thực sự (không photoshop) của nữ hoàng nhạc Pop Madona, nữ diễn viên nổi tiếng Angelina Jolie, Victorya Beckham cùng rất nhiều những sao nữ Hollywood trong thân hình gợi cảm, khuôn mặt trẻ trung, quyến rũ nhưng đôi tay lại gân guốc không kém gì nam giới.

*

Victorya Beckham gầy nhơ và cánh tay khẳng khiu

*

Angelina Jolie vô cùng quyến rũ nhưng bàn tay lại đầy gân guốc

Chưa có một thông tin chính thức nào về cách mà những diễn viên làm mềm mại bàn tay hoặc hô biến những đường gân, nhưng theo bác sĩ phẫu thuật mạch Constantinos Kyriakides- tại Mỹ- việc chống lão hóa bằng kĩ thuật laser – làm nóng và xóa những vết gân nổi không đẹp mắt chỉ trong ít phút, có thể giúp hàng nghìn người ở trong độ tuổi trung niên lấy lại được sự mềm mại, tươi trẻ cho bàn tay. Việc điều trị có giá từ £2,000 và £4,000 cho cả 2 tay.

Tại Việt Nam, một phương pháp rẻ tiền hơn có thể được nghiên cứu để sử dụng tại các bệnh viện thẩm mỹ đó là: tiêm một chất kích thích nhẹ vào tĩnh mạch. Chất này sẽ ngăn chặn việc cung cấp máu. Kết quả là tĩnh mạch sẽ co lại. Tuy nhiên bạn sẽ phải mất đến vài tuần để nhìn thấy kết quả rõ rệt. Phương pháp này tốt nhất trong việc điều trị tĩnh mạch nhỏ và phía ngoài.

Đối với các tĩnh mạch lớn hơn, có một phương pháp điều trị đó là tiêm chất béo (mỡ) vào tay và mỡ này được hút từ chính đùi hoặc mông của bạn, nó sẽ tạo nên một ảo ảnh cho một bàn tay căng đẹp lên.

Cả 2 phương pháp này tốn khoảng 300$ – 750$ cho mỗi lần điều trị.

Những phương thức đơn giản để có bàn tay đẹp hơn

Nếu chưa có tiền để có thể sử dụng những phương thức thẩm mỹ như trên, việc bạn cần làm bây giờ là hết sức quan tâm chăm sóc cho bàn tay của bạn.

Với khả năng nói lên sự thật tuổi tác phi thường của mình, đôi bàn tay xứng đáng được người phụ nữ nuông chiều hơn. Sau quá trình làm việc chăm chỉ, nếu không có giải pháp chăm sóc toàn diện, chúng sẽ khô rát, gầy guộc, già nua, nổi gân guốc và mờ xỉn. Tất cả là biểu hiện của một bàn tay lão hóa.

Massage tay cũng là cách để bạn có một bàn tay mềm mại hơn

Bạn hãy thoa kem dưỡng ẩm cho tay mỗi khi có thể, vì bàn tay thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa chất, bụi bẩn…ngoài ra, cũng như những vùng da khác, da tay cũng cần được thoa kem chống nắng mỗi khi chúng phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bạn cũng đừng quên việc tẩy da chết cho bàn tay 2-3 lần/tuần…

Trong nhịp sống hiện đại, nhu cầu làm đẹp không chỉ dừng lại ở gương mặt, làn da, mái tóc hay vóc dáng nữa mà bàn tay, đôi chân cũng trở thành mối quan tâm cần được nâng niu và chăm sóc. Đừng “lãng quên” chúng để rồi một ngày chợt nhận ra mình đã có một bàn tay già hơn tuổi thật, bạn nhé!

Kinh nghiệm giã biệt đôi tay xanh xao nổi gân xấu xí

Trước đây, người mình rõ là béo tốt, chẳng gầy gò gì đâu nhé mà nhìn đến tay thấy nản luôn. Tay của mình như tay bà già, nhăn nheo và nổi nhiều gân xấu xí lắm.

Mình cũng không biết tại sao tay mình lại vậy nữa. Không biết có phải hồi mình mới sinh em bé xong, do kỳ cọ tay sạch sẽ quá nên giờ gân tay nổi đầy lên không? Mỗi khi đi đâu đó mà giơ cái tay ra mình thấy não hết cả lòng. Mình cũng thấy ngượng thay vì đôi tay như bà già của mình nữa.

Quá chán nản với đôi tay, mình đã tìm nhiều cách khắc phục. Từ thoa kem dưỡng da tay đến việc chăm chỉ ăn uống những thực phẩm để tay tươi trẻ, chống lão hóa. Thế nhưng tay vẫn chẳng giảm bớt gân đi.

Xem thêm: Chích Ngừa Viêm Não Nhật Bản Mũi 2,3 Phòng Viêm Não Nhật Bản?

*

Trước đây, người mình rõ là béo tốt, chẳng gầy gò gì đâu nhé mà nhìn đến cái tay thấy nản luôn. Tay của mình như tay bà già, nhăn nheo và nổi nhiều gân xấu xí lắm.

Đã có lúc mình nghĩ, hay là cơ thể mình yếu hoặc bị thiếu chất gì đấy. Nhưng mình vẫn ăn ngủ bình thường, sức khỏe của mình vẫn khá tốt. Mỗi khi ra bên ngoài mình vẫn bảo vệ da tay thường xuyên.

Tuy nhiên, một lần gặp lại người bạn thân mình thấy sững sờ vì da tay của nó rất đẹp. Bàn tay nó rất mềm mại, gân tay thì cứ biến tăm đâu mất. Qua hỏi nó các bí quyết làm đẹp tay và để tay không nổi gân, nó đã tiết lộ với mình cách chăm sóc tay với mấy bí quyết sau.

Qua chăm chỉ chăm sóc đôi tay bằng những biện pháp này trong 3 tháng liền, bạn sẽ thấy đôi tay được cải thiện gân guốc rõ rệt.

Massage tay thường xuyên

Điều này để kích thích sự lưu thông của mái đến da giúp chữa lành vết thương và trẻ hóa làn da.

Sau khi rửa tay, bạn hãy áp dụng một loại kem massage tay và bắt đầu massage. Bạn nên áp dụng kem dưỡng da, xoa bóp các ngón tay và lòng bàn tay của bạn.

Bạn có thể bắt đầu mát xa ở đầu ngón tay và xuống lòng bàn tay bạn. Sau đó thực hiện các chuyển động mát xa tương tự như ở mặt sau của bàn tay.

Thay vì sử dụng kem dưỡng da tay, bạn có thể sử dụng một loại dầu thực vật, dầu ôliu để mát xa cũng sẽ giúp các loại dầu tự nhiên hấp thụ vào da.

Tẩy tế bào da tay chết

Bạn có thể tẩy tế bào da chết cho đôi tay thô bằng hơi nước nóng. Sau một vài phút, khi da được làm mềm, bạn có thể thoa dầu thực vật và bột ngô rồi chà chúng.

Bạn nên chà chúng nhẹ nhàng để không làm tổn thương da nhằm loại bỏ các tế bào da chết. Thay vì bột ngô, bạn cũng có thể sử dụng một miếng bọt biển để loại bỏ da chết.

*

Qua chăm chỉ chăm sóc đôi tay bằng những biện pháp này trong 3 tháng liền, bạn sẽ thấy đôi tay được cải thiện gân guốc rõ rệt.

Ngâm tay

Hàng ngày, dù bận đến mấy, bạn cũng nên ngâm tay trong 10 – 15 phút với hỗn hợp trà:

– Nước trà hoa cúc

– Nước cần tay sắc (cần tây đun sôi trong 30 phút)

– Nước khoai tây sắc

Mặt nạ cho da tay

Để làn da không nổi gân guốc lên nhiều và trẻ hóa làn da, bạn có thể kết hợp đắp mặt nạ cho da tay thường xuyên nhé.

– Tinh bột ngô và glycerin: Trộn 40ml nước ấm với 4 gm bột bắp và 56 gm glycerin

– Khoai tây nghiền: Gọt 2 củ khoai tây chưa gọt vỏ; thêm 50 gm sữa và một cái thìa trà dầu ô liu. Làm mềm tay với một ít dầu ôliu nóng. Sau đó, đưa vào găng tay bông.

– Mặt nạ dầu Olive: Xoa dầu ô liu trên tay của bạn, rồi đưa vào găng tay bông để chúng qua đêm. Vào buổi sáng hôm sau, bạn rửa tay và dưỡng ẩm da với kem dưỡng da.

*

Chịu khó áp dụng những bí kíp trên, bạn sẽ giã biệt được gân tay xấu xí

– Mặt nạ Mayonnaise: Thoa mayonnaise trên tay và sau đó đưa bàn tay vào găng tay cao su. Để chúng lưu lại 30 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.

– Mặt nạ cà rốt: Xay nhỏ một củ cà rốt rồi chà chúng trên tay cùng một thìa kem chua và một muỗng cà phê dầu ô liu. Trộn kỹ hỗn hợp và để chúng lưu lại trên da sau 30 phút.

Rửa tay

– Để trả lại làn da mịn màng, bạn hãy chà xát chúng với một số chanh, cam hoặc bưởi.

– Hoặc bạn cũng có thể rửa tay với nước dưa chuột ép hàng ngày nhé.

Xem thêm: Làm Cách Nào Có Thai Nhanh Nhất, MuốN Nhanh Có Thai

Làm sao để hết chai tay, chân nhanh Sau khi chia tay làm gì để hết buồn?Cách làm hết chai chân nhanh chóngLàm sao để hết chảy nước mũi,Cách làm cho áo hết mốc đơn giản mà hiệu quả .Cách tẩy tế bào chết tại nhà(st)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *